Ho và cảm lạnh khi mang thai là tình trạng rất dễ gặp ở bà bầu khiến mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Cùng dịch vụ sàng lọc trước sinh Gentis tìm hiểu về tình trạng này để có được những kiến thức bổ ích, mang đến cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh.
Chú ý triệu chứng ho và cảm lạnh khi mang thai
Vì sao bà bầu dễ ho, cảm?
Chúng ta đều biết rằng hệ miễn dịch của các bà bầu bao giờ cũng kém hơn bình thường nên cũng dễ mắc các bệnh viêm nhiễm như ho, cảm lạnh và cúm.
Bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm tăng cường nhiều rau quả tươi. Những thực phẩm này rất giàu các vitamin chống oxy hóa như vitamin C, giúp chống lại các viêm nhiễm hiệu quả.
Bạn cũng có thể uống vitamin và khoáng chất bổ sung dành cho thai phụ, được kê bởi bác sĩ. Luôn chú ý giữ gìn sức khỏe tinh thần, tránh stress tối đa vì stress là một trong những thủ phạm làm suy yếu hệ miễn dịch.
Triệu chứng của ho và cảm lạnh khi mang thai
Tìm hiểu triệu chứng của ho và cảm lạnh khi mang thai giúp mẹ phát hiện bệnh sớm để đưa ra giải pháp chữa trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con.
Triệu chứng
Triệu chứng đầu tiên và dễ phát hiện nhất khi mẹ bầu bị cảm lạnh đó là đau họng kéo dài khoảng 1 – 2 ngày. Bên cạnh đó, mẹ có thể kèm theo các triệu chứng như ngạt mũi, hắt hơi liên tục… Một số mẹ bầu còn kèm theo sốt. Tuy nhiên, tình trạng này không phổ biến và sốt cũng chỉ là sốt nhẹ, không quá lo ngại.
Khi bị ho và cảm lạnh, cơ thể mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu và đau nhức người. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày của mẹ.
Ho và cảm lạnh thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Ho và cảm lạnh tuy không quá nguy hiểm nhưng mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan vì nếu để bệnh nặng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Ho và cảm lạnh nếu không chữa trị có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi
Nếu cảm lạnh thông thường và mẹ biết cách giữ ấm cơ thể thì hầu như tình trạng này không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi.
Nếu bị cảm lạnh ở mức độ nặng dễ dẫn đến biến chứng như cổ tử cung co bóp sớm dẫn đến sinh non, sảy thai. Trẻ sinh thiếu tháng thường yếu ớt và kém phát triển hơn những đứa trẻ khác.
Khi bị cảm lạnh và ho, cơ thể mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, chán ăn. Điều này ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng, tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Trường hợp bị cảm lạnh ở 3 tháng đầu thai kỳ có khả năng tác động đến thai nhi, tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh. xét nghiệm triple test là gì ?
Lưu ý khi mẹ bầu uống thuốc
Việc sử dụng thuốc đối với bà bầu là vấn đề đặc biệt cần chú ý để bảo vệ sức khỏe của mẹ cũng như tránh tác động xấu đến thai nhi.
- Dùng thuốc an toàn
- Bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà không hỏi ý kiến bác sĩ bởi vì có rất nhiều thành phần chứa trong thuốc có thể chưa được chứng minh là an toàn cho thai nhi, ảnh hưởng tới sự phát triển và sức khỏe của bé yêu trong bụng.
Ngoài ra, một số loại thuốc còn chứa cafein và thậm chí là cả chất cồn rất nguy hiểm với thai nhi nên mẹ cần đặc biệt cẩn trọng.
- Nếu bạn muốn giảm đau nhức, khó chịu do ho, cảm cúm thì an toàn nhất là dùng paracetamol. Tuy nhiên, bạn nên tránh tuyệt đối aspirin vì nó có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn đầu và ảnh hưởng tới quá trình chuyển dạ cũng như kéo dài thời gian lâm bồn.
- Ibuprofen, codeine và các loại thuốc giảm đau khác thường kết hợp nhiều thành phần thuốc và vì thế cũng tuyệt đối tránh.
- Mẹ bầu uống kháng sinh sai cách có thể gây dị tật cho thai nhi
- Đối với các bà bầu lớn tuổi thì nên uống một liều vitamin C để sớm thoát khỏi tình trạng cảm lạnh. Nên uống loại vitamin có thể hòa tan trong nước để cơ thể hấp thụ trong thời gian sớm nhất. Nghỉ ngơi cũng giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Uống kháng sinh có gây hại cho thai nhi?
Nếu bác sĩ kê kháng sinh, bạn hãy an tâm tuân thủ theo hướng dẫn bởi có rất nhiều loại kháng sinh rất an toàn đối với các bà bầu.
Penicillin an toàn nhưng tetracyclines lại có thể gây dị tật thai nhi ở giai đoạn mới thai nghén và làm đổi màu răng của bé nếu người mẹ uống thuốc này khi mang thai những tháng cuối.
Không bao giờ tự ý mua kháng sinh mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Và uống đủ liều ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe khoắn.
Biện pháp phòng ngừa ho và cảm lạnh khi mang thai
Ho và cảm lạnh xuất hiện trong thai kỳ không chỉ khiến mẹ mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu mẹ không biết cách chăm sóc đúng đắn. Do đó, phòng ngừa bệnh ngay từ khi chúng chưa xuất hiện chính là giải pháp an toàn nhất bảo vệ sức khỏe của cả 2 mẹ con.
- Ăn uống khoa học
Trong suốt thai kỳ, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Mẹ bầu nên ăn uống lành mạnh bằng những thực phẩm tươi ngon, giàu dinh dưỡng như thịt, cá, rau xanh, trái cây…
- Ăn uống đủ chất. khoa học là cách phòng ngừa ho và cảm lạnh hiệu quả
Mẹ nên ăn nhiều trái cây, uống nước hoa quả để tăng sức đề kháng, phòng tránh ho, cảm lạnh hiệu quả. Bên cạnh đó, bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Nghỉ ngơi đầy đủ
Không phải khi nào thấy mệt mẹ bầu mới dành cho mình những phút giây thư giãn. Hãy nghỉ ngơi đúng cách và hợp lý để cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất, không mệt mỏi, stress. Đừng quá gồng mình vì nó không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu trong bụng.
- Không hút thuốc
Hút thuốc lá không chỉ có hại cho phổi mà còn làm giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bị ho và cảm lạnh ở bà bầu. Chính vì vậy hãy dừng việc hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá nếu mẹ muốn mình khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Khi nào đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn ho dai dẳng hay cảm lạnh nến mức mà có cảm giác như không thể nhấc nổi người lên hoặc nếu bạn bị sốt cao thì cần gọi điện ngay cho bác sĩ. Rất có thể bạn đã bị nhiễm thêm một bệnh nào đó và cần được điều trị.
Nếu bạn cảm thấy thở dốc hoặc cảm thấy hoa mày chóng mặt thì cũng nên đi khám ngay.
Nếu bạn ho trên 3 tuần hoặc nếu kèm thêm sốt nhẹ và một số triệu chứng nhiễm khuẩn khác thì cũng cần đi khám ngay.
Nếu cảm thấy lo lắng cho sức khỏe thì cũng nên tới phòng khám để được giải đáp mọi băn khoăn, giúp giảm stress.
Đọc thêm: xét nghiệm sàng lọc trước sinh bao nhiêu tiền ?
No comments:
Post a Comment