Tuesday, December 10, 2019

Cách phòng ngừa khi bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối có nguy hiểm không?' là vấn đề nhiều mẹ bầu thắc mắc. Hãy cùng gentis tìm kiếm câu trả lời ngay sau đây.

Cách phòng ngừa khi bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối là tình trạng dễ gặp ở mẹ mang thai với một số triệu chứng như đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, sốt, chán ăn, mất nước, thậm chị kèm đau bụng dữ dội,...Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Đâu là nguyên nhân và cách xử lý? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây. 

1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối

Có nhiều nguyên nhân khiến cho mẹ gặp phải hiện tượng tiêu chảy khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
  • Do chế độ ăn uống không hợp vệ sinh: Mẹ bầu phải hết sức lưu ý về chế độ ăn uống khi mang thai vì một số món ăn không hợp vệ sinh hoặc lạ lẫm có thể khiến cho mẹ bị ngộ độc dẫn tới tình trạng tiêu chảy nhẹ hoặc nặng. 
  • Do dị ứng sữa bầu: Sữa bầu thường được mẹ bổ sung vào giai đoạn cuối thai kỳ để giúp con đủ cân nặng. Tuy nhiên một số thành phần trong sữa hoặc khi mẹ thay đổi sữa bầu có thể khiến mẹ bị dị ứng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến mẹ bầu bị tiêu chảy
  • Do nội tiết tố: Để chuẩn bị cho quá trình sinh nở thuận lợi, cơ thể người mẹ tiết ra một loại hormone prostaglandin, giúp thúc đẩy nhu động ruột, làm sạch ruột. Quá trình này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy.
  • Sử dụng Vitamin không hợp lý: Nếu mẹ tự ý bổ sung các loại Vitamin một cách bừa bãi và không theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng rất dễ bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.
  • Cuối cùng, có thể do mẹ mắc một số căn bệnh như đại tràng, viêm ruột thừa,...

2. Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy có sao không? Tuy là một hiện tượng thông thường nhưng chủ quan có thể gây phiền phức, thậm chí nguy hiểm cho cả mẹ và con. Dưới đây là một số hậu quả mà bà bầu có thể gặp phải nếu bị tiêu chảy khi mang thai:
  • Mất nước: Tiêu chảy có thể khiến cho cơ thể mẹ bị mất nước, dẫn đến sức khỏe tổng thể giảm sút, mệt mỏi. Nếu tình trạng mất nước kéo dài, không được bù nước đúng cách và đầy đủ có thể khiến cho sản phụ và thai nhi gặp nguy hiểm.
  • Sinh non: Khi bị tiêu chảy, hệ thống tiêu hóa phải liên tục hoạt động, khiến vùng bụng diễn ra tình trạng co bóp nhiều, có thể dẫn đến tình trạng sinh non.Tuy là một hiện tượng thông thường nhưng chủ quan có thể gây phiền phức, thậm chí nguy hiểm cho cả mẹ và con - Ảnh minh họa: Internet
Như vậy, bà bầu bị tiêu chảy có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé nên khi có các triệu chứng tiêu chảy mẹ không được chủ quan, lơ là.
Hãy theo dõi tình trạng này một cách cẩn thận: Nếu chỉ diễn ra trong vòng vài ngày, mỗi ngày chỉ đi ngoài từ 2-3 lần mà không kèm theo các triệu chứng khác, thì mẹ có thể tự chữa tiêu chảy tại nhà bằng một số mẹo dân gian.
Tuy nhiên, nếu trường hợp tiêu chảy nặng, kéo dài, mẹ đi ngoài nhiều lần/ngày và kèm theo các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, mệt mỏi, háo nước thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.  Đọc thêm: Chi phí sàng lọc trước sinh tại GENTIS

3. Cách xử lý khi bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối

Nếu tình trạng kéo dài, không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu của tiêu chảy cấp, mẹ nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho thai nhi. 
Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu cần uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước lọc hoặc một số loại nước khác như:
  • Oresol: Mẹ có thể tìm mua ở hiệu thuốc, đây được xem là một cách bù nước hiệu quả và phổ biến nhất. Mẹ có thể mua loại mua oresol dạng uống trực tiếp hoặc gói pha với nước.
  • Nước cháo loãng muối trắng: Mẹ ninh nhừ cháo trắng nấu loãng, thêm một chút muối rồi ăn khi đang ấm.
  • Nước gạo rang: Mẹ dùng một ít gạo tẻ rang cho đến khi có màu vàng sậm thì thêm nước sạch và ninh nhừ. Cho thêm một chút muối và đường, ăn khi còn nóng. Việc sử dụng nước cháo gạo rang có công dụng rất tốt với mẹ bị tiêu chảy khi mang thai, phòng tránh hiện tượng buồn nôn, giảm sốt,...
Nước gạo rang rất tối cho mẹ bầu bị tiêu chảy - Ảnh minh họa: Internet
Bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy, mẹ nên lưu ý nên bổ sung một số món ăn tốt cho tiêu hóa như cháo thịt gà, cà rốt, hồng xiêm,...
Nên tuyệt đối kiêng một số món ăn gây nhuận tràng như chuối, cam, rau mồng tơi, đồ tanh (tôm, cua, cá,..)
  • Tránh uống nước ngọt và các đồ uống có ga
  • Kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều dầu hoặc bơ
  • Không ăn hoa quả khô, nước sốt hay thực phẩm chứa nhiều gia vị cho đến khi bệnh khỏi hẳn
  • Nên ăn sữa chua trắng vì sữa chua rất tốt cho tiêu hóa, hạn chế tiêu chảy

4. Các mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu

Trường hợp tiêu chảy nhẹ, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để điều trị tiêu chảy tại nhà một cách an toàn:
  • Trị tiêu chảy cho bà bầu bằng lá mơ lông
  • Theo dân gian, lá mơ lông được xem là vị thuốc đặc trị tiêu chảy, kiết lỵ an toàn và lành tính, đặc biệt rất phù hợp với mẹ bầu. Lá mơ lông có tính mát, vị đắng chát, có công dụng tiêu thực, sát khuẩn. Khi bị tiêu chảy, bà bầu có thể rửa sạch lá mơ lông, ngâm chút muối loãng để sát khuẩn, để ráo nước và ăn trực tiếp.
  • Nếu không ăn được lá mơ lông tươi, mẹ có thể xào chín là mơ lông với tỏi để sử dụng.Lá mơ lông được xem là vị thuốc đặc trị tiêu chảy, kiết lỵ an toàn và lành tính, đặc biệt rất phù hợp với mẹ bầu - Ảnh minh họa: Internet

Chữa tiêu chảy khi mang thai 3 tháng cuối bằng lá búp ổi

Nước lá búp ổi non giúp giảm nhu động ruột, làm se thành ruột và cầm tiêu chảy hiệu quả. Ngoài ra, nước búp ổi cũng hoàn toàn lành tính, không gây hại cho thai nhi nên mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm.
Hãy lấy một ít búp ổi non còn tươi và rửa sạch, cho vào nồi cùng một ít nước sạch và đun sôi. Cho thêm vài hạt muối và uống khi đang còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng trà gừng

Mẹ hãy lấy khoảng 5g chè khô và 100g gừng tươi đem đun sôi cùng với 800g nước sạch cho đến khi cạn bớt. Sau đó cho thêm 15g dấm gạo và chia 3 lần uống hết trong ngày. Chỉ cần dùng từ 1-2 ngày là khỏi ngay.Uống trà gừng giúp trị tiêu chảy cho mẹ bầu hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Dùng đường đỏ

Hoa tan một ít đường đỏ cùng với nước ấm, cho thêm khoảng 4 hạt tiêu xay nhỏ, khuấy đều và uống ấm. Mẹ nên uống ngày 3 lần từ khoảng 1-2 ngày là có thể đánh bay tiêu chảy.

Uống nước lá lựu

Lấy 30g lá lựu tươi, 3g muối ăn cùng 12g gừng tươi rồi đun sôi cùng với một ít nước sạch. Đợi khi nước cạn còn khoảng 2 bát con nước thì uống ngày 2 lần.

Sử dụng vỏ măng cụt

Có thể nhiều mẹ sẽ bất ngờ rằng vỏ măng cụt cũng có công dụng điều trị tiêu chảy. Cách làm rất đơn giản, mẹ chỉ cần sắc vỏ măng cụt để uống ngày 2 lần, chỉ từ 1-2 ngày bệnh sẽ khỏi.
5. Cách phòng tránh tiêu chảy cho bà bầu
Để phòng tránh tiêu chảy khi mang thai tháng cuối và suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần phải thực hiện đúng nguyên tắc "ăn chín uống sôi" và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Tránh ăn các loại thực phẩm tươi sống, chưa chín kỹ như gỏi, rau sống, tiết canh,...Bà bầu nên có chế độ ăn uống lành mạnh và hợp vệ sinh - Ảnh minh họa: Internet
Không ăn các loại thực phẩm đã bị ôi thiu hoặc xuất hiện nấm mốc
Bổ sung đầy đủ sắt và Vitamin đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ
Không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo
Thường xuyên thăm khám sức khỏe, siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ
Trên đây là một số kiến thức mẹ cần nắm rõ nếu bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ mang lại nhiều hữu ích cho mẹ bầu khi cần thiết.

No comments:

Post a Comment