Friday, April 17, 2020

Mắc bệnh tim trong khi mang thai cần lưu ý những gì

Khi người phụ nữ có thai sẽ xuất hiện các biến đổi của tim và mạch máu. Đặc biệt với những phụ nữ có sẵn bệnh lý tim mạch, thời tiết nắng nóng mùa hè càng khiến bệnh nặng hơn làm cho thai phụ mệt mỏi hơn dễ xuất hiện những bệnh lý do thai nghén rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Bài viết này chúng ta sẽ cùng trung tâm NIPT gentis tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau 

Mắc bệnh tim khi mang thai cần lưu ý những gì

Những biến đổi của tim và mạch máu khi mang thai

Khi người phụ nữ có thai sẽ xuất hiện các biến đổi của tim và mạch máu. Chúng làm tăng công cơ tim và tăng gánh nặng cho sản phụ. Các biến đổi đó bao gồm: Tăng thể tích máu: Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thể tích máu tuần hoàn sẽ tăng lên 40 - 50% và duy trì ở mức này trong suốt quá trình mang thai; Tăng cung lượng tim: Cung lượng tim sẽ tăng lên 30-40%, tương ứng với mức tăng thể tích máu; Tăng nhịp tim: Thông thường, khi mang thai, nhịp tim sẽ tăng hơn lên 10-15 nhịp/phút; Hạ huyết áp: Ở một số người, huyết áp có thể giảm khoảng 10 mmhg trong quá trình mang thai. Nguyên nhân là do biến đổi nội tiết tố và tăng lượng máu chạy thẳng đến tử cung. Phần lớn các trường hợp hạ huyết áp không gây triệu chứng và không cần điều trị. Bác sĩ sẽ theo dõi số đo huyết áp của sản phụ vào những lần khám thai định kỳ.
Phụ nữ có thai cần kiểm tra huyết áp thường xuyên và làm các xét nghiệm khi mang thai đầy đủ nhất.

Những biến đổi trên là bình thường trong quá trình mang thai.

Tuy nhiên, phụ nữ có bệnh tim cần lưu ý đặc biệt trước và trong khi mang thai vì một số bệnh tim mạch có thể làm tăng nguy cơ biến chứng ở sản phụ.

Phụ nữ bị tim bẩm sinh có nên mang thai?

Nói chung, đa số phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, nhất là những người đã làm phẫu thuật sửa chữa, đều có thể mang thai. Tuy nhiên, tùy loại tổn thương bẩm sinh, mức độ nặng của bệnh, có hay không tăng áp lực động mạch phổi, tiền sử phẫu thuật tim, các bệnh tim hay phổi kèm theo là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Những phụ nữ bệnh tim bẩm sinh phức tạp có tím mà chưa được sửa chữa hoặc đã có tăng áp lực động mạch phổi thì không nên mang thai, vì điều đó sẽ làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ.
Ở phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, dần dần triệu chứng của suy tim sẽ xuất hiện hoặc nặng lên, làm tăng nguy cơ biến chứng lâu dài ở mẹ. Bố hoặc mẹ có bệnh tim bẩm sinh thì con sẽ có nguy cơ mắc tim bẩm sinh cao hơn những gia đình khác. Những trường hợp này cần chuyển bác sĩ tim mạch để làm siêu âm tim cho thai nhi giúp kiểm tra đứa trẻ có tổn thương bẩm sinh nào không. Thường thì siêu âm tim cho thai được làm vào tuần thứ 10 của thai kỳ.
Nếu bạn đã được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ tim mạch sẽ đánh giá tình trạng bệnh tim của bạn khi bạn dự định có thai và tư vấn về những nguy cơ có thể gặp. Bác sĩ tim mạch cũng sẽ cùng các bác sĩ sản khoa theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai trong quá trình mang thai.
Những phụ nữ bị phình, giãn mạch chưa được sửa chữa thì không nên mang thai.

Phụ nữ có bệnh tim cần làm gì khi dự định mang thai?

Phụ nữ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi dự định mang thai. Nếu bạn có sẵn bệnh lý tim mạch, đặc biệt giống như những bệnh dưới đây thì cần hết sức thận trọng và có sự phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc: Tăng huyết áp hoặc tăng mỡ máu. Tiền sử được chẩn đoán bệnh lý tim mạch gồm bệnh động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, có tiếng thổi ở tim, bệnh cơ tim, suy tim, hội chứng Marfan, thấp tim. Tiền sử có biến cố tim mạch (như đột quỵ hay tai biến mạch não thoáng qua). Giảm khả năng gắng sức. Hẹp khít van hai lá, van động mạch chủ hoặc đường ra động mạch chủ, xác định trên siêu âm tim. Phân số tống máu (phản ánh lượng máu được bơm khỏi tim trái trong mỗi nhát bóp của tim) thất trái dưới 40% (bình thường là 50-70%). Nó đánh giá chức năng bơm máu của tim còn tốt hay không.
Thầy thuốc chuyên khoa tim mạch sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn, khám lâm sàng và yêu cầu bạn làm một số thăm dò cận lâm sàng cần thiết để đánh giá chức năng tim cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ tim mạch sẽ cho bạn biết mang thai có an toàn hay không, có những nguy cơ gì tiềm ẩn trong quá trình mang thai, gồm cả nguy cơ cho thai nhi và cho sức khỏe lâu dài của bạn và em bé. Bác sĩ cũng sẽ thảo luận về các thuốc cần dùng trước khi bạn mang thai.
Cần phải thông báo với bác sĩ mọi thuốc bạn đang sử dụng (gồm cả thuốc tim mạch lẫn những thuốc không được kê đơn mà bạn vẫn dùng hàng ngày). Bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc nếu cần thiết hoặc kê thuốc khác an toàn hơn.
Phần lớn những phụ nữ có bệnh tim mạch đã được điều trị khỏi có thể mang thai an toàn và đẻ con khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số trường hợp chưa hoặc không nên mang thai một khi bệnh tim nặng hoặc chưa được điều trị hiệu quả. Những bệnh tim chưa hoặc không nên vội mang thai là:
- Các bệnh tim mạch nói chung gây suy tim nặng mà chưa được chữa tốt hoặc không chữa được.
- Các bệnh tim bẩm sinh có tím chưa được sửa chữa hoặc bệnh tim bẩm sinh đã gây tăng áp lực động mạch phổi nặng
- Các bệnh van tim (hẹp hoặc hở) van nặng mà chưa được điều trị triệt để (nong van, phẫu thuật…).
- Các bệnh động mạch chủ (phình, giãn…) chưa được sửa chữa.
- Các rối loạn nhịp trầm trọng hoặc tăng huyết áp nặng chưa được khống chế tốt…
Đọc thêm : Siêu âm độ mờ da gáy là gì ?

No comments:

Post a Comment