Monday, January 25, 2021

Thực hiện chẩn đoán thai ngoài tử cung bằng siêu âm

 Có thể chẩn đoán thai ngoài tử cung bằng siêu âm không là băn khoăn của nhiều mẹ bởi ở giai đoạn đầu, thai nhi còn nhỏ nên các triệu chứng còn mơ hồ, dễ nhầm lẫn.

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Do đó, đây được xem là nỗi lo lắng cho cả mẹ bầu lẫn gia đình trong giai đoạn đầu thai kỳ. Nhờ sự phát triển của y học, bác sĩ có thể chẩn đoán thai ngoài tử cung bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có siêu âm. Trong bài viết này, dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis mời bạn cùng tìm hiểu về tình trạng y tế này cũng như cách chẩn đoán thai ngoài tử cung bằng siêu âm.

Thực hiện chẩn đoán thai ngoài tử cung bằng cách siêu âm

1. Siêu âm đầu dò (Siêu âm qua đường âm đạo) có phát hiện thai ngoài tử cung?

Siêu âm đầu dò là phương pháp đặt một đầu dò nhỏ đến mức dễ dàng chèn vào âm đạo mà không cần gây tê cục bộ. Đầu dò này sẽ phát ra sóng siêu âm và thu nhận hình ảnh các cơ quan sinh dục bên trong (tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng) trên màn hình. Qua đó, bác sĩ có thể nhìn thấy trứng thụ tinh làm tổ tại ống dẫn trứng, biểu hiện rõ ràng nhất của mang thai ngoài tử cung. Siêu âm đầu dò không phát hiện thấy túi thai trong tử cung kết hợp với nồng độ hCG cao hơn 2.000 – 3.510 là gợi ý nghi ngờ về tình trạng mang thai ngoài tử cung.

2. Siêu âm ổ bụng

Bác sĩ di chuyển dụng cụ siêu âm trên bụng. Siêu âm ổ bụng thường không đặc hiệu để chẩn đoán thai ngoài tử cung vì khó nhìn thấy hình ảnh túi thai trong ống dẫn trứng. Tuy nhiên, siêu âm ổ bụng không thấy túi thai trong tử cung kết hợp với nồng độ hCG có thể giúp bác sĩ nghĩ đến tình trạng mang thai ngoài tử cung.

Các phương pháp khác chẩn đoán thai ngoài tử cung

xét nghiệm hCG

Bên cạnh siêu âm, để chẩn đoán thai ngoài tử cung, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm như:

1. Xét nghiệm nồng độ hCG

hCG là hormone được sản xuất ngay khi trứng được thụ tinh và bắt đầu di chuyển trong ống dẫn trứng. Nếu mang thai bình thường, hCG được cơ thể sản sinh với số lượng rất lớn, nồng độ hCG có thể tăng lên gấp đôi chỉ trong 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, nếu mang thai ngoài tử cung, nồng độ hCG thường tăng rất ít hoặc không thay đổi. Đây có thể là cơ sở đầu tiên giúp các bác sĩ nghĩ đến nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Nồng độ hCG đơn độc không thể giúp chứng minh thai phụ có đang mang thai ngoài tử cung hay không mà cần phải kết hợp cùng các biện pháp khác. Bởi cũng có trường hợp mang thai bình thường, nồng độ hCG lại tăng không đáng kể, trong khi một số khác dù mang thai ngoài tử cung vẫn có nồng độ hCG tăng bình thường.  xét nghiệm triple test có vai trò như thế nào với mẹ bầu ?

2. Nội soi ổ bụng

Nếu cần xác nhận về việc mang thai ngoài tử cung hoặc vị trí chính xác của túi thai, bác sĩ có thể tiến hành nội soi ổ bụng. Phương pháp này được thực hiện khi bạn được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một lỗ nhỏ và đặt ống nội soi vào trong ổ bụng. Họ sẽ sử dụng ống nội soi này để kiểm tra trực tiếp tử cung và ống dẫn trứng. Nếu phát hiện thai ngoài tử cung, các dụng cụ phẫu thuật nhỏ có thể được sử dụng để loại bỏ túi thai ngay lập tức mà không cần thực hiện thêm phẫu thuật lần 2 để loại bỏ túi thai.  

Thai ngoài tử cung phải làm sao?

Nếu bác sĩ xác nhận bạn mang thai ngoài tử cung nhưng không có dấu hiệu vỡ túi thai, họ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc để chấm dứt thai kỳ hoặc theo dõi thêm nồng độ hCG nếu nhận thấy có khả năng kết thúc quá trình mang thai một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu nhận thấy nguy cơ túi thai bị vỡ, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để kết thúc thai kỳ.

Tình trạng mang thai ngoài tử cung xảy ra với tỷ lệ thấp nhưng lại gây nhiều nguy hiểm nghiêm trọng. Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong cho cả thai nhi và người mẹ nếu không được điều trị kịp thời. Nếu có những dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp ngay bác sĩ sản khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đọc thêm: sàng lọc trước sinh là gì ? 

No comments:

Post a Comment