Uể oải, ngủ vật vờ và đuối sức là những biểu hiện của chứng thiếu máu ở các mẹ bầu. Tất cả những gì mẹ cần chính là nghỉ ngơi và điều trị một cách thích hợp cùng với 7 bí quyết dưới đây cùng dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis nhé .
Chia sẻ 7 bước chống thiếu máu khi mang thai
Thiếu máu là gì?
Hemoglobin là một loại protein giàu sắt và tạo ra màu đỏ trong máu. Các tế bào hồng cầu sẽ vận chuyển oxy từ phổi đến những cơ quan khác của cơ thể thông qua protein này.
Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ cần sản sinh ra lượng máu nhiều hơn để giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển tốt. Vì thế, chế độ ăn của mẹ bầu cũng cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất như: sắt, axit folic và vitamin B12. Bởi nếu thiếu những chất này, cơ thể của mẹ sẽ không sản sinh ra đủ lượng tế bào máu cần thiết và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đó là: dị tật thai nhi, sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, trầm cảm sau sinh,… Đồng thời, thiếu máu còn gây ra tình trạng chậm phát triển ở trẻ và trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu từ mẹ là rất cao. sàng lọc trước sinh là gì ?
Thiếu máu thai kỳ do đâu?
Có 3 dạng thiếu máu thai kỳ phổ biến nhất. Đó là: thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu do thiếu axit folic và thiếu máu do thiếu vitamin B12. Cụ thể:
Thiếu máu do thiếu sắt: Là dạng thiếu máu thường gặp nhất ở phụ nữ có thai. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không đảm bảo đủ lượng sắt cần thiết để sản sinh ra hemoglobin. Một số triệu chứng của dạng thiếu máu này như: hơi thở ngắn, cảm giác rất mệt mỏi,…
Thiếu máu do thiếu axit folic: thuộc vitamin nhóm B, axit folic có mặt trong nhiều loại thực phẩm. Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của bào thai, sự hình thành tủy sống và não bộ của thai nhi. Thiếu hụt axit folic là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và nhiều dị tật ở trẻ sơ sinh điển hình là dị tật ống thần kinh, trẻ sinh ra nhẹ cân.
Thiếu máu do thiếu vitamin B12: Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành máu. Nhất là trong suốt thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi, cho nên nhu cầu về dưỡng chất này lại càng tăng cao. Thiếu máu do thiếu vitamin B12, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nguy cơ sinh non là rất cao.
Thiếu hụt acid folic trẻ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh
7 bước phòng chống thiếu máu
Để phòng chống tình trạng thiếu máu trong suốt giai đoạn mang thai, mẹ cần bổ sung đầy đủ hàm lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Lượng máu trong cơ thể tăng lên khoảng 20-30%, thì nhu cầu về sắt và các loại vitamin cũng sẽ tăng theo để sản xuất đủ lượng hemoglobin cần thiết. Bên cạnh đó, thiếu máu còn làm cho mẹ mất nhiều máu trong quá trình vượt cạn và làm giảm khả năng miễn dịch.
Dưới đây là các bước phòng chống thiếu máu mẹ nên làm:
- Bước 1: Kiểm tra nồng độ hemoglobin
- Trước khi có ý định mang thai, người mẹ cần kiểm tra nồng độ hemoglobin trong máu. Việc này nhằm kiểm tra mức độ hemoglobin trong máu có ổn định và sẵn sàng cho việc thụ thai không.
- Bước 2: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ nên đầy đủ 3 thành phần sau: thịt; rau lá xanh đậm; thực phẩm họ đậu. Chúng có nhiều trong những thực phẩm giàu sắt: thịt đỏ, gan, ngũ cốc, các loại đậu,…
- Bước 3: Bổ sung thêm axit folic
- Mẹ nên chọn những loại viên uống bổ sung dinh dưỡng có chứa cả 2 dưỡng chất sắt và axit folic. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại viên uống đồng thời chứa sắt và bổ sung axit folic mà mẹ bầu có thể lựa chọn. Mẹ có thể lựa chọn viên uống chứa sắt Ferrochel và đầy đủ 400mcg axit folic để đảm bảo hấp thu hiệu quả, hạn chế tình trạng táo bón, nóng trong khi sử dụng.
- Bước 4: Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 vào bữa ăn.
- Bước 5: Thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi, cà chua,… sẽ giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu sắt, vì thế nên thêm chúng vào bữa ăn hằng ngày.
- Bước 6: Tránh những loại thức uống chứa caffeine như: cà phê, trà, nước ngọt,…
- Bước 7: Trong quá trình nấu, một lượng chất sắt trong các loại thực phẩm sẽ bị hao hụt. Mẹ bầu nên nấu bằng nồi gang sẽ có thể làm tăng lượng sắt trong thực phẩm đến 50-60%.
No comments:
Post a Comment