Monday, September 7, 2020

Cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 2

Trong tháng thứ 2 của thai kỳ bà bầu có nhiều sự thay đổi về sinh lý như: tăng nhịp thở, cảm giác đầy hơi trong dạ dày, đôi khi mệt lả, nghén, có thể táo bón, mắc tiểu thường xuyên vì vậy bà bầu cần được chăm sóc đúng cách để sớm vượt qua giai đoạn đầu đầy khó khăn này. Cơ thể mẹ bầu tháng thứ 2 thay đổi như thế nào? Cùng nipt gentis tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau.

Cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 2

Cơ thể mẹ bầu tháng thứ 2 thay đổi như thế nào?

Kinh nguyệt bị ngưng lại. Vì vậy, nếu có xuất huyết âm đạo, dù chỉ một lượng rất nhỏ cũng phải đến bệnh viện để kiểm tra.
Phần lớn thai phụ bắt đầu có phản ứng mang thai như buồn nôn, ói mửa, chán ăn,… nhưng vẫn có một số thai phụ lại không hề có bất cứ phản ứng nào. Do tác dụng của hóc môn và tử cung to ra làm ép bàng quang, nên số lần đi tiểu tiện của thai phụ bắt đầu tăng lên. Không nên nhịn tiểu, như thế sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.
Thần kinh của thai phụ trở nên nhạy cảm, thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, và tinh thần thường bất an, lo âu, buồn bực, nóng nảy,…Vì vậy, trong giai đoạn này mẹ bầu cần nghỉ ngơi hợp lý.
Thân nhiệt của thai phụ tương đối cao (cao hơn người bình thường khoảng 0,2oC). Tình trạng này có thể kéo dài đến tuần thứ 15. Khi kiểm tra thân nhiệt hàng ngày, nếu phát hiện thân nhiệt tụt xuống hoặc phản ứng mang thai của mình đột nhiên chấm dứt, thì có khả năng bị sẩy thai. Thai phụ cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.
Hiện trạng của bạn bà bầu trong tháng thứ 2:
  • Ngực lớn và nhạy cảm hơn trước.
  • Tốc độ chuyển hóa tăng khoảng 10 – 25%.
  • Trọng lượng cơ thể tăng từ 0,9 – 1,4 kg. Trong đó, thai chỉ chiếm một phần nhỏ, còn lại là do tử cung to lên và bánh nhau đang hình thành.

Chăm sóc bà bầu tháng thứ hai như thế nào?

Nếu phải đi làm việc xa bạn nên thay đổi thời gian đi về để tránh giờ cao điểm vì lúc đó bạn dễ bị căng thẳng và kiệt sức. Thay đổi tính tình, nếu bạn cảm thấy tính tình bị thay đổi thất thường, hãy trao đổi với chồng để anh ấy thông cảm. Đừng tạo nên hố ngăn cách giữa hai người.
Phản ứng mang thai thường làm cho thai phụ chán ăn, tinh thần suy sụp. Lúc này, người chồng phải thông cảm cho sự thay đổi tâm trạng của vợ, nên ở bên cạnh vợ nhiều hơn, để cho vợ được thoải mái tinh thần và phải học cách chuẩn bị những món ăn mà vợ thích.
Khi phản ứng mang thai nghiêm trọng, phải nhanh chóng đưa vợ đến bệnh viện để bác sĩ xử lý.
Tháng này, nguy cơ sẩy thai vẫn còn cao. Vì vậy, không được quan hệ tình dục. Vì thai nhi, người chồng phải biết tự kiềm chế, tuyệt đối không được trách vợ. xét nghiệm double test là gì ?

Bà bầu mang thai tháng thứ 2 cần tránh điều gì?

Để tránh mắc một số bệnh do nhiễm khuẩn, thai phụ không nên đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao, tránh tiếp xúc với động vật và người mắc bệnh truyền nhiễm. Thai phụ cần lưu ý đến vấn đề này trong suốt quá trình mang thai.
Tuy thai phụ dễ cảm thấy mệt mỏi nhưng nên cố gắng duy trì nề nếp sinh hoạt, bảo đảm ngủ đủ giấc mỗi ngày. Như thế mới tạo trạng thái tốt nhất cho cơ thể.
Tránh tắm quá lâu trong bồn nước nóng. Đây là giai đoạn hình thành và phân hóa các cơ quan trong cơ thể thai nhi, nên rất dễ bị dị dạng do ảnh hưởng của nhiệt độ cao. Ngoài ra, thai phụ nên tắm vòi sen để giảm bớt nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo.
Cố gắng tránh ở trong bức xạ của các thiết bị điện (ti vi, máy tính, bếp điện từ, lò vi ba) trong thời gian dài.
Như vậy, cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 2 cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi của bà bầu,…đồng thời cần tránh di chuyển xa, đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với các thiết bị điện những nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

No comments:

Post a Comment