Tuesday, January 12, 2021

Cách giúp mẹ bầu tránh xa ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong sớm, khiến bệnh tim và phổi nặng hơn, các triệu chứng hô hấp gia tăng, góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe đặc biệt là trẻ em và người già. Do đó mỗi người cần biết cách bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường, khí thải bụi mịn đang xuất hiện dày đặc. Tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết sau cùng sàng lọc trước sinh gentis nhé !

Tìm hiểu cách giúp mẹ bầu tránh xa ô nhiễm không khí

1. Ô nhiễm không khí là gì?

Theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí là quá trình nhiều tác nhân hóa học, vật lý hoặc sinh học làm thay đổi các đặc tính tự nhiên của không khí mà con người đang hít thở ở trong nhà hoặc ngoài trời. Các chất gây ô nhiễm được chứng minh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng bao gồm:
  • Hạt vật chất, hay còn gọi là bụi mịn (PM);
  • Ozone (O3);
  • Nitơ dioxide (NO2);
  • Sulfur dioxide (SO2).
Đặc biệt, những hạt vật chất có đường kính nhỏ hơn 10 và 2,5 micron (PM10 và PM2,5) có nguy cơ gây ra rủi ro cho sức khỏe con người bằng cách xâm nhập sâu vào đường phổi và đi vào máu, dẫn đến các bệnh lý về tim mạch và hệ hô hấp. Vào năm 2013, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư của WHO (IARC) đã phân loại ô nhiễm không khí ngoài trời và các hạt vật chất bụi mịn thuộc nhóm chất gây ung thư.
Các hạt PM10 và PM2.5 có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe do có thể xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn

2. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Hầu như tất cả mọi người đều tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm. Mặc dù rất nhiều biện pháp đang được thực hiện để cải thiện chất lượng không khí, tuy nhiên tác động bất lợi cho sức khỏe từ ô nhiễm không khí vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó bao gồm cả những khu vực phát triển. Cụ thể, các nước châu Âu dù đã giảm phát thải bụi mịn PM10 nhưng phần lớn dân cư sinh sống ở đô thị thuộc các nước châu Âu đều bị phơi nhiễm với hóa chất độc hại trong không khí có nồng độ cao hơn giá trị trung bình hàng năm WHO đưa ra.
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến tất cả mọi người và là nguyên nhân gây tử vong do các bệnh không truyền nhiễm đứng hàng thứ hai, chỉ xếp sau hút thuốc lá. Theo thống kê của WHO năm 2016, tại khu vực Châu Âu có hơn 550 ngàn trường hợp tử vong do ảnh hưởng chung của ô nhiễm không khí từ môi trường trong nhà và ngoài trời. Tiếp xúc ngắn hoặc dài hạn với ô nhiễm không khí xung quanh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả trẻ em lẫn người lớn.
Ở trẻ em, ảnh hưởng của việc hít khí chất lượng kém có thể ức chế tăng trưởng phát triển và giảm chức năng của phổi, gây nhiễm trùng đường hô hấp và làm bệnh hen suyễn trở nên nặng hơn.
Đối với người lớn, thiếu máu cơ tim cục bộ và đột quỵ là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong sớm do ô nhiễm không khí ngoài trời.
Một số nghiên cứu về các tác động khác của ô nhiễm không khí cũng cho thấy mối liên hệ đến bệnh tiểu đường, vấn đề rối loạn não bộ ở trẻ em (chẳng hạn như học kém, chậm phát triển, tự kỷ, thiếu tập trung, hoặc tăng động) và tình trạng thoái hóa thần kinh ở người lớn (bao gồm cả bệnh Alzheimer). Đo độ mờ da gáy khi nào chính xác nhất?

3. Cần làm gì để cải thiện chất lượng không khí?

Để cải thiện chất lượng không khí, việc đầu tiên cần làm là giải quyết những nguồn gây ô nhiễm môi trường. Các lĩnh vực chủ yếu góp phần gây ô nhiễm không khí bao gồm: nông nghiệp, năng lượng, giao thông, công nghiệp, thương mại và xử lý chất thải. Ngoài ra còn có đốt nhiên liệu rắn ở hộ gia đình và khói thuốc lá - một nguồn ô nhiễm không khí trong nhà quan trọng khác. Do đó, con người cần tiếp cận với đa dạng các biện pháp khác nhau để giải quyết ô nhiễm không khí. Mặc dù đã có rất nhiều thay đổi đang diễn ra ở một số quốc gia nhằm góp phần cải thiện chất lượng không khí, tuy nhiên vẫn cần sự chung tay nỗ lực hơn nữa. Một số ví dụ điển hình về các bước đã được thực hiện ở nhiều quốc gia và thành phố bao gồm:
  • Giới thiệu ứng dụng công nghệ sạch trong công nghiệp để giảm lượng khói và khí thải, cũng như cải thiện khả năng quản lý chất thải;
  • Đảm bảo cho người dân tiếp cận với nguồn năng lượng sạch có giá cả phải chăng, sử dụng để nấu ăn, sưởi ấm và chiếu sáng trong các hộ gia đình;
  • Ưu tiên cho giao thông công cộng trong khu vực đô thị, bao gồm đường cho xe buýt, người đi bộ, đi xe đạp và du lịch đường sắt liên tỉnh thành;
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà, góp phần làm cho các thành phố xanh hơn, giảm áp lực và từ đó tiết kiệm năng lượng hơn;
  • Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện;
  • Xây dựng trường học, bệnh viện hoặc nhà ở cách xa các nguồn ô nhiễm chính như đường cao tốc, khu công nghiệp;
  • Đầu tư nguồn kinh phí lắp đặt hệ thống lọc khí ở những khu vực có mức độ ô nhiễm cao, hỗ trợ người dân giảm tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Giải quyết lượng khí thải liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa;
  • Tham gia ủng hộ các tổ chức vì môi trường, lên tiếng và hành động vì ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường;
  • Đưa ra các chiến lược để giảm thiểu chất thải, phân loại, tái chế, tái sử dụng và tái xử lý rác thải.

4. Hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí

Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng cản bụi mịn để bảo vệ sức khỏe
Để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường, cụ thể là tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công trình xây dựng hoặc các mùi hắc khó chịu, bác sĩ khuyến cáo người dân:
  • Cập nhật thông tin chất lượng không khí từ các nguồn tin cậy để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường;
  • Từ bỏ và tránh xa khói thuốc lá;
  • Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng cản bụi mịn do cơ quan chức năng chứng nhận, ôm kín tối ưu gương mặt, có gọng mũi và van thở lọc 1 chiều khi ra đường (không phải khẩu trang y tế thông thường);
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống;
  • Hạn chế đốt vàng mã, đốt nhang quá nhiều vào các dịp lễ;
  • Người dân ngoại thành không nên đốt rơm rạ khiến bầu không khí thêm ngột ngạt và ô nhiễm nặng nề hơn;
  • Chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch (bếp điện, bếp từ) để đun nấu, thay thế bếp than tổ ong;
  • Tắt máy xe khi dừng đèn đỏ;
  • Nhắc nhở các phương tiện giao thông hoặc công trình xây dựng phát thải nhiều khói bụi nhưng không che chắn kỹ;
  • Trồng thêm cây xanh góp phần bảo vệ môi trường trong lành;
Đặc biệt, bệnh nhân có vấn đề về hô hấp không nên ra ngoài vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng nếu không thật sự cần thiết. Người bệnh hen và phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì uống thuốc hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ nhằm bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường không khí. Nếu các dấu hiệu khó chịu trở nặng thì nên yêu cầu bác sĩ kê toa tăng liều thuốc giãn phế quản. Khi phát hiện triệu chứng đợt cấp, khó thở thì cần liên lạc ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn giải pháp khắc phục và cấp cứu, tránh gây nguy hiểm tính mạng vì ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.
đọc thêm: xét nghiệm double test là gì ?

No comments:

Post a Comment