Friday, January 15, 2021

6 Lợi ích tuyệt vời của tôm với bà bầu

Bà bầu ăn tôm có tốt không là thắc mắc của không ít của phụ nữ mang thai bởi thịt tôm tuy là nguồn cung giàu dưỡng chất nhưng vẫn có thể gây ra những nguy cơ nhất định.
Chế độ dinh dưỡng phong phú khi mang thai không những tạo sự ngon miệng cho mẹ bầu mà còn cung cấp cho thai nhi nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu đáp ứng sự phát triển của bé. Bên cạnh nguồn đạm từ thịt nạc, cá, thịt gia cầm, các loại đậu thì tôm cũng nằm trong danh sách những thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, liệu bà bầu ăn tôm có nên không? Mời bạn cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé.

6 Lợi ích tuyệt vời của tôm với bà bầu

Bà bầu ăn tôm được không?

Bà bầu hoàn toàn có thể ăn tôm khi mang thai mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Dẫu cho một số loại hải sản được xem là tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm độc thủy ngân cho em bé trong bụng nhưng tôm nằm trong danh sách các thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân thấp. Bên cạnh đó, nếu bạn chế biến kỹ lưỡng cũng như giới hạn khẩu phần ăn khoảng 340g một tuần thì các món chế biến từ tôm sẽ đem đến các lợi ích sức khỏe nhất định.
Nếu ăn được tôm, vậy thì bà bầu có thể ăn mắm tôm, mắm tôm chua hay chăng? Câu trả lời dành cho thắc mắc này là có thể. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn mắm tôm khi các nguyên liệu tạo thành món ăn này đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến và bảo quản hoặc đun cách thủy hoặc xào cùng các món ăn khác.
6 lợi ích của tôm với bà bầ
Một số lợi ích tích cực khi bà bầu ăn tôm trong thời gian mang thai gồm:
  • Ít chất béo: Tôm gần như là một loại thực phẩm hoàn hảo vì chúng chứa hàm lượng chất béo thấp, bà bầu ăn tôm sẽ không phải quá lo ngại về việc bị tăng cân đột ngột
  • Bà bầu ăn tôm giúp bổ sung omega-3: Một lợi ích khác của việc ăn tôm khi mang thai là giúp mẹ bầu bổ sung thêm axit béo omega-3. Tôm rất giàu axit béo omega-3 quan trọng, chẳng hạn như eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Axit béo DHA hỗ trợ sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh trung ương và mắt của thai nhi
  • Giàu amino axit và protein: Khoảng 84g tôm nấu chín chứa 21g protein, thích hợp để cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết. Bên cạnh đó, tôm cũng rất giàu axit amin thiết yếu, phục vụ cho sự phát triển của thai nhi, do cơ thể không thể tự sản xuất được axit amin nên mẹ bầu cần bổ sung duõng chất này thông quá thực phẩm
  • Bổ sung sắt: Mỗi 100g tôm cung cấp khoàng 1,8 g sắt. Theo các chuyên gia, sắt là dưỡng chất rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của em bé. Sắt cũng làm giảm nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ, giúp cung cấp máu cho thai nhi và giảm nguy cơ sinh non.
  • Bổ sung astaxanthin: Tôm cũng rất giàu một loại chất chống oxy hóa carotenoid được gọi là astaxanthin. Astaxanthin có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại chứng viêm bằng cách ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra . Yếu tố này đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai do quãng thời gian bầu bí khiến bạn dễ gặp phải nhiều tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm do sức đề kháng không còn mạnh mẽ như trước.
Đem đến nhiều dưỡng chất thiết yếu khác: Canxi, kali, natri và magiê là những khoáng chất cần thiết trong thai kỳ. Chúng kích thích sức khỏe của xương, điều chỉnh sản xuất enzyme và duy trì sự cân bằng chất lỏng. 100g tôm tươi cung cấp khoảng 100 mg canxi, 300 mg phốt pho và 40μg selen. Tôm cũng chứa nhiều vitamin A, D, E, B12 và B3. Bà bầu ăn tôm cũng đồng thời ngăn ngừa nguy cơ loãng xương có thể xuất hiện trong thời gian mang thai. Ngoài ra, selenium sẽ hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch khi mang thai.

Mách bà bầu ăn tôm an toàn

Nếu bạn là người yêu thích những món ăn được chế biến từ tôm thì đừng bỏ qua các mẹo nhỏ để có thể vừa thưởng thức thức món hải sản ngon lành này mà cũng vừa đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn bé nhé:
Không ăn quá 340gram một tuần để hạn chế tình trạng dư đam.
Nên ưu tiên tôm tươi và chọn mua từ những nơi bán uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.
Nếu bà bầu ăn tôm đông lạnh để chế biến thức ăn, hãy chắc chắn rằng bạn rã đông đúng cách.
Luôn ăn tôm đã nấu chín, không được ăn tôm sống để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm.Đọc thêm:Đo độ mờ da gáy khi nào ? xét nghiệm double test là gì ?

No comments:

Post a Comment