Tình trạng ê mông khi mang thai rất phổ biến và luôn khiến các bà bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, tinh thần căng thẳng. Nguyên nhân xuất hiện của tình trạng này thường do sự phát triển của thai nhi, xương chậu nở và sự phát triển hormone trong giai đoạn mang thai. Thực chất tình trạng này không hề nguy hiểm và chỉ là biểu hiện thường gặp trong giai đoạn thai kỳ. Tuy vậy việc nắm bắt các giải pháp trị liệu ê mông có thể giúp các chị em phụ nữ có thể thoải mái hơn trong giai đoạn mang thai. Bài viết này hãy cùng gentis tìm hiểu rõ nhé !
Ê mông khi mang thai nguyên nhân và cách khắc phục
1. Nguyên nhân gây ê mông khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra biểu hiện ê mông khi mang thai. Có thể kể đến:
– Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ dẫn đến các biểu hiện cơ lưng mềm ra, phần gân từ mông tới chân bị ảnh hưởng và tắc nghẽn trong thời gian ngắn, sinh ra hiện tượng ê mông khi ngồi hoặc di chuyển.
– Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ làm tăng sức ép đến vùng xương chậu, tử cung sinh ra các tình trạng nhức mỏi vùng xương chậu, cảm giác chạy dài từ vùng mông cho đến hai chân.
– Khi thai nhi được 36 tuần tuổi, cơ thể dần có các chuyển hướng nhằm phù hợp cho việc ra đời, khiến máu dồn về vùng xương chậu nhiều hơn, gây sức ép lên các dây thần kinh sinh ra biểu hiện ê mông. bệnh down là gì ?
2. Triệu chứng ê mông khi mang thai
Những biểu hiện dưới đây chứng tỏ thai phụ đang có các tình trạng ê mông:
– Nhức nhẹ phần mông, lưng, hông, kèm theo biểu hiện đôi khi nóng ran người ở từng thai phụ, có thể xuất hiện nhiều hoặc ít.
– Cảm thấy khó khăn khi đứng, ngồi, nằm, đi lại. Nhìn chung đây là các biểu hiện luôn xảy ra khi thai nhi phát triển lớn dần.
– Một số bà bầu phải đối mặt với các cơn đau ở khớp gối, mắt cá chân, tướng đi lạch bạch, nặng nề do thai nhi đang ngày càng lớn.
– Ê mông, mỏi lưng nhiều hơn về đêm khi nằm ngủ.
– Không kiểm soát tiểu tiện được như trước.
Cứ khoảng 5 bà bầu thì có 1 trường hợp bị đau thắt lưng vùng chậu khiến các cơn ê mông xuất hiện. Biểu hiện ê mông giai đoạn mang thai thường không quá nghiêm trọng, nhưng nếu bà bầu xuất hiện các tình trạng thì nên tìm khám bác sĩ ngay:
Cơn đau tương tự như hiện tượng co thắt chuyển dạ, đau thắt vùng chậu, đau ê ẩm với mức độ nặng dù chưa đến ngày sinh nở.
Xuất hiện nước ối, máu ngay âm đạo, chuột rút liên tục dù cơ thể thai phụ không gặp phải các tình trạng té ngã, chấn thương, va chạm…
3. Khắc phục tình trạng đau mông khi mang thai
- Tích cực luyện thể tập thể dục phù hợp để hạn chế các cơn ê mông
Để giảm thiểu cảm giác khó chịu khi bị ê mông giai đoạn mang thai, các mẹ có thể áp dụng một số giải pháp điều trị và chăm sóc cơ thể sau đây:
– Tư thế nằm
Thai nhi càng phát triển, người mẹ càng cảm thấy mệt mỏi, đau nhức vùng hông, ê mông nhiều và gặp khó khăn khi di chuyển, ngồi, nằm. Để hạn chế các cơn đau nhức khi nằm và thức dậy, các bà bầu khi nằm nên nghiêng người sang một bên, gối đầu không quá cao hoặc quá thấp, gối thêm một chiếc gối mỏng ở dưới chân, xoay người nhẹ nhàng khi thấy mỏi để hạn chế các cơn đau nhức. mẹ bầu nhớ thực hiện đầy đủ các xét nghiệm đặc biệt là xét nghiệm máu khi mang thai nhé !
– Chọn loại đệm phù hợp với phụ nữ mang thai, không ngủ chiếu, bề mặt cứng.
– Áp dụng tư thế ngồi đúng cách khi mang thai, giữ thẳng lưng khi ngồi, không gù lưng.
– Di chuyển nhẹ nhàng, cẩn thận, hạn chế cúi, khom người, đặc biệt là trong các giai đoạn cuối thai kỳ
– Khi đau, ê nhức mông hãy đắp gạc nóng hoặc lạnh vào vùng bị đau.
– Mang đai hỗ trợ cho thai phụ để nâng đỡ và giảm thiểu sức nặng của thai nhi, giảm thiểu tình trạng nhức mỏi vùng hông và mông.
– Áp dụng các giải pháp mát xa nhẹ nhàng bởi các chuyên gia hoặc một số bài mát xa có thể tự thực hiện tại nhà bằng cách nhờ người thân giúp đỡ.
– Tắm và ngâm mình trong nước ấm để thả lỏng và thư giãn cơ thể, giúp cơ bắp được giải phóng và giảm thiểu tình trạng nhức mỏi toàn thân.
– Chỉ sử dụng giày, dép đế bằng trong giai đoạn mang thai.
– Hạn chế các hoạt động liên quan đến vùng xương chậu, hông, mông, xương cụt…
– Tuyệt đối không khiêng vác đồ nặng vì có thể không chỉ làm trầm trọng các cơn ê mông mà nó còn dẫn đến các nguy cơ nguy hiểm cho bản thân như trượt, té, tăng sức nặng gây tổn thương lên thai nhi.
– Áp dụng luyện tập các bài tập thể dục dành riêng cho phụ nữ mang thai để tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể.
Lưu ý cho các bà bầu: Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, các thành phần trong thuốc tây đều có nguy cơ ảnh hưởng nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Nếu thấy những biểu hiện đau ê mông không thuyên giảm, cách tốt nhất là đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa, thăm khám thai kỳ đúng lịch hẹn và chăm sóc cơ thể đúng theo hướng dẫn bác sĩ để có được kết quả điều trị hiệu quả nhất.
Nếu gặp bất kỳ các triệu chứng bất thường về hiện tượng ê mông khi mang thai, chúng ta cần hỏi thăm ý kiến bác sĩ để khắc phục sớm tình trạng này. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hay các cách chữa trị khác theo ý của mình mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. Hi vọng bài viết này đã giúp các chị em phụ nữ đang mang thai hiểu hơn về cơ thể trong giai đoạn nhạy cảm này.
Đọc thêm : Ngừa ung thư cổ tử cung thế nào ?
No comments:
Post a Comment