Bà bầu bị tiểu đường là một trong những vấn đề phổ biến trong thai kỳ. Triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn làm tăng nguy cơ dị dạng thai nhi.
Bà bầu bị tiểu đường tỉ lệ thai nhi dị dạng cao
- Tác hại đối với mẹ bầu
Theo chuyên gia sức khỏe sinh sản trên Familydoctor cho biết: Căn cứ vào các số liệu hiển thị thì những phụ nữ đã từng phát sinh triệu chứng tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ tiếp tục bị tiểu đường tuýp II trong 5 - 15 năm sau khi sinh con, và con số thống kê cho trường hợp này lên đến 40 - 60%. Trong khi đó nguy cơ bị tiểu đường tuýp II ở phụ nữ chưa sinh con chỉ khoảng 15%.Bà bầu bị tiểu đường trong thai kỳ có tác hại gì? - Ảnh minh họa: Internet
Điều này cho thấy nếu trong thời gian mang thai mà bà bầu bị tiểu đường không những sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ mà ngay cả sau đó triệu chứng đã khỏi hẳn cũng dễ tái phát trở lại. Đây cũng là lý do các bác sĩ khoa sản khuyến cáo mẹ bầu sau khi sinh nở vẫn cần chú ý vấn đề ăn uống và luyện tập thể chất. Đặc biệt phụ nữ ở tuổi trung niên trở lên thì nguy cơ càng cao.
Bên cạnh đó, tiểu đường trong thai kỳ không chỉ xảy ra duy nhất một triệu chứng mà còn làm tăng các chứng tổng hợp khi mang thai khác, điển hình như cao huyết áp, viêm thận, viêm niệu đạo, sưng phù da, viêm tuyến vú, viêm nhiễm đường sinh dục v.v…Bà bầu bị tiểu đường còn dễ bị vỡ màng ối sớm và sinh non - Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, mẹ bầu bị tiểu đường còn dễ làm cho nước ối quá nhiều, thậm chí cao hơn gấp 10 lần so với thai phụ khỏe mạnh khác. Do đó, tình trạng này dễ dẫn đến vỡ màng ối sớm và sinh non. Đồng thời, quá trình sinh nở có thể sẽ kéo dài hơn bình thường, sản phụ dễ bị khó sinh, tổn thương cơ thể nghiêm trọng hơn, thậm chí thai nhi còn có thể bị chết do ngạt.
- Tác hại đối với thai nhi
Theo điều tra nghiên cứu lâm sàng cho thấy, bà bầu bị tiểu đường trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ thai nhi phát triển quá to, tỷ lệ này cao gấp 4 lần so với những trường hợp mẹ bầu khỏe mạnh, không bị tiểu đường khi mang thai.Bà bầu bị tiểu đường làm tăng nguy cơ dị dạng thai nhi - Ảnh minh họa: Internet
Đặc biệt cần chú ý hơn chính là nguy cơ thai nhi bị dị dạng có thể tăng lên rất nhiều nếu mẹ bị tiểu đường và không có biện pháp điều trị kịp thời, thỏa đáng. Ngoài ra, do sức khỏe của mẹ không được đảm bảo nên em bé dễ bị phát triển chậm trong tử cung, thậm chí có trường hợp thai nhi chết lưu do não thiếu oxi trong máu.
Không chỉ gây hại trong quá trình mang thai mà ngay cả sau khi em bé được sinh ra cũng rất dễ mắc nhiều bệnh tật, điển hình như đường huyết thấp, thiếu canxi, tăng tế bào hồng cầu đột biến, khối u máu tĩnh mạch, bệnh cơ tim v.v… Một điểm quan trọng nữa chính là não của thai nhi dễ bị trở ngại trong quá trình phát triển hoàn thiện, bé sinh ra dễ bị thiểu năng. Đọc thêm: Hội chứng Down là gì ?
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hiệu quả phòng ngừa tiểu đường trong thai kỳ?Kiểm tra đường huyết trước và khi mang thai giúp mẹ bầu kịp thời phát hiện bệnh và điều trị hợp lý - Ảnh minh họa: Internet
Đừng bỏ qua việc kiểm tra đường huyết định kỳ
Để phòng ngừa bà bầu bị tiểu đường thì ngay trước khi chuẩn bị kế hoạch có con, phụ nữ nên chủ động tiến hành khám sức khỏe tổng quát, bao gồm cả hạng mục kiểm tra đường huyết để chẩn đoán có đang mắc bệnh tiểu đường hoặc nguy cơ cao bị tiểu đường khi mang thai hay không.
Nếu bản thân người mẹ trước khi có thai đã bị tiểu đường hoặc mức đường huyết cao hơn tiêu chuẩn thì càng làm tăng nguy cơ bị tiểu đường trong thai kỳ. Không những vậy, khi mẹ đã mang thai được 24 - 28 tuần vẫn phải kiểm tra đường huyết lần nữa để bác sĩ kịp thời phát hiện bệnh và có chỉ định điều trị hợp lý.
Đảm bảo giấc ngủPhụ nữ mang thai nếu ngủ không đủ giấc và không đảm bảo chất lượng càng tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet
Nếu mẹ bầu ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém sẽ làm đường huyết dễ tăng cao. Nghiên cứu cho thấy, bà bầu thiếu ngủ có nguy cơ bị tiểu được cao gấp 1.5 lần so với những người khác. Vì vậy, mẹ bầu không nên có thói quen thức khuya, đồng thời cần đảm bảo giấc ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Kiểm soát cân nặng
Trong tình huống bình thường, thể trọng của mẹ trong suốt thai kỳ nên tăng khoảng 10 - 12kg là lý tưởng. Đặc biệt ở giai đoạn cuối thai kỳ thì mỗi tuần cân nặng của mẹ không nên tăng vượt quá 0.5kg. Nếu mẹ bầu tăng cân quá nhanh và quá nhiều cũng dễ tăng nguy cơ mắc các triệu chứng thai kỳ, bao gồm cả tiểu đường.
Mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng hợp lý để giảm nguy cơ bị tiểu đường - Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn phải đảm bảo đủ dưỡng chất để cung cấp cho thai nhi và giữ cơ thể khỏe mạnh. Bạn nên ăn nhiều bữa và mỗi bữa ăn một ít, nhất là chú ý hạn chế thực phẩm ngọt, nhiều đường, đừng vị khẩu vị ưa thích mà gây hại cho sức khỏe của bản thân và em bé trong bụng.
No comments:
Post a Comment