Thai bám vết mổ cũ là tình trạng trứng thụ tinh có thể bám vào đúng vị trí sẹo mổ để hình thành túi thai. Dấu hiệu thai bám sẹo mổ cũ cũng giống như thai ngoài tử cung là: trễ kinh, ra huyết âm đạo bất thường, đau bụng lâm râm…Thai bám vết mổ cũ là loại bệnh lý rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ vỡ tử cung, xuất huyết tử cung ồ ạt và nhiều biến chứng đe dọa tính mạng...Vậy, thai bám vết mổ cũ phải làm sao? xử lý thai bám vết mổ cũ như thế nào? có giữ thai được không mời các bạn tham khảo qua bài viết bên dưới cùng xét nghiệm nipt gentis.
Siêu âm chẩn đoán thai bám vết mổ cũ
Thai bám vết mổ cũ là gì?
Khi trứng đã thụ tinh ở ống dẫn trứng, sau 3-4 ngày trứng sẽ di chuyển vào buồng tử cung và 48h sau khi trứng vào buồng tử cung sẽ xâm nhập hoàn toàn vào bên trong của lớp nội mạc. Hầu hết các trứng thụ tinh sẽ bám ở vùng đáy tử cung có thể là mặt trước hoặc mặt sau nhưng cũng có một vài trường hợp bám vào mặt bên, đoạn dưới hay đoạn gần với khu vực cổ tử cung.
Do các thai phụ sinh mổ trước đó có vết sẹo ở eo tử cung nên khi làm tổ, trứng thụ tinh có thể bám vào đúng vị trí sẹo mổ để hình thành túi thai.
Những thai phụ sinh mổ hay mổ để khâu tử cung có khả năng bị thai bám ở vết mổ cũ.
Thai bám vết mổ cũ có mấy dạng?
Thai bám sẹo mổ cũ là một dạng thai ngoài tử cung đặc biệt. Theo lẽ thường, khi trứng đã thụ tinh ở ống dẫn trứng thì vài ngày sau, trứng sẽ di chuyển vào buồng tử cung và phần lớn trứng thụ tinh sẽ bám ở lòng tử cung. Nhưng với những bà mẹ có sẹo ở tử cung do lần mổ thai trước, một số trứng không đi vào tử cung mà bám lại ở vết mổ cũ và làm tổ ở đó. Có 2 dạng thai bám vết mổ cũ:
Thai bám vết mổ cũ dạng 1
Thai làm tổ ở vết mổ cũ và phát triển chủ yếu trong buồng tử cung nhưng thai vẫn được phát triển đến tam cá nguyệt thứ 2 và 3. Nhau thai có thể kéo lên trên ở đoạn thân tử cung, khi thành lập đoạn dưới tử cung nghĩa là trong giai đoạn đầu thai kỳ nơi đây là đoạn eo của tử cung, đoạn eo này sẽ dài ra để trở thành đoạn dưới tử cung. Khi nhau thai phát triển sẽ có hiện tượng nhau bám thấp hoặc diễn tiến thành nhau cài răng lược do các gai nhau đan xen vào cơ tử cung. Kĩ thuật chọc ối thực hiện như thế nào ?
Thai bám vết mổ cũ dạng 2
Thai cấy sâu vào trong lớp cơ và phần mô sợi của tử cung ở vị trí vết mổ lấy thai cũ. Khi thai phát triển đến tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 nhiều nguy cơ các gai nhau trong bánh nhau sẽ ăn sâu vào cơ tử cung rồi xuyên vào bàng quang dẫn đến phải cắt tử cung và tăng tử suất của mẹ và thai nhi hay khi thai cấy vào trong sẹo vết mổ cũ thì biến chứng vỡ tử cung trong lúc mang thai, gây chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi.
Thai bám vết mổ cũ nguy hiểm như thế nào?
Dấu hiệu thai bám sẹo mổ cũ cũng giống như thai ngoài tử cung là: trễ kinh, ra huyết âm đạo bất thường, đau bụng lâm râm… Khi mang thai ở vết mổ cũ, thai phụ cũng có những triệu chứng như mang thai bình thường: ốm nghén, mệt mỏi,… Thực tế, có nhiều trường hợp bị thai bám sẹo mổ cũ nhưng thai phụ không biết, đến khi bị đau bụng, rong kinh kéo dài, đi khám mới phát hiện, suýt tử vong do bị mất máu nhiều.
Thai bám vết mổ cũ là loại bệnh lý rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ vỡ tử cung, xuất huyết tử cung ồ ạt và nhiều biến chứng đe dọa tính mạng thai phụ. Cũng có những trường hợp thai bám sẹo mổ cũ nhưng vẫn phát triển cho đến tháng thứ 6, 7 hoặc thậm chí gần đủ 9 tháng 10 ngày. Thế nhưng, khi đó, tình trạng thai có thể nguy hiểm bất cứ lúc nào, bao gồm:
Nứt sẹo mổ cũ
Là một tai biến sản khoa, tai biến này có thể xảy ra trên thai phụ mang thai lần thứ hai sau sinh mổ sớm (thường trong khoảng 6-9 tháng kể từ lúc sinh mổ lần trước) và càng sinh mổ nhiều lần thì nguy cơ này càng cao.
Vỡ tử cung
Những phụ nữ có sẹo ở tử cung do lần mổ thai trước sẽ có nguy cơ bị vỡ tử cung trong trường hợp thai bám sẹo mổ cũ. Nguy cơ vỡ tử cung có thể xảy ra khi thai mới 19-20 tuần. Tai biến sản khoa này rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và cầm máu kịp thời, thai phụ có thể bị sốc, mất máu và tử vong.
Nhau cài răng lược
Với những trường hợp này, dù đình chỉ thai kỳ hay sinh mổ cũng đều nguy hiểm, nguy cơ phải cắt tử cung, truyền máu khá cao. Ngoài ra, nhau cài răng lược còn có thể gây tổn thương những cơ quan lân cận như bàng quang, ruột… do bánh nhau xâm lấn.
Siêu âm chuẩn đoán thai bám vết mổ cũ như thế nào?
Thường có dấu hiệu trễ kinh ra huyết âm đạo bất thường, đau bụng lâm râm vùng hạ vị. Dùng que thử thai lên hai vạch, thử Bêta HCG dương tính. Siêu âm ngả âm đạo, phần phụ hai bên tử cung bình thường, đo đường kính trước sau của tử cung lớn hơn tử cung bình thường (trên 40mm), buồng tử cung trống, nội mạc tử cung dày trên 10mm, kênh cổ tử cung trống, không có thành phần của túi thai.
Tại mặt trước tử cung phần tiếp giáp bàng quang có túi thai có thể có yolksac hay phôi thai và tim thai. Khi đo đường kính túi thai có thể xác định được tuổi thai.
Đồng thời, phổ Doppler trên siêu âm có thấy tăng sinh mạch máu quanh túi thai. Mất hay thiếu lớp cơ bình thường giữa bàng quang và túi thai. Trên siêu âm 3 chiều, có thể xác định chi tiết giải phẫu của lớp tế bào nuôi quanh túi thai, lớp cơ mỏng giữa túi thai và bàng quang.
Với trường hợp thai bám ở sẹo cũ, thai phụ thường được chỉ định hủy thai
Xử lý thai bám vết mổ cũ như thế nào?
Với trường hợp thai bám vết mổ cũ, bác sỹ sẽ chỉ định hủy thai nhằm bảo tồn tính mạng và khả năng sinh sản cho thai phụ. Phương pháp hủy thai còn tùy vào tuổi của thai.
+ Hủy thai trong túi ối bằng cách dùng kim hút thai, thực hiện tại phòng mổ. Thai phụ được gây tê hay gây mê, dưới sự hướng dẫn siêu âm trên thành bụng. Kim hút thai đưa từ cổ tử cung đến túi thai để hút thai làm sao cho túi ối được nguyên vẹn, tránh làm chảy máu ở vùng kênh cổ tử cung. Phương pháp này được áp dụng cho tuổi thai nhỏ hơn 12 tuần.
+ Lấy khối thai với phương thức cổ điển là nong nạo, thực hiện tại phòng mổ, được vô cảm và phương pháp này có khả năng xuất huyết cao, có thể kết hợp những phương thức cơ học khác như chèn bóng sau nạo, sau khi hút thai bằng cách sử dụng sonde Folley, đặt nhẹ nhàng qua cổ trong tử cung, sau đó bơm khoảng 30ml nước muối sinh lý chèn tại chỗ khoảng 12-24 giờ với mục đích cầm máu.
+ Điều trị hóa trị toàn thân, ngay ở giai đoạn đầu hay điều trị hỗ trợ, hóa trị có tác dụng giảm sự phân bổ mạch máu ở khối thai và tiêu hủy tế bào nhau. Hóa trị được chỉ định khi xét nghiệm huyết đồ và chức năng gan, chức năng thận bình thường. Ngoài ra, có thể dùng phương pháp làm tắc mạch máu nuôi bằng thuốc hay phẫu thuật thắt động mạch qua ngả âm đạo.
Chăm sóc người mẹ sau điều trị thai bám vết mổ cũ
Sau khi lấy túi thai, thai phụ sẽ được theo dõi trong 24 – 48h tại bệnh viện, đồng thời dùng thuốc kháng sinh toàn thân, bù nước điện giải hay có thể truyền máu nếu cần thiết, giảm đau….
Xét nghiệm bêta HCG máu sau 48h, đến khi nhỏ hơn 25 mUI/ml
Siêu âm kiểm tra tử cung và hai phần phụ, sau 48-72h, đến khi siêu âm khối nhau thai nhỏ hơn 10mm
Sau khi xuất viện, theo dõi từ 1-2 tuần, liên tục trong 3 tháng. Trong thời gian này, có thể dùng bao cao su hay dùng thuốc tránh thai để ngăn ngừa thai và điều chỉnh kinh nguyệt.
Phòng tránh thai bám vết mổ cũ bằng cách nào?
Lời khuyên cho các sản phụ khi có thai là hãy lựa chọn phương pháp sinh tự nhiên và sinh mổ chỉ là giải pháp cuối cùng khi có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Không nên có thai quá sớm khi vết mổ cũ còn mới (dưới 18 tháng) vì khi đó vết mổ dễ bị nứt, gây mất máu và tử vong thai.
Nên khám thai đều đặn, đúng hẹn. Khi đi khám thai, đi sinh, cần khai rõ thời gian, lý do mổ lần trước, nằm viện bao nhiêu ngày sau mổ, có nhiễm trùng trong thời gian hậu phẫu không…
Cần chú ý các dấu hiệu đau vết mổ cũ: đau ngang trên xương mu, đau liên tục, ấn vào thì đau nhói lên. Khi có các dấu hiệu này là có nguy cơ nứt vết mổ cũ, cần phải đến ngay bệnh viện có khoa sản gần nhất.
Tóm lại, ngày nay xu hướng sinh mổ ngày càng gia tăng và đa số sản phụ không thể lường trước được những hậu quả mang lại sau khi sinh mổ. Thai bám vết mổ cũ là một trong những tác hại của việc sinh mổ chủ động khi mẹ sinh con lần 2.
ĐỌc thêm: khám sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu là tốt nhất ?
No comments:
Post a Comment