Sau sinh, cả mẹ và trẻ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Vậy nên chế độ ăn cho bà đẻ cần phải khoa học, tốt cho mẹ để phục hồi sức khỏe và tiết sữa nuôi con.
Tìm hiểu chế độ ăn cho bà đẻ khoa học tốt cho mẹ và bé
Sau sinh, mẹ cần phải có một thực đơn dinh dưỡng lợi sữa riêng. Nhưng ăn uống thế nào để chất dinh dưỡng hấp thu được tối đa trong sữa mẹ mà cơ thể mẹ lại không tăng cân quá nhiều là điều nhiều bà mẹ quan tâm. Vì vậy chế độ ăn cho bà đẻ khoa học, lợi mẹ lợi con dưới đây chắc chắn sẽ không có mẹ bỉm sữa nào bỏ qua.
- Những thực phẩm cần có trong chế độ ăn cho bà đẻ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên chế độ ăn cho bà đẻ nhiều sữa luôn là đề tài mà mẹ nào cũng quan tâm.
Nhóm thực phẩm nên thường xuyên có trong thực đơn
Các món ăn cho mẹ sau sinh cần được cân đối hợp lý các chất dinh dưỡng và nhiều năng lượng.
- Chất đạm
Chế độ ăn cho bà đẻ không thể thiếu được nhóm chất đạm. Sau sinh, mẹ nên ăn nhiều chất đạm như: Thịt heo, gà, bò, tôm. Mẹ cần tránh ăn nhiều thịt mỡ sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của cả mẹ và trẻ.
- Chất béo
Mặc dù tránh ăn nhiều thịt mỡ nhưng cơ thể mẹ sau sinh vẫn cần bổ sung một lượng chất béo đã mất. Các mẹ có thể sử dụng dầu thực vật để chế biến món ăn thay vì mỡ động vật.
- Tinh bột
Những món ăn chứa tinh bột đề rất có lợi cho cơ thể mẹ sau sinh như: Cơm, cháo, mì, phở,...
Tuy nhiên các mẹ cũng cần hạn chế lượng tinh bột nạp vào cơ thể. Bởi ăn quá nhiều tinh bột sẽ dễ khiến mẹ tăng cân nhanh trong khi nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ lại chỉ cần vừa đủ. Ba tháng đầu sau sinh, mẹ chỉ cần ăn mỗi ngày 3 đến 4 chén cơm, tương đương với 550 đến 700 calo.
- Vitamin và chất xơ
Cơ thể mẹ sau sinh rất cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Rau xanh không chỉ nhiều vitamin mà còn giàu chất xơ thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt cho cả mẹ và bé.
Với trái cây, các mẹ nên cắt nhỏ để ăn chứ không nên ép nước để hấp thu trọn vẹn lượng chất xơ quý giá.Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất đạm - Ảnh minh họa: Internet
- Chất sắt
Các thực phẩm giàu sắt như lòng đỏ trứng gà, cá, chim bồ câu, đậu hũ, đậu đen, đậu trắng, cải xanh, súp lơ cũng nên xuất hiện trong thực đơn ăn hàng ngày cho bà mẹ cho con bú.
Ngoài ra các mẹ cũng cần bổ sung đủ nước hàng ngày để thanh lọc cơ thể, tốt cho nguồn sữa nuôi con, lại có lợi cho sức khỏe của mẹ. Ngoài ra trong quá trình mang thai các mẹ nhớ lịch khám sàng lọc dị tật thai nhi nhé !!!! xem chi tiết tại đây: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/xet-nghiem-di-tat-thai-nhi-bao-nhieu-tien
Nếu các mẹ vẫn còn đang lo lắng vì chưa nắm rõ được chi tiết lượng chất dinh dưỡng mà cơ thể cần nạp hàng ngày thì có thể tham khảo tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh dưới đây:Tháp dinh dưỡng cho mẹ sau sinh - Ảnh minh họa: Internet
Đây là tháp dinh dưỡng được nghiên cứu bởi Viện dinh dưỡng Quốc gia nên chị em có thể hoàn toàn yên tâm áp dụng mà không lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và con.
Những thực phẩm cần tránh
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, chị em cũng nên chú ý chế độ ăn kiêng cho phụ nữ sau khi sinh.
- Gia vị
Những loại gia vị có mùi nồng, hăng, tính nóng, chị em nên hạn chế hoặc không nên sử dụng để chế biến món ăn. Bởi những gia vị này có thể được hấp thu qua sữa, ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày của trẻ hoặc khiến trẻ bỏ bú do mùi khó chịu.
- Thức ăn nhanh
Khoai tây chiên sẵn, gà rán, pizza,... là những thức ăn nhanh các mẹ nên hạn chế sử dụng. Lượng dầu mỡ có trong những loại thức ăn nhanh này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa mẹ và gây kích ứng cho dạ dày của trẻ.
- Đồ uống có chứa caffeine, cồn
Những chất kích thích như cà phê, trà xanh mặc dù giúp mẹ tỉnh táo hơn để chăm con nhưng nếu lạm dụng sẽ khiến trẻ khó ngủ theo mẹ. Đồ uống có cồn cần tuyệt đối không sử dụng bởi chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của mẹ và trẻ.
Bên cạnh đó, những phụ nữ mới sinh còn đang trong giai đoạn ở cữ cũng được khuyến cáo không nên ăn thịt, cá, hải sản sẽ khiến sữa tanh, mẹ và con có nguy cơ bị tiêu chảy. Tuy nhiên quan niệm này hết sức sai lầm. Thức ăn cần được chế biến vệ sinh, nấu chín kỹ thì mẹ hoàn toàn yên tâm. Các mẹ chỉ nên tránh ăn hải sản tươi sống hoặc đồ chưa chế biến kĩ, đun sôi.Sau sinh các mẹ nên tránh uống cà phê - Ảnh minh họa: Internet
- Chế độ ăn cho mẹ sau sinh mổ
So với những mẹ sinh thường thì những mẹ sinh mổ sẽ vất vả hơn bởi vết mổ sẽ thường cần đến 2, 3 tháng để tạo sẹo. Không những thế mẹ sinh mổ sẽ thường dễ mất sữa, bị táo bón nên dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ cũng cần được chú ý hơn.
Bên cạnh những nhóm thực phẩm cần bổ sung như chế độ ăn cho bà đẻ, các mẹ sinh mổ cần đặc biệt lưu ý bổ sung nhiều chất xơ, vitamin hơn, uống nhiều nước và ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa trong những ngày đầu sau sinh mổ.
Các mẹ sinh mổ bên cạnh những nhóm thực phẩm cần kiêng như đồ uống có chứa caffeine, cồn, thức ăn nhanh thì cần tránh những thực phẩm không tốt cho quá trình lành sẹo. Rau muống, lòng trắng trứng gà, đồ nếp đều tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi.
Ngoài ra, sau sinh mổ, hệ tiêu hóa cần có thời gian hồi phục lâu hơn nên các mẹ hãy tránh thức ăn, đồ uống lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, sữa đậu nành,... Một tháng sau sinh mổ, các mẹ có thể đưa những thực phẩm đó trở lại thực đơn hàng ngày để bổ sung dinh dưỡng.
Chế độ ăn cho bà đẻ sau sinh mổ nên có nhiều rau xanh - Ảnh minh họa: Internet
- Chế độ ăn cho bà bầu để vào con
Tăng cân khi mang thai luôn là nỗi ám ảnh với các mẹ bầu. Nhưng nếu vì sợ tăng cân mà ăn uống không đủ chất, mẹ lại lo con không phát triển được. Vì vậy chế độ ăn cho bà bầu để không tăng cân nhưng con thông minh, khỏe mạnh chính là điều mẹ bầu nào cũng quan tâm.
- Chế độ ăn uống cho bà mẹ mới mang thai
Những tháng đầu của thai kỳ, thai nhi chủ yếu phát triển mạnh về hệ thần kinh, hoàn thiện các cơ quan chức năng và hệ xương. Giai đoạn này mẹ nên bổ sung các loại vitamin tổng hợp và thuốc bổ.
Thay vì ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt, chất béo thì các mẹ hãy bổ sung vào thực đơn cá, các loại đậu, rau củ, trái cây... Những thực phẩm này vừa có lợi cho thai nhi lại giúp mẹ không tăng cân quá nhiều.
Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, mẹ nhớ ăn nhiều thực phẩm chứa sắt và canxi như hải sản, cá, rau xanh,... để giúp hệ xương của con chắc khỏe. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển hoàn thiện của hệ thần kinh và các cơ quan khác. Đây cũng chính là một chế độ ăn cho bà bầu để con thông minh mà các mẹ nên chú ý ghi nhớ.
Thời điểm này mẹ vẫn nên hạn chế lượng tinh bột và đường vào cơ thể. Lượng tinh bột và đường quá nhiều sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và bé, dẫn đến các bệnh về tim mạch và tiểu đường thai kỳ vô cùng nguy hiểm.
Mẹ bầu nên ăn nhiều cá từ tháng thứ 6 trở đi - Ảnh minh họa: Internet
- Chế độ ăn uống cho mẹ những tháng cuối
3 tháng cuối chính là thời điểm cần tăng cân nặng của thai nhi. Mẹ nên chú ý ăn thêm tinh bột, uống nhiều sữa ở giai đoạn này. Bên cạnh đó mẹ vẫn cần duy trì những nhóm thực phẩm quan trọng để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Giai đoạn này mẹ bầu nên tích cực uống nhiều nước sẽ hạn chế được nguy cơ phù chân tay.
Muốn sức khỏe của cả mẹ và con đều tốt, các mẹ nhớ áp dụng chế độ ăn cho bà đẻ khoa học. Các mẹ hãy nhớ bổ sung những nhóm chất dinh dưỡng cần thiết và kiêng những thực phẩm không tốt cho cả mẹ và con để có một thai kỳ khỏe mạnh. Đọc thêm: Dấu hiệu thai nhi bị dị tật !!!
No comments:
Post a Comment