Thursday, September 10, 2020

Cách phòng tránh thai chết lưu trong 3 tháng đầu

Phòng tránh thai chết lưu mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời tránh làm việc nặng nhọc, hay tự ý dùng thuốc và các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,...Nguyên nhân thai chết lưu, dấu hiệu thai lưu và cách xử lý khi bị thai lưu 3 tháng đầu chia sẻ bên dưới. Cùng sàng lọc nipt gentis tìm hiểu ngay nhé ! 

Cách phòng tránh thai chết lưu trong 3 tháng đầu

Thai chết lưu là gì?

Thai chết lưu là trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ.
Thai lưu dễ xảy ra nhất ở 3 tháng đầu nhưng không loại trừ đến tháng thứ 9.

Phòng tránh thai chết lưu 3 tháng đầu thế nào?

Nguyên nhân thai chết lưu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu mà không tìm được nguyên nhân.
Tuy nhiên, có thể do người mẹ có điều kiện kinh tế kém, ăn uống thiếu chất, suy dinh dưỡng, hoặc do mẹ bị các bệnh lý nội khoa mạn tính hay cấp tính, bệnh nhiễm khuẩn hoặc sử dụng một số dược chất nguy hiểm cho sự phát triển và sự sống của thai nhi,… Lượng nước ối bất thường, quá ít hoặc quá nhiều cũng có thể khiến cho thai nhi bị chết lưu.
Còn nguyên nhân do thai nhi thường gặp nhất là: bất thường nhiễm sắc thể, xung khắc nhóm máu mẹ và con, dị dạng thai nhi hoặc do nhiễm khuẩn trong bụng mẹ,… Hoặc dây rốn bị chèn ép, xoắn, bị rối và quấn vào cổ, thân hay các chi của bé,… đều gây ra những nguy hiểm rất lớn cho thai nhi.

5 dấu hiệu thai lưu sớm nhất

Thai chết lưu là triệu chứng vô cùng nguy hiểm và có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:
Không nhận thấy những chuyển động của thai nhi
Khi người mẹ không còn nhận thấy chuyển động của bé nữa thì đó có thể là một dấu hiệu của thai lưu. Đếm số lần thai máy là điều người mẹ nên làm hàng ngày để đảm bảo sức khỏe của thai nhi.
Để đếm số lần thai chuyển động, người mẹ nên nằm nghiêng về một bên và đếm bất kỳ chuyển động nào của bé mà mẹ cảm nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 tiếng). hội chứng edward khi mang thai là gì ?

Tử cung mẹ không phát triển

Khi bé lớn lên, tử cung của mẹ cũng phải phát triển theo. Nếu thai lưu, tất nhiên tử cung của mẹ không phát triển nữa. Trong những lần khám thai theo định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành ước lượng độ tăng trưởng của tử cung. Một tử cung mà không theo kịp tốc độ phát triển của thai kỳ thì chắc hẳn có trục trặc nào đó.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa kết luận cuối cùng về việc tại sao tử cung ngừng mở rộng.

Không nghe được tim thai

Các cuộc khám thai định kỳ thường kiểm tra nhịp tim thai. Có nhiều trường hợp khó khăn khi nghe nhịp tim nhưng bác sĩ sẽ tiếp tục quá trình đo cho đến khi tìm được tim thai.
Nếu vẫn không thấy được tim thai, thai phụ sẽ được làm xét nghiệm để tìm hiểu lý do, trong đó có nguyên nhân thai đã bị chết.

Không nhận thấy dấu hiệu mang thai

Đa phần thai khi thai chết lưu sẽ có những cảm giác như giảm và mất hết cảm giác nghén, bụng nặng và hơi tức, ngực mềm đi, không còn căng tức như ban đầu nữa, tự nhiên tiết sữa non, tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng, ra máu đen ở âm đạo, tim thai ngừng đập, thử máu thấy sinh sợi huyết giảm …
Những triệu chứng này rất dễ nhầm với chửa ngoài dạ con, đặc biệt là chửa trứng thoái triển.

Vỡ nước ối

Mối nguy hiểm của thai lưu là nước ối sẽ bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sẩy hay chuyển dạ. Vì qua nơi màng ối rách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng, lúc này có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Phòng tránh thai chết lưu như thế nào?

Để phòng tránh hiện tượng này, trước khi thụ thai cả vợ và chồng cùng phải thận trong ăn uống như: không dùng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, heroin…);
Thai phụ không nên làm việc nặng, quá sức, độc hại; tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, ô nhiễm môi trường…;
Ăn uống đầy đủ các dưỡng chất; nghỉ ngơi hợp lý; giữ cho tinh thần luôn được thoải mái; đi khám thai theo định kỳ để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của bạn.
Kiêng cử quan hệ vợ chồng, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng thai kỳ.

Cách xử trí với thai chết lưu như thế nào?

Thai chết lưu càng sớm được phát hiện và can thiệp thì càng ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.
Siêu âm là một trong những phương pháp có thể giúp bạn phát hiện sớm về hiện tượng này. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám ngay để được các bác sĩ trợ giúp kịp thời.
Việc điều trị thai lưu không phải trường hợp nào cũng giống nhau. Phương pháp xử lý thai chết lưu sẽ phụ thuộc vào tuổi thai nhi. 
Cụ thể:
  • Thông thường những người phụ nữ bị lưu thai khi tuổi thai nhi còn quá bé thì thai sẽ tự tiêu.
  • Còn những trường hợp bị thai lưu khi tuổi thai dưới 7 tuần tuổi thì phương pháp điều trị đó là phá thai bằng thuốc (gây sảy thai).
  • Còn đối với những trường hợp tuổi thai nhi đã lớn thì cần phải tiến hành đó là hút thai hoặc nạo phá thai.
Tóm lại, thai chết lưu 3 tháng đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau, để phòng tránh thai chết lưu mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời tránh làm việc nặng nhọc, hay tự ý dùng thuốc và các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá.

No comments:

Post a Comment