Bà bầu bị chuột rút bắp chân vào ban đêm có thể giật mình khi đang ngủ với cảm giác đau căng cứng và tê tái ở bắp chân, bàn chân hoặc cả hai. Vậy nguyên nhân và cách trị chuột rút bắp chân ở bà bầu là gì? cùng xét nghiệm nipt gentis tìm hiểu ngay nhé !
Mang thai bị chuột rút bắp chân xử trí thế nào ?
Nguyên nhân chuột rút bắp chân ở bà bầu
Bạn hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây chuột rút ở bà bầu để tìm ra cách giảm nhẹ triệu chứng khó chịu này nhé.
1. Cơ thể tăng cân
Áp lực từ em bé đang lớn dần mỗi ngày có thể gây tổn hại đến hệ thống dây thần kinh và mạch máu đi đến chân của mẹ bầu. Tình trạng mẹ bầu tăng cân quá nhiều cũng chính là một trong những nguyên nhân bị chuột rút khi ngủ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.
Trong những tháng cuối của thai kỳ, bắp chân sẽ trở nên mệt mỏi hơn vì cân nặng càng tăng nhiều hơn. Mẹ bầu có thể tăng 10–20 kg so với thời kỳ trước khi mang thai. Trong đó, khối lượng của thai nhi chiếm khoảng 3,5 kg. Nước ối, nhau thai cùng chất dịch và máu sẽ chiếm khoảng 3,5–5,5 kg.
2. Dinh dưỡng thiếu hụt
Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi hoặc magie có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ bị chuột rút bắp chân. Đây là những thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp mẹ bầu khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện.
Khi bạn mang thai, thai nhi cần có canxi để xương và răng chắc khỏe, phát triển tim, hoàn thiện dây thần kinh, giúp cơ bắp khỏe mạnh, điều hòa nhịp tim… Nếu không bổ sung canxi cho cơ thể đủ lượng cần thiết, em bé sẽ lấy canxi từ xương bạn dẫn đến sức khỏe của bạn sau này sẽ yếu đi.
3. Bà bầu bị chuột rút bắp chân do mất nước
Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng đậm, điều này có nghĩa là cơ thể bạn bị thiếu nước. Ngoài ra, một số dấu hiệu bạn bị mất nước khác như môi bong tróc, da thô ráp, hôi miệng, thèm đồ ngọt, đau đầu, chuột rút bắp chân cũng dễ dàng bắt gặp…
Khi bị mất nước, cơ thể bạn không thể tự làm mát như bình thường. Thân nhiệt càng nóng thì càng dễ bị chuột rút do hiệu ứng nhiệt trên cơ bắp. Khi các cơ làm việc nhiều hơn và sản sinh nhiều nhiệt lượng hơn thì càng dễ xảy ra tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân.
4. Thói quen ngồi nhiều
Bạn cảm thấy mệt mỗi khi vận động nên chỉ thích ngồi yên một chỗ? Thói quen ngồi nhiều do cơ thể nặng nề hoặc công việc văn phòng có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân đấy!
Trạng thái ngồi một chỗ có thể khiến quá trình lưu thông máu trở nên chậm hơn, đồng thời tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu DVT. Chưa kể, mẹ bầu cũng rất dễ bị tăng cân nếu lười vận động. Đây đều là những yếu tố tiềm ẩn dẫn đến chuột rút bắp chân. sàng lọc trước sinh là gì ?
5. Tuần hoàn máu chậm khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân
Khi phụ nữ mang thai, quá trình tuần hoàn máu sẽ chậm lại. Điều này là hoàn toàn bình thường nên bạn không cần phải lo lắng. Nguyên nhân một phần là do các hormone hoạt động quá mức.
Trong những tháng cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu cũng trải qua sự gia tăng thể tích máu. Tình trạng này cũng góp phần làm chậm tốc độ lưu thông của máu và có thể khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân.
Cách trị chuột rút bắp chân cho bà bầu
Bà bầu thường xuyên bị chuột rút ở chân rất sợ cảm giác đột nhiên co cứng và đau đớn đến tê tái. Nếu bị chuột rút bắp chân khi ngủ vào ban đêm, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi vì ngủ không đủ giấc. Trường hợp chân bị chuột rút vào ban ngày lại càng nguy hiểm hơn nếu mẹ bầu đang điều khiển các phương tiện giao thông hoặc lên xuống cầu thang.
Để giảm thiểu trải nghiệm khó chịu và đảm bảo an toàn trong thai kỳ, bạn có thể áp dụng các cách trị chuột rút bắp chân cho bà bầu sau đây nhé.
1. Duy trì cân nặng hợp lý
Nếu mẹ bầu tăng cân khỏe mạnh, không những bé sẽ phát triển tốt mà mẹ cũng giảm thiểu nguy cơ bị chuột rút bắp chân. Để biết cân nặng hợp lý trong thai kỳ của mình, bạn có thể dựa vào chỉ số BMI của cơ thể trước khi mang thai:
Mục tiêu tăng cân khi mang thai ở giới hạn hợp lý sẽ giúp bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh hơn.
2. Uống nhiều nước mỗi ngày
Bà bầu bị chuột rút nên làm gì? Đơn giản là hãy uống thật nhiều nước mẹ nhé! Lượng nước uống khuyến nghị hằng ngày là khoảng 2,5 lít đối với phụ nữ. Tuy nhiên, chế độ ăn cũng có nhiều thực phẩm chứa nước (khoảng 1/5 lượng nước khuyến nghị) nên bạn chỉ cần uống từ 9–12 ly nước bổ sung thêm.
Đừng đợi đến khi khát mới uống nước, bạn có thể cung cấp nước cho cơ thể bất cứ khi nào mình nhớ. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung nước từ các loại nước ép trái cây và rau củ vừa giúp tăng hương vị thơm ngon lại bổ sung thêm nhiều vitamin tốt cho mẹ bầu.
3. Bà bầu bị chuột rút bắp chân nên bổ sung dinh dưỡng thiết yếu
Cách trị chuột rút cho bà bầu có thể chỉ đơn giản là bổ sung thêm canxi từ thức ăn hàng ngày hoặc sản phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ. Cùng với sắt và axit folic, canxi là một trong những thành phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Phụ nữ mang thai cần bổ sung 1.000mg canxi/ngày hoặc nhiều hơn nếu bị thiếu chất.
Mẹ bầu có thể bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm giàu canxi sau đây:
- Phô mai, sữa chua, sữa tươi, sữa bầu
- Các loại hải sản (cá, tôm, cua, ghẹ…)
- Rau có màu xanh thẫm (cải bó xôi, cải xoăn…)
4. Thường xuyên massage chân
Nếu biết cách massage chân, mẹ bầu chẳng những giảm thiểu chứng chuột rút và phù nề mà còn thư giãn tinh thần rất tốt. Bạn có thể massage vào buổi sáng sau khi tập thể dục hoặc buổi tối trước khi ngủ.
Khi massage chân, bạn có thể ngồi trên chiếc ghế thấp hoặc trên giường sao cho cảm thấy thoải mái nhất. Bạn có thể thoa dầu massage và bắt đầu massage từ bàn chân đến cẳng chân khoảng 10–15 phút. Thói quen thường xuyên massage sẽ giúp mẹ bầu lưu thông máu ở chân, từ đó đỡ bị chuột rút và đau nhức.
5. Vận động thể chất nhẹ nhàng giúp bà bầu hết bị chuột rút bắp chân
Nếu băn khoăn không biết bà bầu bị chuột rút bắp chân nên làm gì thì mẹ có thể vận động nhẹ nhàng với các bài tập như đi bộ, bơi lội, yoga… Nếu muốn cải thiện sức khỏe và tránh các cơn đau nhức, bạn đừng ngồi quá 30 phút mỗi ngày.
Mẹ bầu cũng có thể thực hiện bài tập kéo giãn cơ bắp chân vào buổi tối trước khi ngủ. Bạn đứng cách một bức tường bằng độ dài một cánh tay và thực hiện bài tập như sau:
– Đặt hai tay lên tường trước mặt bạn và di chuyển chân phải ra sau bàn chân trái của bạn.
– Từ từ kéo giãn chân trái về phía trước, giữ thẳng đầu gối phải và gót chân phải trên sàn.
– Giữ tư thế kéo giãn khoảng 30 giây, cẩn thận giữ thẳng lưng và hông hướng về phía trước.
Bạn lưu ý đừng xoay chân vào trong hoặc ra ngoài. Sau khi kéo giãn chân trái, bạn đổi chân và lặp lại.
Bà bầu bị chuột rút bắp chân sẽ tự hết sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, bạn nên đi khám nếu có kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như chân bị sưng, đau, đỏ hoặc nóng rát không dứt.
Thực tế, bạn rất khó dự đoán được chính xác nguyên nhân chuột rút bắp chân ở bà bầu để có giải pháp tương ứng. Những cách trị chuột rút bắp chân có thể chỉ giúp bạn cải thiện cơn đau hoặc giảm thiểu mức độ lặp lại chứ không ngăn ngừa dứt điểm. Tuy nhiên, đây cũng là những bí quyết đơn giản giúp mẹ bầu đỡ mệt mỏi hơn trong thai kỳ đấy!
Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào ?
No comments:
Post a Comment