Monday, April 20, 2020

Nguyên nhân nào khiến bà bầu đau bụng tiêu chảy

Ðau bụng tiêu chảy là chứng bệnh rất hay gặp và gây nhiều phiền toái, với phụ nữ mang thai ở những tháng đầu, chuyện phiền toái sẽ gấp bội kèm theo những lo lắng về việc ảnh hưởng tới thai nhi.
Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng tiêu chảy thì phải làm sao? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều chị em mang thai rất quan tâm. Thực chất đau bụng tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu. Hơn nữa khi mang bầu, thai nhi cần được chăm sóc tốt và mọi trục trặc sức khỏe của người mẹ đều có thể ảnh hưởng thai nhi. Vì thế, khi bà bầu gặp phải triệu chứng tiêu chảy này, chị em hết sức lo lắng, không biết thai nhi có ổn không, rồi phải làm như thế nào? Hãy cùng chia sẻ để chị em hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân nào khiến bà bầu đau bụng tiêu chảy?

Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh. Trong 3 tháng đầu mang thai, sức đề kháng của chị em thường bị giảm sút và rất yếu nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng, vì trong thời gian này hệ tiêu hóa của chị em có phần yếu đi. Ngoài ra, bà bầu cần biết rằng, khi uống phải nguồn nước bị ô nhiễm, ăn phải những thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn, lại thêm sức đề kháng không “mạnh” như bình thường thì vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập cơ thể, gây nên tình trạng “tào tháo đuổi”. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp đặc biệt, ăn uống vệ sinh nhưng thực phẩm đó lại chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể, ví dụ như một số thai phụ dị ứng với sữa tươi cũng sẽ bị xảy ra tình trạng đau bụng tiêu chảy. Đôi khi có trường hợp luôn ăn sạch nhưng do bữa ăn có nhiều đồ lạ với quá nhiều chất đạm, chất mỡ nên cơ thể cũng không hấp thu được, gây rối loạn tiêu hóa và lượng thức ăn không hấp thụ được phải tống ra qua tình trạng tiêu chảy. Thông thường bà bầu bị đau bụng tiêu chảy có thể do: Nhiễm một số loại vi khuẩn có trong nước uống và thức ăn. Nhiễm các loại virut như Rota, Cyptomegalo cũng có thể gây ra chứng tiêu chảy. Động vật kí sinh có thể vào cơ thể thông qua thức ăn và nước uống rồi cư ngụ trong hệ tiêu hóa. Một vài loại có thể gây ra tiêu chảy ở bà bầu như Giardia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica. Mắc các bệnh đường ruột như bệnh Crohn cũng gây ra chứng tiêu chảy. Tiêu chảy cũng có thể do ăn uống quá nhiều nước (ăn những loại hoa quả có nước nhiều như dưa hấu, các loại rau cải...). Lượng nước thừa ấy bị tống xuất qua tiêu hóa, gây tình trạng phân lỏng, loãng. Nhiều trường hợp đang phải dùng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn có thể bị chứng tiêu chảy do dùng kháng sinh. Những nguyên nhân khác bao gồm: không dung nạp đường lactose, bị viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn...Mẹ bầu có thể tham khảo thêm 1 vài xét nghiệm chọc ối khi mang thai.

Khi mang thai bị tiêu chảy, bà bầu nên uống nhiều nước và ăn sữa chua, tránh các loại thức ăn nhiều gia vị và giàu chất béo.
Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm?

Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, lúc này thai phụ cần bù nước và chất điện giải bằng việc uống nhiều nước (nước trái cây, nước oresol). Các triệu chứng bà bầu thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Tình trạng đi tiêu nhiều lần có thể làm người bệnh bị nôn mửa. Đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả, do Rotavirus, số lần đi tiểu và nôn mửa rất nhiều làm cho người bệnh cảm thấy kiệt sức, suy sụp rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Điều đáng ngại là các cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.
Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt, có thể bị suy dinh dưỡng chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.

Phòng bệnh thế nào?

Các trường hợp tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi, chỉ cần uống oresol, bù nước. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy nặng dẫn tới mất nước sẽ là cả một vấn đề. Vì vậy, khi bà bầu bị đau bụng tiêu chảy, đặc biệt là ở 3 tháng đầu mang thai thì nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và nhanh khỏi bệnh. Không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc dùng các thuốc do người khác mách bảo vì nhiều loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
Bà bầu nên uống nhiều nước vì đau bụng tiêu chảy sẽ làm người bệnh mất nước. Tránh các loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas... Có chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn vì tiêu chảy gây ra khá nhiều phiền toái và khó chịu, cơ thể luôn mệt mỏi. Bà bầu cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống... Hạn chế ăn uống ở hàng quán khi chưa thật sự tin cậy về khâu chế biến thực phẩm có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép. Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng. Bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn các thực phẩm như: bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch. Sữa chua là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể đẩy lùi tiêu chảy. 
Trên đây là vài chia sẻ của chúng tôi dành cho các mẹ về nguyên nhân bà bầu thường hay nhạy cảm đau bụng tiêu chảy nếu có bất kỳ băn khoăn thắc mắc nào về các dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn vui lòng truy cập website nipt.com.vn hoặc hotline : 18002010

No comments:

Post a Comment