Sự tăng cân của thai nhi phụ thuộc vào sự tăng cân của mẹ khi mang thai. Trung bình, người mẹ tăng từ 9 đến 12 kg trong suốt thai kỳ. Trong 3 tháng đầu tiên, cân nặng của mẹ tăng trong vòng 2 kg. Tuy nhiên có trường hợp không tăng hoặc sụt cân chút ít do nôn và chán ăn. Điều này không có gì đáng lo, chỉ cần thai phụ chú trọng hơn chế độ dinh dưỡng và giữ gìn sức khỏe tốt để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
Nguyên nhân mẹ bầu có thể sút cân trong 3 tháng đầu
Khi mang thai 3 tháng đầu là phôi thai được hình thành, chủ yếu là sự phân chia các tế bào, để hình thành cơ quan, và ít phát triển về cân nặng. Lúc này người mẹ bị nghén nhiều nhất vì có sự thay đổi về nội tiết cơ thể nên ăn ít và tăng cân rất ít, thậm chí không tăng hay sụt cân.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Thời gian 3 tháng đầu thai kì là giai đoạn thai phụ ốm nghén nhiều nhất do nồng độ hoocmon ostrogen tăng cao nên thai phụ thường nhạy cảm với mùi thức ăn, nôn ói nhiều. Tình trạng này có thể được cải thiện trong những tháng tới khi hiện tượng nghén giảm dần và hết việc tích cực ăn bổ sung để giúp lấy lại cân nặng và sức khỏe trong thời gian bị nghén.
Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân.
Thai phụ sụt cân 3 tháng đầu có ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?
Thai nhi nằm trong bụng mẹ trong 3 tháng đầu được nuôi dưỡng bằng túi noãn hoàng vì bánh rau chưa hoạt động một cách hoàn thiện và hiệu quả. Chính vì thế mà việc thai phụ bị sút cân không ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi. Khi thai phụ đi thăm khám thai đều đặn mà thai nhi vẫn phát triển đều đặn thì không cần lo lắng gì cả.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ngay cả khi trong những tháng tiếp theo thai nhi trong bụng mẹ khi cần gì thì nó sẽ rút dinh dưỡng và oxy từ mẹ qua bánh rau. Chỉ khi nào thai phụ kiệt quệ không còn gì nữa lúc đấy em bé mới bị ảnh hưởng.
Những lưu ý đối với thai phụ trong suốt thai kỳ
Thai phụ cần ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn, không cữ một loại thức ăn nào. Một ngày ít nhất là 300 ml sữa, nếu không uống sữa được thì nên ăn yaout hay tôm cả vỏ và cua đồng để bổ sung canxi cho bé.
Nếu nôn, ói thì chia nhỏ bữa ăn: ngày ăn 6- 7 cữ, ăn những thức ăn có mùi vị mà mình ưa thích (không có màu hoá học).Trong 6 tháng cuối phải ăn nhiều hơn lượng thức ăn của 3 tháng đầu. Tức là nếu 3 tháng đầu ăn 1 bữa 2 chén, thì 6 tháng cuối ăn 1 bữa 3 chén. Mẹ nên thực hiện xét nghiệm máu khi mang thai là cần thiết.
Không tự động uống thuốc bổ khi không có chỉ định của bác sĩ. Tránh ăn thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao, thực phẩm chưa qua tiệt trùng hoặc tái, sống, không nên uống đồ uống có cồn, đồ uống có ga, cafein, cocain
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Bình thường thì người mẹ tăng trên 10 kg, nhưng nếu mẹ bị béo phì thì chỉ cần tăng 6 kg và nếu song thai (thai đôi) thì phải tăng 16- 20 kg.
Thai phụ cần đến khám bác sĩ khi có các biểu hiện sau: Tăng cân quá ít (dưới 1 kg/ tháng đối với người bình thường và dưới 0,5 kg/ tháng đối với người béo phì) hoặc sụt cân (trên 0.5 kg/ tháng); tăng cân quá nhiều (trên 3 kg/ tháng) hoặc bị mệt mỏi xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, chuột rút hoặc bị dị ứng thức ăn hay bà mẹ ăn chay cũng như mẹ bị béo phì, tiểu đường, bướu cổ , suy dinh dưỡng.
Phụ nữ mang thai có thể giảm cân hoặc không tăng cân trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu đều không có gì đáng ngại. Rất nhiều người trong thời kỳ mang thai thường bị nghén, gây chứng buồn nôn, khó ăn, thậm chí không ăn được, nguyên nhân dường như xuất phát từ sự thay đổi hormon trong những ngày đầu thai kỳ. Chính việc bị nghén đã khiến nhiều bà bầu bị giảm cân trong thời kỳ đầu mang thai. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra khá nhanh chóng, sau khi hết ốm nghén, thai phụ có thể ăn uống và tăng cân như bình thường.
Xem thêm : Hội chứng down là gì ? có di truyền hay không ?
No comments:
Post a Comment