Monday, September 14, 2020

Trong tháng cuối của thai kì nên tăng bao nhiêu cân ?

Tháng cuối thai nhi tăng khoảng hơn 0,8 kg - 1 kg so với tháng trước để chuẩn bị cho quá trình sống bên ngoài cơ thể mẹ. Tháng cuối bà bầu cần tăng 0.5kg/ tuần, khoảng 3-5kg/ tháng cuối chủ yếu tăng ở phần mông, cánh tay, đùi, bắp tay, là phần năng lượng dự trữ cho bé bú mẹ sau sinh. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh Gentis tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé !

Trong tháng cuối của thai kì nên tăng bao nhiêu cân ?

Vì sao bà bầu cần tăng cân?

Tăng cân trong thai kỳ có thể được đánh giá thông qua hai việc: bản thân người mẹ tăng bao nhiêu kg và con tăng bao nhiêu kg. Một bà bầu có thể coi là tăng cân bình thường nếu cơ thể tăng thêm khoảng 3kg trong thời gian mang bầu, tập trung vào phần bắp đùi, hông, mông và cánh tay, là hình thức dự trữ năng lượng cho việc cho con bú sau này.

Bà bầu cần tăng bao nhiêu kg trong từng giai đoạn là hợp lý?

Tam cá nguyệt đầu tiên: 900gr – 1.8kg
Tam Cá nguyệt thứ hai: 500gr/ tuần, tương đương với 5-6kg trong 3 tháng
Tam cá nguyệt thứ ba: Khoảng 500gr/ tuần, tương đương với 3-5kg trong 3 tháng

Tháng cuối, mẹ và bé tăng bao nhiêu kg?

Mẹ bầu thường tăng khoảng ½ kg mỗi tuần trong tháng cuối thai kỳ, hoặc 2 đến 2,5 kg mỗi tháng trong 3 tháng cuối mang thai. Giai đoạn này, bé nặng khoảng 3 – 3,4kg, tăng khoảng hơn 1 kg so với tháng trước để chuẩn bị cho quá trình sống bên ngoài cơ thể mẹ. Do đó, trong tháng cuối này, mẹ nên duy trì cân nặng cho mình cũng như bé yêu để hạn chế tình trạng bé sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng,…
Mẹ chú ý rằng, tháng cuối thai kỳ mẹ thường gặp tình trạng phù nề khiến tay chân sưng húp do tăng lượng máu lưu thông, nhưng chúng chỉ xuất hiện ở mức độ “nhẹ nhàng”. Nếu mẹ thấy cơ thể sưng nhiều, tăng cân từ 2kg mỗi tuần thì cần gặp bác sĩ ngay.
Việc tăng cân đột ngột ở mức cao như vậy có thể là dấu hiệu của chứng cao huyết áp hoặc tình trạng nhiễm độc thai nghén, tiểu đường thai kỳ. Khi mắc phải những chứng bệnh này, thai nhi có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, phát triển không bình thường. xét nghiệm triple test và những điều mẹ bầu cần biết !

Nguyên tắc dinh dưỡng trong 3 tháng cuối

Dinh dưỡng trong 3 tháng cuối của mẹ vẫn cần đảm bảo đầy đủ chất để giúp bé duy trì cân nặng và phát triển trí não cho đến lúc chào đời. Về cơ bản, mẹ bầu cần bổ sung các chất, chế độ ăn uống phong phú. Ngoài ra, nên đặc biệt chú ý đến các vi chất như sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, axit folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten…


Mẹ lưu ý ở tam cá nguyệt thứ ba, thai phụ tăng tới 5 – 6kg. Để đủ chất cho bé phát triển trí não cũng như đáp ứng được mức tăng cân, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng phải tăng tương ứng, nhưng phải hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức.
Mỗi ngày, mẹ cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể khoảng 2.550 kcal, lượng đạm cần tăng hơn để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… Quan trọng nhất là mẹ đừng bỏ quên lượng axit béo nhất là omega 3 và DHA vì chúng rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ của thai nhi. Ngoài ra, mẹ cũng không nên quên rau xanh, trái cây trong mỗi bữa ăn để hạn chế tình trạng táo bón cuối thai kỳ.

Lưu ý cho bà bầu 3 tháng cuối

Mẹ tuyệt đối không được tự ý giảm cân hay giảm khẩu phần ăn bởi đây là giai đoạn bé cần được cung cấp đủ năng lượng để phát triển hoàn thiện.
Khi tăng khẩu phần ăn lên mẹ cần thận trọng với tình trạng tiểu đường thai kỳ.
Mẹ tránh ăn quá mặn để giảm áp lực cho thận, hạn chế tình trạng phù chân tháng cuối.
Tránh ăn các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh hay chưa chế biến kỹ, thực phẩm đóng hộp dễ có chất bảo quản.
Tránh uống nước đá vì không chỉ kém vệ sinh, dễ bị viêm họng, mà còn có khả năng gây co thắt huyết mạch.
Tóm lại, mẹ bầu thường tăng khoảng ½ kg mỗi tuần trong tháng cuối thai kỳ, hoặc 2 đến 2,5 kg mỗi tháng trong 3 tháng cuối mang thai. Giai đoạn này, bé nặng khoảng 3 – 3,4kg, tăng khoảng hơn 1 kg so với tháng trước để chuẩn bị cho quá trình sống bên ngoài cơ thể mẹ.

No comments:

Post a Comment