Monday, December 16, 2019

Đau nhói bụng trái khi mang thai có nguy hiểm

Đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp có thể tự điều trị ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài và nghiêm trọng hơn có nguy cơ gây tử vong. Bài viết dưới đây trung tâm gentis sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản của triệu chứng này để biết cách phòng ngừa hiệu quả.

Đau nhói bụng trái khi mang thai có nguy hiểm

Nguyên nhân bà bầu đau bụng trên bên trái

Trên thực tế tình trạng đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai thường rất phổ biến đối với thai phụ. Đặc biệt khi cơn đau kéo dài và âm ĩ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tâm trạng của bà bầu. Do đó, hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ một số nguyên nhân gây ra triệu chứng này để biết cách giảm nhanh cơn đau.Tìm hiểu chi tiết tất cả những nguyên nhân cơ bản gây ra triệu chứng đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet
  • Bào thai bị bong ra sớm
Bào thai bị bong ra sớm là một trong những nguyên nhân dễ thấy gây ra hiện tượng đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai. Khi bào thai bong ra bà bầu sẽ tiết ra 1 lượng máu trung bình khoảng 400ml kèm theo cơn đau nhẹ.
Tuy nhiên, nếu cơn đau ngày càng dữ dội với mức độ nghiêm trọng và máu chảy ra nhiều hơn bà bầu cần thăm khám bác sĩ ngay.

  • Có thai ngoài tử cung
Đối với những bà bầu có tiền sử mắc chứng viêm hố chậu, sau quá trình điều trị hiếm muộn thì khi mang thai rất dễ gặp phải triệu chứng đau bụng trên bên trái. Đặc biệt là thời điểm mang thai và chậm kinh từ 6 – 12 tuần, bà bầu còn xuất hiện một số các biểu hiện như buồn nôn, mệt mỏi, toát mồ hôi, chảy máu âm đạo bất thường,… Điều này đồng nghĩa bà bầu có nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Có thai ngoài tử cung là một trong những nguyên nhân cơ bản dễ nhận thấy nhất gây ra triệu chứng đau bụng trên bên trái ở bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

  • Do rối loạn sinh lý
Bắt đầu từ tháng thứ 4, thai nhi ngày càng phát triển và tăng nhanh về kích thước. Từ đó, bụng bà bầu cũng to lên và thường xuyên đối mặt với những cơn đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai.
Đặc biệt là vùng xương chậu mở rộng, cổ tử cung căng lên và giãn nở. Điều này dẫn đến việc các dây chằng cùng các mô bị chèn ép lên bụng trái gây ra tình trạng đau

  • Táo bón
Táo bón là triệu chứng thường gặp ở bà bầu trong thời kỳ mang thai. Đôi khi nó còn gây ra tình trạng đau bụng dưới bên trái rất khó chịu cho bà bầu. Điều này xảy ra do thức ăn chậm chuyển hóa dưới tác động của hormone sinh sản.Táo bón không chỉ gây khó chịu mà còn gây ra những cơn đau âm ỉ ở vùng bụng trên bên trái cho bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

  • Sẩy thai
Thời kỳ 3 tháng đầu mang thai, nguy cơ sảy thai thường xảy ra rất cao. Khi gặp phải trường hợp này, bà bầu sẽ cảm thấy đau quặn vùng bụng dưới, có thể bên phải hoặc bên trái. Kèm theo cơn đau co thắt cùng huyết âm đạo màu hồng hoặc đỏ tươi. Thỉnh thoảng xuất hiện những cơn nhói ở vùng lưng dưới hoặc xương chậu.

  • Tiền sản giật
Tiền sản giật cảnh báo là biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tình mạng bà bầu. Tình trạng này liên quan đến việc tăng huyết áp khi mang thai. Khi xảy ra gây rối loạn mạch máu và làm đau vùng bụng trên với tần suất đau liên tục cùng cảm giác buồn nôn. Đặc biệt là làm đảo lộn hoạt động của các cơ quan như gan, thận, mắt trong đó có cả nhau thai. 

  • Nhiễm trùng đường tiểu
Đa phần triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu rất ít khi xuất hiện những cơn đau bụng dưới bên trái khi mang thai. Tuy nhiên, nếu mức độ viêm nhiễm nặng sẽ gây đau rát, nóng buốt vùng bụng dưới và nhói xương chậu.
Khi phát hiện một số dấu hiệu như nước tiểu đổi màu, vùng kín ngứa rát, nước tiểu kèm theo dịch tiết âm đạo có mùi hôi,… Bà bầu nên đi khám ngay vì viêm nhiễm đường tiểu có thể chữa khỏi dứt điểm. Nếu kéo dài thời gian điều trị sẽ có nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà bầu cũng như thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

  • Nang buồng trứng
Khi thai vào tử cung thì phần còn lại của nang buồng trứng sẽ tích tụ tạo thành quả trứng và kết tụ nên luteum thể vàng. Nó sẽ co lại sau khi kết thúc 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, các thể vàng sẽ vẫn tồn tại để sản sinh hormone cần thiết cho thời kỳ đầu mang thai.
Trường hợp này kéo dài gây u nang chứa các chất lỏng. Một số trường hợp u nang buồng trứng tự mất đi mà không cần điều trị. Thế nhưng cũng có trường hợp đặc biệt các u nang tiếp tục phát triển to hơn làm vỡ nang khiến bụng bà bầu đau dữ dội.

Cách chữa đau bụng trên bên trái


  • Túi nước ấm chườm bụng
  • Massage bụng

Một số lưu ý cho bà bầu đau bụng trên bên trái

Nếu gặp phải tình trạng đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai, bà bầu nên áp dụng một số điều cơ bản dưới đây:

  • Không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ
  • Bà bầu nên uống đủ nước và bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón.
  • Tránh ăn đồ cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ và uống các loại nước như cà phê, rượu, bia,…
  • Khi nằm hoặc ngồi bà bầu nên chọn cho mình một tư thế thật sự thoải mái. Đặc biệt đứng lên và ngồi xuống thật chậm rãi.
  • Hạn chế vận động mạnh như leo cầu thang, mang vác vật nặng,… nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ
  • Thường xuyên áp dụng các bài tập nghiêng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Ngâm và tắm bằng nước nóng để thư giãn, giữ cho tinh thần thoải mái hơn
  • Khám thai định kỳ theo lịch của bác sĩ yêu cầu
  • Nếu cảm thấy cơn đau ngày càng nghiêm trong hơn, cách tốt nhất là bà bầu nên thăm khám bác sĩ kịp thời để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc đầy đủ những nguyên nhân cũng như cách chữa trị hiệu quả triệu chứng đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai. Do đó, bà bầu cần tham khảo và áp dụng đúng cách để đảm bảo sức khỏe tốt trong suốt thời kỳ mang thai. Đọc thêm những dấu hiệu thai nhi dị tật tại đây: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/dau-hieu-thai-nhi-bi-di-tat

No comments:

Post a Comment