Wednesday, April 29, 2020

8 dấu hiệu thai yếu mẹ bầu cần biết

Theo thống kê, có đến 20% bà bầu kết thúc thai kỳ bằng kịch bản buồn là sẩy thai. Chính vì vậy khi bắt gặp bất cứ dấu hiệu thai yếu nào mà chính bạn tiên lượng không ổn, xin đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay!

8 dấu hiệu thai yếu mẹ bầu cần biết

Trong đó tiểu ít, ngứa bụng hay con đạp nhiều… tưởng chừng chỉ là những triệu chứng thoáng qua nhưng lại rất đáng lo ngại với phụ nữ có thai. Trong suốt 40 tuần thai mang thai mẹ bầu không nên chủ quan với bất cứ thay đổi gì trong cơ thể mình. Chọc ối khi mang thai là gì ?
Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo thai yếu mẹ bầu cần đặc biệt chú ý:
  • Đi tiểu ít, dấu hiệu thai yếu đáng quan tâm
  • Thông thường, bà bầu sẽ đi tiểu rất nhiều trong suốt thai kỳ bởi sự tác động của nội tiết tố gây áp lực lên bàng quang. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đi tiểu ít hoặc thậm chí ngồi cả buổi mà không đi tiểu, rất có thể mẹ đang bị thiếu nước hoặc có dấu hiệu của chứng tiểu đường thai kỳ.
  • Thai chuyển động bất thường
  • Những cú máy đạp chính là dấu hiệu sinh tồn của bé. Tùy vào thời điểm, bé có thể chuyển động nhiều hay ít, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ. Song, nếu sau thời gian thai máy đều đặn, mẹ nhận thấy rằng bé bỗng dưng hiếu động một cách bất thường.
  • Bé quẫy đạp quá nhanh trong vòng 12 giờ thì rất có thể thai nhi đang bị ngộp thở do thiếu oxy. Ngược lại, thai máy quá chậm hoặc ngừng hẳn cũng không kém phần nguy hiểm.
  • Lúc này đây có thể là dấu hiệu thai yếu hoặc có nguy cơ thai chết lưu trong bụng mẹ rất nguy hiểm.
Khi thai nhi có những cử động bất thường, mẹ cần đi khám ngay

Mẹ bị ngứa toàn thân

Ngứa ngáy khi mang thai là chuyện bình thường, do thay đổi nội tiết tố mà ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa lan rộng trên cơ thể. Đặc biệt ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân. Triệu chứng ngứa nhiều hơn, cộng thêm vàng da nhẹ thì cần xét nghiệm chức năng gan.
Đây có thể là những dấu hiệu của hội chứng ứ mật intrahepatic. Bệnh dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu, mẹ xuất huyết sau sinh… Do đó phụ nữ mang thai cần được làm các xét nghiệm khi mang thai kỹ lưỡng khi thấy ngứa bất thường để được phát hiện điều trị sớm.

Cân tăng rất ít hoặc tăng quá nhanh

Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít trong thai kỳ cũng biểu hiện sự bất ổn của thai nhi trong bụng. Nếu như mẹ tăng cân quá ít, thai nhi trong bụng có thể đang phải đối phó với việc rối loạn sự phát triển. Ngược lại, nếu tăng cân “thần tốc” thì nguy cơ cao sẽ bị tiền sản giật.
10 – 12kg là con số đẹp nhất mẹ nên tính toán khi tăng trọng lượng trong thời gian mang thai. Con số này có thể chênh lệch một chút, tùy vào cơ địa và chế độ dinh dưỡng của mỗi người…
Các mẹ bầu cũng nên lưu ý cân nặng để dưỡng thai

Chảy sữa trong thai kỳ

Có những bà mẹ sinh con dạ sẽ có sữa non sớm, từ tuần thứ 30 thai kỳ, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu như tiết sữa kèm theo triệu chứng đau bụng và chảy máu âm đạo. Đặc biệt là người có tiền sử sẩy thai không rõ nguyên nhân thì cần hết sức lưu ý.
Nó có thể liên quan tới sự phát triển bào thai và gây nguy cơ sẩy thai. Khi đó cần thực hiện kiểm tra nội tiết để điều trị kịp thời.

Chiều cao tử cung tăng nhanh

Mỗi lần khám thai, bác sĩ đều đo chiều cao tử cung để xác định sự phát triển của thai nhi, đồng thời tính toán kích thước, cân nặng thai nhi. Nếu là đa thai thì chiều cao tử cung tăng nhanh sẽ không có gì đáng lo ngại.
Song nếu thai chỉ có một mà chiều cao vùng bụng của mẹ tăng nhanh thì rất có thể thai nhi trong bụng đang gặp một số bất thường. Mẹ không nên chủ quan, hãy tới bệnh viện gặp bác sĩ để có sự chẩn đoán chính xác.

Chảy máu âm đạo

Các mẹ lưu ý, trong suốt thời gian mang thai, nếu mẹ thấy có một lượng nhỏ máu ở âm đạo thì cần phải siêu âm để xác định nguyên nhân ngay lập tức. Đó có thể là dấu báo tiềm ẩn nguy cơ thai ngoài tử cung (nếu ở những tuần đầu thai kỳ).
Nguy cơ động thai, thậm chí là nguy cơ sẩy thai, thai lưu (nếu thấy máu đỏ sậm). Lúc này mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn và uống thuốc theo đơn của bác sĩ, kết hợp nghỉ ngơi để dưỡng thai.
Nói chung, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào, dù kèm đau bụng hay không mẹ cũng nên tới bệnh viện để kiểm tra chắc chắn.
Chảy máu âm đạo cũng là một trong những dấu hiệu thai yếu nguy hiểm mẹ cần chú ý

Tử cung cứng đờ

Đây là trường hợp hết sức nguy hiểm. Nếu trong thai kỳ mẹ cảm thấy tử cung cứng đờ, kết hợp với những cơn đau kéo dài thì chắc chắn đó là dấu hiệu cho thấy mẹ đã bị bong nhau non.
Hậu quả của việc bong nhau non có thể lấy đi tính mạng của cả mẹ lẫn thai nhi rất nguy hiểm. Mẹ cần đặc biệt cẩn trọng, không nên xem nhẹ khi cơ thể có dấu hiệu suy thai này.
Các mẹ biết đấy không phải mẹ bầu nào cũng có may mắn được hưởng một thai kỳ trọn vẹn đến ngày sinh nở. Chính vì thế các mẹ chớ chủ quan, xem nhẹ các biểu hiện bất thường trong thai kỳ vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo thai yếu và cần can thiệp ngay lập tức.
Đọc thêm : Phòng ngừa ung thư cổ tử cung thế nào ?

Monday, April 27, 2020

Vài điều bạn cần biết về xét nghiệm máu khi mang bầu

Các xét nghiệm máu khi mang thai là một phần của chương trình khám tiền sản. Một số xét nghiệm dành cho tất cả phụ nữ, nhưng một vài xét nghiệm chỉ được cung cấp nếu bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc tình trạng di truyền cụ thể.Tất cả các xét nghiệm tiền sản được thực hiện để kiểm tra bất cứ yếu tố có thể gây ra vấn đề trong khi mang thai hoặc sau khi sinh. Ngoài ra, các xét nghiệm này có thể giúp kiểm tra xem thai nhi có khỏe mạnh không. Dưới đây là một số loại xét nghiệm máu khi mang thai bác sĩ thường yêu cầu.

Những điều bạn cần biết về xét nghiệm máu khi mang thai

Nhóm máu,yếu tố Rh và sàng lọc kháng thể

Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra máu để xem nhóm máu của bạn là loại O, A, B hay AB và có phải là Rh âm tính hay không.
Nếu nhóm máu của bạn là Rh âm tính, bạn sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh ít nhất một lần trong khi mang thai và một lần khác sau khi sinh nếu con bạn có Rh dương tính.
Mũi tiêm này sẽ bảo vệ bạn khỏi việc phát triển các kháng thể có thể gây nguy hiểm trong thai kỳ này hoặc trong các lần mang thai sau. (Lưu ý: nếu bố Rh âm, con cũng sẽ Rh âm, do đó bạn không cần tiêm mũi này).
Bác sĩ cũng kiểm tra máu của bạn để xác định các kháng thể Rh cũng như một số kháng thể khác có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn.

Công thức máu toàn phần

Công thức máu toàn phần sẽ cho biết bạn có quá ít huyết sắc tố trong các tế bào hồng cầu (một dấu hiệu của thiếu máu) hay không và nếu có, thì đó có phải là do thiếu sắt hay không.
Nếu bạn bị thiếu sắt, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bổ sung sắt và ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như thịt nạc. Xét nghiệm này cũng giúp đếm số lượng tiểu cầu và bạch cầu. (Bạch cầu tăng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng).

Xét nghiệm miễn dịch rubella (sởi Đức)

Xét nghiệm này còn được gọi là chỉ số rubella, giúp kiểm tra nồng độ kháng thể đối với virus rubella trong máu để xem bạn có miễn dịch với nó không. Đa số phụ nữ đều có miễn dịch với rubella, vì họ đã được tiêm phòng hoặc mắc bệnh này khi còn nhỏ.
Khi mang thai, virus rubella có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc thai chết lưu, cũng như các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, tùy thuộc vào mức độ nhiễm virus. Vì vậy, nếu bạn không được miễn dịch, điều rất quan trọng là hãy tránh tiếp xúc với người bị nhiễm và không du lịch đến những nơi thường xuyên xảy ra bệnh Rubella.
Mặc dù không thể tiêm vắc xin khi đang mang thai, bạn nên tiêm vắc xin sau khi sinh để bảo vệ cho lần mang thai tới. Siêu âm độ mờ da gáy tuần bao nhiêu ?

Xét nghiệm viêm gan B

Nhiều phụ nữ mắc bệnh viêm gan B không có triệu chứng và vô tình có thể truyền virus cho thai nhi trong lúc chuyển dạ hoặc sau khi sinh.
Xét nghiệm viêm gan B sẽ giúp bác sĩ xác định bạn có mang mầm bệnh viêm gan B hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ bảo vệ con bạn bằng cách tiêm globulin miễn dịch viêm gan B và mũi tiêm vắc xin gan B đầu tiên cho trẻ trong vòng 12 giờ sau khi sinh. (Bé sẽ được tiêm mũi thứ hai lúc 1 hoặc 2 tháng tuổi và mũi thứ ba lúc 6 tháng). Tất cả các thành viên trong gia đình nên được xét nghiệm và tiêm phòng nếu bạn là người mang mầm bệnh.

Sàng lọc giang mai

Giang mai là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) tương đối hiếm gặp ngày nay, nhưng tất cả phụ nữ nên được kiểm tra vì nếu mắc bệnh giang mai và không điều trị, cả bạn và em bé đều có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Trong trường hợp không chắc kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Xét nghiệm HIV

Các chuyên gia y tế luôn khuyến nghị tất cả phụ nữ mang thai nên kiểm tra virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), nguyên nhân gây ra bệnh AIDS. Nếu xét nghiệm dương tính với HIV, bạn và em bé sẽ được điều trị để duy trì sức khỏe và giảm đáng kể khả năng em bé bị nhiễm virus HIV.

Xét nghiệm máu khác

Nếu không chắc mình đã từng bị thủy đậu hay đã được tiêm vắc xin phòng ngừa, bạn sẽ được làm xét nghiệm kiểm tra xem có miễn dịch với các bệnh này không. Nếu bạn thuộc đối tượng nguy cơ cao của bệnh tiểu đường, xét nghiệm khả năng dung nạp glucose (đường) sẽ được thực hiện trong lần khám thai đầu tiên.
Ngoài ra, tất cả phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu nên sàng lọc hội chứng Down và một số bất thường nhiễm sắc thể khác, bằng cách làm xét nghiệm máu và siêu âm để xem độ mờ da gáy của em bé.
Các bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm máu khác để tầm soát rối loạn di truyền, tùy thuộc vào tình huống và yêu cầu của bạn. Một số trong số này, như xét nghiệm bệnh xơ nang, có thể được thực hiện ngay cả khi bạn không thuộc nhóm có nguy cơ cao.
Thông thường, các kết quả xét nghiệm sẽ được bác sĩ thông báo và giải thích trong lần khám tiếp theo, nếu không có những bất thường cần được giải quyết ngay.

Sunday, April 26, 2020

Điểm danh 9 bí quyết để mẹ bầu ăn vào con

Nguyên tắc ăn uống để “vào con không vào mẹ” như thế nào? Nhiều bà bầu lo lắng khi biết thai nhi vẫn nhẹ cân dù đã gần cuối thai kỳ. Tuy nhiên, làm thế nào để thai nhi tăng cân nhanh không phải là chuyện dễ, nhiều mẹ ăn nhiều nhưng cân nặng của con vẫn không khả quan. Vậy mẹ bầu ăn gì để con to mà vẫn giữ dáng cùng nipt gentis tìm hiểu ngay nhé ?

Điểm danh 9 bí quyết để mẹ bầu ăn vào con

kinh nghiệm ăn uống để vào con không vào mẹ

1. Uống đủ nước

Uống nước đầy đủ không chỉ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn mà đôi khi còn là biện pháp cứu cánh cho cơn đói làm phiền mẹ bầu, ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.

2. Ăn sáng đủ chất

Đây tưởng như là một thói quen hiển nhiên nhưng có rất nhiều mẹ bầu bận rộn với công việc mà không thường xuyên ăn sáng. Bỏ bữa sẽ khiến mẹ và em bé không đủ năng lượng làm việc cả ngày dài sau 6-8 tiếng ngủ vào buổi tối. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, ủ rũ, ăn nhiều hơn vào bữa sau, dẫn đến nguy cơ tăng cân rất nhanh.

3. Ăn nhiều bữa nhưng không có nghĩa là tăng đồ ăn vặt

Hiện tượng buồn nôn, ốm nghén, khó tiêu hóa khi mang thai có thể làm cho bạn không thể tập trung vào ăn ba bữa chính như bình thường. Vì vậy, chị em nên chia nhỏ thành 5-7 bữa ăn. Việc này giúp bạn nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và con, đồng thời làm ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích mỡ thừa, bớt ốm nghén cho chị em.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ tăng số lượng đồ ăn vặt lên. Trong các thức ăn nhanh chứa rất nhiều đường, cholesterol làm cân nặng mẹ bầu tăng vù vù mà lại chẳng bổ sung được tí calo nào cho cơ thể. Thay vào đó, các mẹ có thể lưu ý uống các loại sinh tố hoa quả có nhiều chất dinh dưỡng để tốt cho em bé. Mẹ bầu nhớ thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh để tìm ra những bất thường trong thai kỳ nhé !

4. Tạo dựng thói quen ăn chậm nhai kỹ

Khi mang thai, cơ thể cần nạp 2500 calories/ngày. Do những thay đổi hocmon trong giai đoạn thai kỳ khiến phụ nữ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, chị em nên thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thay vì ăn nhanh, vừa ăn vừa xem TV, bạn nên ngồi ăn ở nơi yên tĩnh, ăn những món mình yêu thích, ăn chậm nhai kỹ để dạ dày có cảm giác nhanh no. Thói quen này còn kiềm chế bạn ăn nhiều hơn, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.

5. Bỏ ngay suy nghĩ ăn cho cả con

Tâm lý đám đông thường khiến mẹ bầu ăn nhiều gấp đôi vì tưởng là tốt cho cả con. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn nhiều chưa chắc đã là việc làm tốt cho thai nhi, vì trong từng giai đoạn mang thai, em bé sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau để phát triển. Mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng bạn tăng nhanh không ngờ đấy.

6. Duy trì thói quen luyện tập

Theo các nhà khoa học, duy trì thói quen tập luyện không chỉ giúp mẹ bầu ngủ ngon, giảm các triệu chứng ốm nghén khó chịu mà còn giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh.
Tập những bài tập luyện nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… thường xuyên giúp mẹ bầu tăng năng lượng, cải thiện hơi thở, tránh tăng cân quá nhanh.

7. Hạn chế ăn các món ngọt và mặn

Cố gắng hạn chế không ăn nhiều để không bị tăng cân cũng như bị tiểu đường thai kì. Do vậy nếu hôm nay bạn ăn bánh, kẹo, chè thì ngày mai bạn sẽ cố gắng nhịn vài ngày rồi sau đó mới dám ăn tiếp lại. Nói chung là lúc cố gắng kiềm chế thì phải đòi hỏi quyết tâm dữ lắm, các bạn cũng cố gắng nhé!
Ngoài việc không ăn nhiều món ngọt thì bạn cũng hạn chế tối đa ăn mặn để tránh bị các nguy cơ như bị phù nước ở chân hay huyết áp tăng. Mecuti thấy nhiều món ở các tiệm ở Việt Nam nêm nếm hơi bị mặn và cho nhiều bột ngọt hay đường, đặc biệt là các món hủ tiếu, cháo, bún, phở. Nên khi ăn ở ngoài, các bạn cũng nên lựa những nơi chất lượng để ăn, hay cũng hạn chế không húp nhiều nước súp để tránh cơ thể hấp thụ nhiều bột ngọt, muối hay đường, không tốt cho sức khoẻ của mẹ và bé nhé.

8. Ăn giảm dần vào buổi trưa và tối, chủ yếu ăn rau và canh

Sau khi đã ăn nhiều vào buổi sáng thì các bạn giảm dần “ sức ăn” vào buổi trưa và tối . Trưa và tối sẽ chủ yếu ăn cơm nhà, có rau, canh và cơm thì nhiều nhất khoảng nửa chén thôi. Ăn vừa bụng thì ngưng, chứ không ăn đến khi có cảm giác no căng.
Ăn tối trước 7 giờ tối: Khoảng 6 giờ chiều, các bạn tranh thủ ăn xong buổi tối, và sau đó thì sẽ cố gắng không ăn bất kì món gì nữa. Ăn sau 7 giờ hay trễ nhất là 8 giờ tối là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng trong thai kì. Buổi tối trước khi đi ngủ, nếu bạn có cảm giác hơi đói đói thì là thành công rồi đó. Nếu có cảm giác đói quá thì trước khi đi ngủ, bạn có thể uống 1 ly sữa nóng để dằn bụng, chứ đừng đi lục nồi cơm nhé !

9. Ăn chia nhiều bữa nhỏ

Bên cạnh đó, các bạn cũng chú ý khi ăn thì chia thành nhiều bữa nhỏ vì bụng bầu càng to ăn một lúc thật nhiều sẽ mang đến cảm giác no căng khó chịu hay bị tăng acid dịch vị. Đặc biệt, lúc ăn nhớ cố gắng nhai thật chậm từ từ để giúp cơ thể tiêu hoá tốt thức ăn, hấp thụ đầy đủ vitamin và để tránh cảm giác thèm ăn, muốn ăn thật nhanh, thật nhiều. Và một điểm quan trọng nữa là mỗi ngày các bạn nhớ vận động nhẹ, ví dụ như đi bộ từ 15 phút để nửa tiếng để giúp cơ thể khoẻ mạnh, săn chắc và giảm bớt calorie thừa nhé …
Ngoài việc ăn uống theo những nguyên tắc trên, các bà bầu cũng nên cung cấp cho cơ thể những loại vitamin, sữa canxi , bột rau xanh mà các bạn vẫn thường xuyên uống từ trước cho đến suốt thai kì. Ví dụ trước khi có bầu là các bạn đã uống vitamin tổng hợp chứa acid folic , canxi và sắt đến tận bây giờ. Ngoài ra, từ giữa thai kì thì các bạn ngưng không uống sữa tươi vì có chứa nhiều chất béo mà chủ yếu uống sữa canxi pha chung với cà phê hay trà sữa dành riêng cho bà bầu (chỉ có vị cà phê, trà sữa thôi, chứ không có caffeine mà chỉ toàn vitamin). Đặc biệt từ cuối thai kì trở đi đến khi sinh và cho bé bú thì các bạn còn bổ sung uống them viên DHA để giúp mẹ có được sự tập trung, cũng như bổ sung thêm cho trí não của bé.
Đọc thêm : siêu âm độ mờ da gáy là gì ?

Saturday, April 25, 2020

Ê mông khi mang thai nguyên nhân và cách khắc phục

Tình trạng ê mông khi mang thai rất phổ biến và luôn khiến các bà bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, tinh thần căng thẳng. Nguyên nhân xuất hiện của tình trạng này thường do sự phát triển của thai nhi, xương chậu nở và sự phát triển hormone trong giai đoạn mang thai. Thực chất tình trạng này không hề nguy hiểm và chỉ là biểu hiện thường gặp trong giai đoạn thai kỳ. Tuy vậy việc nắm bắt các giải pháp trị liệu ê mông có thể giúp các chị em phụ nữ có thể thoải mái hơn trong giai đoạn mang thai. Bài viết này hãy cùng gentis tìm hiểu rõ nhé !

Ê mông khi mang thai nguyên nhân và cách khắc phục

1. Nguyên nhân gây ê mông khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra biểu hiện ê mông khi mang thai. Có thể kể đến:
– Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ dẫn đến các biểu hiện cơ lưng mềm ra, phần gân từ mông tới chân bị ảnh hưởng và tắc nghẽn trong thời gian ngắn, sinh ra hiện tượng ê mông khi ngồi hoặc di chuyển.
– Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ làm tăng sức ép đến vùng xương chậu, tử cung sinh ra các tình trạng nhức mỏi vùng xương chậu, cảm giác chạy dài từ vùng mông cho đến hai chân.
– Khi thai nhi được 36 tuần tuổi, cơ thể dần có các chuyển hướng nhằm phù hợp cho việc ra đời, khiến máu dồn về vùng xương chậu nhiều hơn, gây sức ép lên các dây thần kinh sinh ra biểu hiện ê mông. bệnh down là gì ?

2. Triệu chứng ê mông khi mang thai

Những biểu hiện dưới đây chứng tỏ thai phụ đang có các tình trạng ê mông:
– Nhức nhẹ phần mông, lưng, hông, kèm theo biểu hiện đôi khi nóng ran người ở từng thai phụ, có thể xuất hiện nhiều hoặc ít.
– Cảm thấy khó khăn khi đứng, ngồi, nằm, đi lại. Nhìn chung đây là các biểu hiện luôn xảy ra khi thai nhi phát triển lớn dần.
– Một số bà bầu phải đối mặt với các cơn đau ở khớp gối, mắt cá chân, tướng đi lạch bạch, nặng nề do thai nhi đang ngày càng lớn.
– Ê mông, mỏi lưng nhiều hơn về đêm khi nằm ngủ.
– Không kiểm soát tiểu tiện được như trước.
Cứ khoảng 5 bà bầu thì có 1 trường hợp bị đau thắt lưng vùng chậu khiến các cơn ê mông xuất hiện. Biểu hiện ê mông giai đoạn mang thai thường không quá nghiêm trọng, nhưng nếu bà bầu xuất hiện các tình trạng thì nên tìm khám bác sĩ ngay:
Cơn đau tương tự như hiện tượng co thắt chuyển dạ, đau thắt vùng chậu, đau ê ẩm với mức độ nặng dù chưa đến ngày sinh nở.
Xuất hiện nước ối, máu ngay âm đạo, chuột rút liên tục dù cơ thể thai phụ không gặp phải các tình trạng té ngã, chấn thương, va chạm…

3. Khắc phục tình trạng đau mông khi mang thai

- Tích cực luyện thể tập thể dục phù hợp để hạn chế các cơn ê mông
Để giảm thiểu cảm giác khó chịu khi bị ê mông giai đoạn mang thai, các mẹ có thể áp dụng một số giải pháp điều trị và chăm sóc cơ thể sau đây:
– Tư thế nằm
Thai nhi càng phát triển, người mẹ càng cảm thấy mệt mỏi, đau nhức vùng hông, ê mông nhiều và gặp khó khăn khi di chuyển, ngồi, nằm. Để hạn chế các cơn đau nhức khi nằm và thức dậy, các bà bầu khi nằm nên nghiêng người sang một bên, gối đầu không quá cao hoặc quá thấp, gối thêm một chiếc gối mỏng ở dưới chân, xoay người nhẹ nhàng khi thấy mỏi để hạn chế các cơn đau nhức. mẹ bầu nhớ thực hiện đầy đủ các xét nghiệm đặc biệt là xét nghiệm máu khi mang thai nhé !
– Chọn loại đệm phù hợp với phụ nữ mang thai, không ngủ chiếu, bề mặt cứng.
– Áp dụng tư thế ngồi đúng cách khi mang thai, giữ thẳng lưng khi ngồi, không gù lưng.
– Di chuyển nhẹ nhàng, cẩn thận, hạn chế cúi, khom người, đặc biệt là trong các giai đoạn cuối thai kỳ
– Khi đau, ê nhức mông hãy đắp gạc nóng hoặc lạnh vào vùng bị đau.
– Mang đai hỗ trợ cho thai phụ để nâng đỡ và giảm thiểu sức nặng của thai nhi, giảm thiểu tình trạng nhức mỏi vùng hông và mông.
– Áp dụng các giải pháp mát xa nhẹ nhàng bởi các chuyên gia hoặc một số bài mát xa có thể tự thực hiện tại nhà bằng cách nhờ người thân giúp đỡ.
– Tắm và ngâm mình trong nước ấm để thả lỏng và thư giãn cơ thể, giúp cơ bắp được giải phóng và giảm thiểu tình trạng nhức mỏi toàn thân.
– Chỉ sử dụng giày, dép đế bằng trong giai đoạn mang thai.
– Hạn chế các hoạt động liên quan đến vùng xương chậu, hông, mông, xương cụt…
– Tuyệt đối không khiêng vác đồ nặng vì có thể không chỉ làm trầm trọng các cơn ê mông mà nó còn dẫn đến các nguy cơ nguy hiểm cho bản thân như trượt, té, tăng sức nặng gây tổn thương lên thai nhi.
– Áp dụng luyện tập các bài tập thể dục dành riêng cho phụ nữ mang thai để tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể.
Lưu ý cho các bà bầu: Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, các thành phần trong thuốc tây đều có nguy cơ ảnh hưởng nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Nếu thấy những biểu hiện đau ê mông không thuyên giảm, cách tốt nhất là đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa, thăm khám thai kỳ đúng lịch hẹn và chăm sóc cơ thể đúng theo hướng dẫn bác sĩ để có được kết quả điều trị hiệu quả nhất.
Nếu gặp bất kỳ các triệu chứng bất thường về hiện tượng ê mông khi mang thai, chúng ta cần hỏi thăm ý kiến bác sĩ để khắc phục sớm tình trạng này. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hay các cách chữa trị khác theo ý của mình mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. Hi vọng bài viết này đã giúp các chị em phụ nữ đang mang thai hiểu hơn về cơ thể trong giai đoạn nhạy cảm này. 
Đọc thêm : Ngừa ung thư cổ tử cung thế nào ?

Friday, April 24, 2020

Mang thai bị sốt cao làm thế nào để hạ sốt nhanh không cần thuốc

Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của các bà bầu thường rất kém, cơ thể thường dễ bị tác động bởi các loại vi khuẩn, virus có hại, tăng nguy cơ nhiễm bệnh cao. Cảm, sốt cao là một trong những hiện tượng sức khỏe mà bà bầu thường mắc phải nhất. Tuy vậy việc sử dùng thuốc điều trị thông thường luôn mang theo những tác động xấu đến cho sự phát triển của thai nhi, gây hậu quả thai nhi bị dị tật, phát triển không toàn diện thậm chí là chết thai, sảy thai. Trong khi đó, khi người mẹ bị sốt quá cao nhưng không sử dụng thuốc hạ sốt kịp thời lại có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy khi bà bầu bị sốt cao nên làm gì là tốt nhất để có thể bảo vệ sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi?

Mang thai bị sốt cao làm thế nào để hạ sốt nhanh không cần thuốc

Khi bị bà bầu bị sốt cao, ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Hiện tượng sốt nhìn chung thường do nguyên nhân người bệnh mắc các chứng viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, viêm nhau, viêm màng ối, nhiễm siêu vi… hoặc do nhiệt độ môi trường thay đổi, cơ thể không thích ứng kịp thời. Khi bà bầu bị sốt, nước và chất điện giải trong cơ thể sẽ bị rối loạn, có thể dẫn đến các nguy cơ bị tiền sản giật, sản giật (Theo SKĐS). Đây là triệu chứng rất đáng lo ngại ở phụ nữ giai đoạn mang thai, gây ra những biến chứng ảnh hưởng lớn đến tính mạng của cả người mẹ và thai nhi trong bụng mẹ. xét nghiệm chọc ối để làm gì ?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia khoa học ở Mỹ chỉ ra rằng nếu người mẹ đã bị sốt cao trong 3 tháng trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thời kì mang thai, khả năng thai nhi bị dị tật sẽ là 11,2%. Nếu người mẹ bị nhiễm virus cảm cúm trong thời gian này, tỷ lệ thai nhi dị tật có thể cao gấp 2 lần với người mẹ mang thai không gặp triệu chứng cảm, sốt.
Trong các tháng đầu thai kỳ, những hoạt động chuyển hóa protein thường gây ra những ảnh hưởng nhạy cảm đến nhiệt độ cơ thể. Cùng với đó, sự phát triển của thai nhi cũng đi theo sự sắp xếp của các protein. Nếu quá trình chuyển hóa protein bị rối loạn, khả năng sảy thai, động thai theo đó cũng rất cao. Ở thời kì này, những biểu hiện sốt nhẹ, dưới 38 độ chưa thể tác động đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39,5 độ, sự phát triển của thai nhi bị tác động và có nguy cơ tác động lớn đến tính mạng của thai nhi. Được biết, khi bị sốt cao ở giai đoạn đầu thời kì mang thai, nếu thai phụ tiếp tục tắm bằng nước nóng hoặc xông hơi đều có thể gây dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống thai nhi.

Cách hạ sốt an toàn cho bà bầu

Khi bà bầu bị sốt cần đo nhiệt độ và theo dõi liên tục, đồng thời áp dụng những giải pháp hạ sốt phù hợp để kịp thời hạ sốt cho bà bầu trước khi những biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện. Nên tìm khám bác sĩ để được xét nghiệm, kiểm tra, chuẩn đoán sức khỏe của người mẹ và thai nhi, tiếp nhận hướng dẫn cách điều trị và sử dụng thuốc phù hợp. Tuyệt đối không nên tự sử dụng thuốc, tiêm thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, dù đó là loại thuốc có thể dành cho phụ nữ mang thai, để đảm bảo sự phát triển ổn định nhất cho thai nhi.
Dưới đây là những giải pháp hạ sốt an toàn cho bà bầu có thể áp dụng:
– Bà bầu nên nằm nghỉ ngơi trong môi trường thông thoáng (không bị gió), cởi bỏ bớt y phục và dùng khăn ướt vắt khô để làm mát cơ thể, tăng thải nhiệt qua da. Dùng khăm lau các vị trí cổ, ngực, nách, bẹn để hạ nhiệt độ hiệu quả hơn.
– Chỉ nên đắp chăn mỏng, không dùng chăn dày, đắp kín, có thể gây cản trở quá trình tỏa nhiệt, khiến nhiệt độ cơ thể bà bầu càng tăng cao hơn.
– Liên tục dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, đảm bảo cho đến khi hạ sốt đến 38 hoặc dưới 39 độ C.
– Đảm bảo môi trường nhà ở trong lành, thoáng đãng, sạch sẽ, có thể mở một chút cửa sổ để thông gió, giúp cơ thể bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
– Có ý kiến cho rằng có thể sử dụng thuốc xịt mũi chứa kháng thể histamin để giảm bớt nghẹt mũi, xoang mũi. Tuy vậy cần lưu ý đến thành phần có trong thuốc xịt cũng như đảm bảo đây là loại thuốc được bác sĩ kiến nghị sử dụng. Thuốc xịt sử dụng nhiều có thể làm mỏng niêm mạc mũi, có thể người mẹ bị viêm xoang về sau, không nên lạm dụng nhiều. Hội chứng edwards khi mang thai ?
Trong trường hợp đã áp dụng mọi cách để hạ sốt nhanh cho thai phụ mà nhiệt độ cơ thể thai phụ vẫn không giảm thì hãy nhanh chóng đưa ngay thai phụ đến trạm y tế gần nhất để được kiểm tra và xử trí kịp thời vì rất có thể thai phụ không bị cảm, sốt đơn thuần mà có thể là do một số trường hợp nhiễm trùng khác gây nên.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Khi bà bầu bị sốt cao nên ăn gì để giúp cơ thể phục hồi khỏe mạnh hơn? Cần lưu ý và áp dụng ngay những thực phẩm sau cho bữa ăn hằng ngày để có thể đẩy lùi bệnh hiệu quả.
– Nên chế biến các món ăn dạng lỏng, nhiều nước như súp, canh , bún, phở… nước dùng nên ninh từ các loại xương heo, bò, gà để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả bà bầu và thai nhi, vừa dễ hấp thu, tiêu hóa.
– Đảm bảo dinh dưỡng bữa ăn luôn đa dạng các loại rau củ, trái cây để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng cường khả năng trao đổi chất và khả năng đề kháng cho cơ thể. Những loại trái cây có vị chua thường hợp khẩu vị với nhiều bà bầu cũng như bổ sung lượng vitamin C cần thiết, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
– Đảm bảo uống nước liên tục mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mất nước khi bị sốt. Lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là từ 1,5 – 2 lít, bà bầu nên lưu ý để hấp thu đủ lượng nước cần thiết.
– Không nên quá kiêng cữ trong giai đoạn bị sốt, chế biến các món ăn thanh đạm, hạn chế dầu mỡ, cay nóng, để đảm bảo cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.
– Không nên uống nước đá để tránh nguy cơ bị viêm họng.
– Không uống nước trà bởi chất ta-nanh có trong trà sẽ khiến nhiệt độ càng tăng cao, có thể khiến não bộ rơi vào trạng thái kích thích, tăng huyết áp rất nguy hiểm cho bà bầu.
– Trứng cung cấp lượng protein lớn, có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa protein ở bà bầu, ảnh hưởng đến thai nhi nên cần lưu ý khi ăn trong thời điểm bị sốt cao.
– Mật ong có tính nóng, nạp vào cơ thể có thể làm phản tác dụng, ảnh hưởng đến cơ thể bà bầu.

Cách phòng tránh sốt cho bà bầu

Ở giai đoạn đầu khi mang thai, các bà bầu cần lưu ý và bảo vệ sức khỏe cẩn thận để tránh khả năng bị cảm sốt ở thời điểm này. Sức khỏe người mẹ trong các thai nhi có ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành ổn định của thai nhi về sau.
Giữ ấm cơ thể, sinh hoạt trong môi trường đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, trong lành. Tránh đi đến những nơi có bất kì dịch bệnh cũng như tiếp xúc với người đang bị cảm sốt, nhiễm virus.
Đảm bảo thể trạng cơ thể luôn được khỏe mạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi có bất kì vấn đề xảy ra nên tìm khám bác sĩ sản khoa ngay lập tức để được kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như giải pháp điều trị phù hợp.
Khi bà bầu bị sốt cao, không nên quá lo lắng và tự ý áp dụng các giải pháp điều trị thông thường. Cần lưu ý và tư vấn ý kiến bác sĩ cụ thể để sức khỏe bà bầu trong giai đoạn này được cải thiện tích cực.
Đọc thêm : Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu thai kỳ ?

Wednesday, April 22, 2020

Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm

Kể từ khi bắt đầu đậu thai cho đến suốt những tháng thai kì sau, nhiều bà bầu cho biết thường cảm nhận thấy những cảm giác đau, tức bụng, đau bụng dưới, đau lâm râm mà không rõ nguyên nhân vì sao. Đặc biệt trong khi mang thai 3 tháng đầu, một vấn đề nhỏ xảy ra đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi, khiến nhiều bà bầu lo lắng hơn khi gặp phải tình trạng đau bụng đột ngột. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng, có thể là triệu chứng thông thường cũng có thể là triệu chứng nguy hiểm, cần lưu ý khi nhận thấy triệu chứng để có thể xác định nguyên nhân kịp thời.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm

Triệu chứng đau bụng thường gặp trong các tháng đầu

Có nhiều triệu chứng đau bụng khác nhau mà các bà bầu phải đối mặt trong tháng đầu thai kì, cụ thể gồm những biểu hiện sau:
– Đau bụng lâm râm.
– Đau tức bụng dưới bên trái, bên phải hoặc cả 2 bên.
– Đau nhói bụng, đặc biệt là vào những tuần đầu tiên của thai kỳ.
– Đau bụng dữ dội, giảm dần rồi tiếp tục xuất hiện.
– Đau bụng kèm hiện tượng ra máu kinh nhiều hoặc ít.

Nhận biết cơn đau bụng khi mang thai là bình thường hay nguy hiểm

Dù là đau bụng lâm râm, đau bụng dưới, đau bụng bên trái hay bên phải… đều có thể là triệu chứng nguy hiểm mà ta không hay biết. Để nhận biết rõ tình trạng đau bụng các tháng đầu thai kì là an toàn hay không, ta nên lưu ý những điều sau:

Khi nào là đau bụng bình thường?

Đau bụng lâm râm xuất hiện rồi biến mất theo các chuyên gia nhận định là hoàn toàn không đáng lo ngại. Triệu chứng này cho thấy thai đã vào tử cung và đang tìm cách bám chặt, đặc biệt các cơn đau bụng còn xuất hiện rõ rệt hơn vào những ngày sau.
Cơn đau âm ỉ thường xuất hiện trong 2-3 ngày liên tục. Khi thai lớn hơn các cơn đau ngày một nhiều hơn nhưng lúc này thai nhi đã lớn hơn nên gặp phải tình trạng căng dây chằng, khiến các cơn đau âm ỉ xuất hiện nhiều hơn. Mẹ nên thực hiện các xét nghiệm khi mang thai đầy đủ để bác sỹ thăm khám theo dõi thai kỳ tốt nhất.

Khi nào là đau bụng bất thường

Trong khi đó những triệu chứng đau bụng bất thường lại xuất hiện đột ngột, liên tục với những cơn đau dữ dội, có thể khiến bà bầu cảm thấy choáng váng, mệt mỏi.
Triệu chứng có thể tiềm ẩn nhiều dấu hiệu sảy thai nguy hiểm

Những triệu chứng cho thấy đây là hiện tượng đau bụng bất thường:

– Đau bụng dữ dội hoặc đau bụng từng cơn, giảm dần rồi lại tăng lên hoặc các cơn đau xuất hiện dồn dập theo từng cơn, biến mất và xuất hiện trở lại.
– Nôn mửa, choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu.
– Cơ thể ra máu đen, lợn cợn như bã cà phê hoặc máu tươi liên tục.
– Muốn đi ngoài liên tục.

Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai các tháng đầu

Đau bụng khi mang thai ở những tháng đầu cũng có thể là những triệu chứng đau bụng thông thường mà ta mắc phải thông thường, nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhiều dấu hiệu nguy hiểm, đòi hỏi các bà bầu hết sức lưu ý.

Đau bụng thông thường

Chứng đau bụng thông thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi, thường là do các nguyên nhân:
– Đầy bụng khó tiêu: do ăn phải các loại thức ăn khó tiêu hóa, gây đầy bụng. Bên cạnh đó áp lực từ tử cung cũng khiến hoạt động của dạ dày bị ảnh hưởng, lượng hormone bị tác động làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn.
– Táo bón: cũng là triệu chứng các bà bầu thường gặp, nguyên nhân tương tự như chứng đầy bụng, khó tiêu, khó đi khiến bụng đau bất ngờ.
– Căng dây chằng: Các bà bầu cho biết còn gặp phải tình trạng đau nhói, đôi khi âm ỉ một bên bụng hoặc các vùng bẹn, bụng dưới. Nguyên nhân là do dây chằng trong tử cung bị căng để mở rộng chỗ cho thai nhi phát triển, cũng như giúp người mẹ cử động dễ dàng hơn.

Đau bụng tiềm ẩn nhiều bất thường

Bên cạnh đó, cơn đau bụng được cho là bất thường, tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi thường do những nguyên nhân sau, cần được phát hiện sớm:
– Thai nằm ngoài tử cung: Là điều rất nguy hiểm cho sức khỏe người mẹ và thai nhi. Khi xuất hiện thai ngoài tử cung, bên cạnh vấn đề đau bụng còn xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo, rối loạn nhịp tin, đau nhức vai… có thể gây sốc, co giật.
– Nhiễm trùng đường tiểu: Giai đoạn mang thai nếu người mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu sẽ gặp phải các triệu chứng đau, rát khi đi tiểu, đau bụng dưới, nước tiểu đục.
– Mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm như: viêm gan, sỏi thận, u xơ cổ tử cung, ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, tắc ruột, virus dạ dày…

Nên làm gì khi bị đau bụng lúc mang thai

Bất kì một biểu hiện đau bụng nào xảy ra bà bầu cũng không được lơ là mà cần lưu ý, tìm gặp bác sĩ phụ sản để được kiểm tra. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, dù là loại thuốc có thể sử dụng được cho phụ nữ mang thai.
Thường xuyên khám thai theo định kì cũng như theo dõi bất kì biểu hiện của cơ thể để được bác sĩ kiểm tra và giải đáp kịp thời.

Giải đáp thắc mắc

Tôi bị đau bụng khi mang bầu 2 tháng có sao không?

Trả lời từ Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai, Thạc sĩ y tế cộng động, bác sĩ đa khoa cho biết:
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, những cơn đau vùng bụng của thai phụ có thể do rối loạn cơ năng, chức năng sinh lý tại chỗ do thai nghén gây ra.
Có thể tình trạng xung huyết ở vùng bụng dưới, các mô giữ nước, tử cung lớn dần và chèn ép các cơ quan lân cận gây rối loạn về bài tiết, tiêu hóa… và gây ra những cơn đau. Những cơn đau này thường không nguy hiểm và không làm thai phụ quá khó chịu.
Do vậy, những lần đau bụng là bình thường, không ảnh hưởng tới thai nhi. Theo thời gian, dây chằng quanh tử cung bị căng gây những cơn co thắt ở bụng, đau nhói ở bên sườn (trong 3 tháng giữa của thai kỳ); Thai nhi lớn lên khiến tử cung to dần lên, chèn ép các nội tạng khiến thai phụ khó chịu, có cảm giác đau tức bụng, đặc biệt là sau khi ăn no.
Nếu đau bụng từng cơn hoặc kèm theo xuất huyết âm đạo thì có thể nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi nên thai phụ cần phải đi khám sản khoa ngay để được xử trí kịp thời.

Em từng bị sảy thai 2 lần trước ở giai đoạn tuần 6-7 của thai nhi. Lần này khi nhận thấy trễ kinh được 3 ngày em có dùng que thử thai và siêu âm thì được cho biết là đã mang thai. Lần này em đã rất cố gắng kiêng cữ, bổ sung dinh dưỡng cẩn thận nhưng đôi khi vẫn cảm thấy đau bụng lâm râm, không thấy có hiện tượng ra máu. Theo bác sĩ, điều này có ảnh hưởng gì không ạ?

Trả lời từ bác sĩ sản khoa:
Chào bạn, đau bụng lâm râm khi mang thai tháng đầu hoặc tháng thứ 2 là bình thường, bạn yên tâm nhé, tình trạng đau bụng này sẽ diễn ra trong 1 thời gian ngắn rồi mất hẳn hoặc bị lại nhưng không thường xuyên. Bạn cố gắng theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe, nếu cảm thấy tình trạng đau bụng lâm râm tăng nặng thì đến đi khám bác sĩ ngay. Chúc bạn mẹ tròn con vuông.

Mình mang thai được hơn 6 tuần, đi siêu âm được cho biết là bị tụ dịch màng ối, dấu hiệu dọa sảy thai. Dù đã nghỉ ngơi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng mình vẫn cả thấy bụng đau râm ran, có khi đau tức bên phải bụng, ra dịch nâu 1 lần. Điều này có nghĩa là sao hả các mẹ?

Trả lời:
Tụ dịch màng ối sinh hiện tượng chảy máu màng nuôi, nên cố gắng nghỉ ngơi, hạn chế đi lại. Biểu hiện đau nhức bụng cho thấy vết chảy máu ở màng nuôi đang liền lại. Ngoài ra căng thẳng khi mang thai cũng khiến tử cung co bóp nhiều hơn. Nếu quá lo lắng bạn nên tìm khám bác sĩ lần nữa để được siêu âm chuẩn đoán thêm.
(Nguồn: câu hỏi tổng hợp.)
Đau bụng khi mang thai tháng đầu là hiện tượng thường gặp ở nhiều bà bầu. Khi nhận thấy triệu chứng đau lâm râm, đau bụng dưới các bà bầu nên theo dõi từ 1-2 ngày, nếu thấy hiện tượng thuyên giảm thì không cần lo ngại. Những trường hợp cơn đau lặp lại nhiều lần thì nên tìm gặp bác sĩ sớm để được khám chuẩn đoán. Lưu ý luôn giữ cho tinh thần thoải mái, bình tĩnh, tránh gây ra những tác động đến thai nhi.
Tham khảo thêm nhiều hơn tại website nipt.com.vn

Thai nhi dễ bị chết lưu nếu bà bầu mắc các bệnh lý sau

Thai nhi dễ bị chết lưu nếu bầu mắc các bệnh lý sau cùng chúng tôi nipt gentis tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé nhé !!!

Những bệnh lý bà bầu hay mắc dẫn đến thai chết lưu

Một dạng bệnh lý mới thường gặp ở bà bầu có khả năng dẫn đến tình trạng thai chết lưu cao mà nhiều người không hề hay biết. Khi tình trạng này xuất hiện, thai nhi sẽ không được tiếp nhận đủ lượng máu từ cơ thể mẹ, dẫn đến tình trạng chậm phát triển và mất tim thai, chết lưu rất nguy hiểm. Tình trạng này được gọi là hiện tượng trở kháng động mạch tử cung.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Thu Trang, khoa A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cảnh báo có 10-15% thai kỳ của phụ nữ có trở kháng động mạch tử cung cao. Tuy nhiên, bệnh lý này còn khá mới mẻ đối với các bà bầu nên không được quan tâm đúng mức, dẫn tới nhiều hệ lụy.
Chuyên gia giải thích trong suốt quá trình mang thai 3 tháng đầu ở người mẹ, hợp bào nuôi có hai lần gặm thành mạch tử cung để làm rỗng thành động mạch tử cung để máu cung cấp đến con nhiều hơn.
Thời điểm đầu tiên kết thúc trước 18 tuần, thời điểm hai kết thúc trước 25 tuần. Tuy nhiên, vì lý do nào đấy tế bào lá nuôi không hoàn thành tốt được nhiệm vụ này, làm tăng trở kháng động mạch tử cung.
“Khi thai phụ bị trở kháng động mạch tử cung cao, em bé trong bụng sẽ rơi vào tình trạng nhận được ít máu từ mẹ, chậm phát triển trong tử cung, bao gồm chậm cân, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể mất tim thai”, thạc sĩ Trang cảnh báo.
Những thai phụ mắc các bệnh lý như tiền sản giật cũng sẽ làm tăng trở kháng động mạch tử cung.
Theo thạc sĩ Trang, trở kháng động mạch tử cung cao tác động rất nhiều đến thai nhi nhưng việc phát hiện thường bị bỏ qua. Bệnh lý này chỉ được phát hiện khi bà bầu thực hiện việc thăm khám, siêu âm theo chỉ định bác sĩ và đòi hỏi người khám phải cẩn thận, chi tiết.
Khi thai nhi được 25 tuần, bệnh lý mới có thể được kết luận rõ ràng, những dấu hiệu ở các tuần sớm hơn chỉ là gợi ý. Khi phát hiện kịp thời, bác sĩ sẽ kê thuốc để cải thiện tình hình. Động mạch tử cung cao có thể được kiểm soát tốt sau 28 tuần.
“Nếu sau thời gian này, bệnh vẫn không khỏi, thai phụ phải lưu tâm đến cân nặng và sự phát triển của con rất nhiều để bé không gặp nguy hiểm và bản thân bị đẻ non, tiền sản giật. Thai phụ có thể bị trở kháng động mạch tử cung cao ở một hoặc hai bên tử cung hoặc đồng thời cả hai. Nếu xảy ra ở cả hai bên với dấu hiệu Notch, đây là biểu hiện bệnh lý rất nguy hiểm”, thạc sĩ Trang lưu ý.
Các mẹ có thể tham khảo thêm dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở người mẹ !

Tuesday, April 21, 2020

Những lưu ý khi dùng thuốc phòng trị sốt rét lúc mang thai

Người có thai bị sốt rét dễ bị thiếu máu, hạ đường huyết, suy thai, sảy thai, đẻ non, sinh ra trẻ thiếu cân, chậm phát triển trong giai đoạn đầu. Khi bị sốt rét, thai phụ cũng dễ bị bội nhiễm các vi khuẩn khác (viêm phổi, viêm màng não, viêm đường tiết niệu); khi sinh dễ bị phù phổi cấp, suy tim; có thể gây nhiễm sốt rét cho trẻ từ trong bào thai (sốt rét bẩm sinh)...

Những lưu ý khi dùng thuốc phòng trị sốt rét lúc mang thai

Khi bị sốt rét, cần chọn dùng thuốc ít gây tác hại cho thai phụ, thai nhi:

- Trong trường hợp có thai bị sốt rét nhẹ. Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu thai kì: Nếu là do nhiễm kí sinh trùng P. fanciparum thì dùng quinin uống theo công thức 7 ngày, mỗi ngày 6 viên 250mg (dạng quinin sulfat), chia ra uống 3 lần trong ngày. Nếu là do nhiễm kí sinh trùng P. vivax thì dùng chloroquin, uống theo công thức 3 ngày, liều mỗi ngày lần lượt 4-4-2 viên 250 mg (dạng chloroquin phosphat). Nếu là nhiễm phối hợp cả hai loại kí sinh trùng trên thì dùng quinin. Trong các tháng giữa, cuối thai kỳ: có thể dùng quinin, chloroquin (như trên) hay có thể dùng artesunat theo công thức 7 ngày, ngày đầu 4 viên các ngày sau 2 viên (dạng artersunat viên 50mg).
+Quinin: Không gây các khuyết tật cho thai. Liều cao có thể làm tăng mạnh co bóp tử cung gây sảy thai, từng được dùng để đẩy thai bị chết lưu ra ngoài. Nhưng với liều điều trị sốt rét, quinin không gây sảy thai. Không thể lạm dùng quinin để phá thai. Có người lạm dùng, thai không bị tống ra ngoài, sau đó phát triển thành dị tật; trong khi đó bản thân thai phụ bị các tác dụng phụ khác của quinin có thể nguy hiểm đến tính mạng (hạ huyết áp, trụy tim mạch).
Quinin làm tăng insulin gây hạ đường huyết, hạ huyết áp ở người mang thai. Vì thế cần ăn no, uống thêm đường sữa trước khi dùng thuốc; nếu sốt, mệt nên truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 30%.
+Chloroquin: Một vài tài liệu có nêu lên nghi ngờ chloroquin gây quái thai, làm ảnh hưởng đến thính lực, thị lực của trẻ song đến nay vẫn chưa có bằng chứng gây dị tật, hại thai, hiện nhiều nước vẫn dùng chloroquin trong phòng chống sốt rét.
Chloroquin có thể gây buồn nôn, nhìn mờ, ngứa. Quinin có thể gây chóng mặt, ù tai. Ngừng thuốc, các biểu hiện này mất đi.





+Artesunat có hiệu quả nhanh, chắc chắn với cả P. vivax và P. fanciparum kể cả với loại đã kháng chloroquin.Tác dụng mạnh trên thể phân liệt ít tác dụng trên thể ngoại hồng cầu, thể bào tử nên hiệu quả cắt sốt nhanh (kể cả khi rất nặng) nhưng dễ mắc lại. Chưa có thông tin rõ ràng về artesunat gây quái thai (vì mới thử nghiệm rất ít trên súc vật, chưa có kinh nghiệm lâm sàng). Trong 3 tháng đầu thai kì không được dùng artesunat. Như ta biết quinin có thể gây giảm tiểu cầu, xuất huyết cho mẹ, gây tán huyết do thiếu G6PD ở trẻ sơ sinh. Dùng artesunat trong 6 tháng giữa và cuối thai kì sẽ tránh được tác dụng không lợi của quinin. Mẹ bầu nên siêu âm dị tật thai nhi ngay từ thời điểm mới mang thai để có những chỉ định phù hợp của bác sỹ.

- Trong trường hợp có thai bị sốt rét nặng, ác tính:

Không cấm dùng artesunat tiêm ở 3 tháng đầu thai kì. Lí do: là trường hợp cấp cứu; lợi ích cứu sống người mẹ cao hơn nguy cơ gây dị tật thai (chưa có thông tin đầy đủ). Ngày đầu tiêm 2 lọ (1lọ/6ml chứa 60mg), 5 ngày tiếp theo 1 lọ.
Dược thư Việt Nam ghi: “Thời kỳ mang thai: chỉ dùng quinin trong trường hợp sốt rét nặng, ác tính mà không có thuốc nào thích hợp để cứu tính mạng người bệnh”. Thực tế, các thuốc thấy có thể dùng quinin tiêm bắp, truyền tĩnh mạch cho người mang thai (kể cả ở tuần thai 30 trở đi) mà không sợ quinin gây co thắt tử cung, gây sảy thai. Tiêm bắp: 7 ngày, mỗi ngày 3 lần mỗi lần 500mg (dạng quinin clohydrat). Cần tiêm sâu, chườm nóng để tránh áp-xe. Truyền tĩnh mạch: Dùng khi người bệnh rất nặng. Phải hòa quinin clohydrat trong dung dịch natriclorid 9%o hay glucose 30%. Liều tính theo mg/kg thể trọng: lần đầu 20mg, 8giờ sau 20mg, những ngày tiếp theo 30mg. Khi người bệnh tỉnh, chuyển sang tiêm bắp hay uống. Dùng quinin tiêm bắp, truyền tĩnh mạch, nguy cơ bị hạ đường huyết, hạ huyết áp nhiều hơn khi uống, cần phối hợp truyền tĩnh mạch glucose 30% (để bù năng lượng, tăng huyết áp).
Trong sốt rét ác tính, ngoài thuốc sốt rét, còn cần thuốc và kĩ thuật khác xử lí các biến cố (truỵ tim mạch, hôn mê). Tuyến dưới, chỉ tiêm một mũi artesunat hay quinin clohydrat rồi chuyển ngay lên tuyến trên. Hầu hết tử vong là do chuyển chậm.
Hiện nay có dạng phối hợp CV4 ( artekin=dihydroartemisinin+ piperaquin) CV8 (artecom= như artekin+ trimethoprim) A3M (artesunat+ mefloquin). Dạng này hiệu lực mạnh (vì dihydroartemisinin có tác dụng trực tiếp lên kí sinh trùng); ít bị kháng thuốc (vì dùng chất piperaquin thay chloroquin). Nhưng vì thuốc chứa dihydroartemisinin nên không dùng trong 3 tháng đầu thai kì
Người có thai bị sốt rét dễ bị sảy thai, suy thai, đẻ non. Đây là tiến triển xấu của bản thân bệnh chứ không phải do dùng thuốc. Cần biết rõ điều này, yên tâm điều trị, lường trước, xử lý kịp thời biến cố, tránh những thắc mắc không đúng khi biến cố xảy ra trùng hợp với thời gian dùng thuốc. Đánh giá không đầy đủ hiệu năng của quinin, quá lạm dụng artesunat là một trong những lí do gây nên tình trạng mất cân đối giữa hai loại thuốc này, đặc biệt là ở tuyến dưới Cần tránh.
Trên đây là vài chia sẻ cho các mẹ lưu ý khi dùng thuốc phòng và trị sốt rét khi mang thai, nếu có những băn khoăn lo lắng về các xét nghiệm khi mang thai thì vui lòng gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline : 18002010.

Monday, April 20, 2020

Nguyên nhân nào khiến bà bầu đau bụng tiêu chảy

Ðau bụng tiêu chảy là chứng bệnh rất hay gặp và gây nhiều phiền toái, với phụ nữ mang thai ở những tháng đầu, chuyện phiền toái sẽ gấp bội kèm theo những lo lắng về việc ảnh hưởng tới thai nhi.
Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng tiêu chảy thì phải làm sao? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều chị em mang thai rất quan tâm. Thực chất đau bụng tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu. Hơn nữa khi mang bầu, thai nhi cần được chăm sóc tốt và mọi trục trặc sức khỏe của người mẹ đều có thể ảnh hưởng thai nhi. Vì thế, khi bà bầu gặp phải triệu chứng tiêu chảy này, chị em hết sức lo lắng, không biết thai nhi có ổn không, rồi phải làm như thế nào? Hãy cùng chia sẻ để chị em hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân nào khiến bà bầu đau bụng tiêu chảy?

Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh. Trong 3 tháng đầu mang thai, sức đề kháng của chị em thường bị giảm sút và rất yếu nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng, vì trong thời gian này hệ tiêu hóa của chị em có phần yếu đi. Ngoài ra, bà bầu cần biết rằng, khi uống phải nguồn nước bị ô nhiễm, ăn phải những thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn, lại thêm sức đề kháng không “mạnh” như bình thường thì vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập cơ thể, gây nên tình trạng “tào tháo đuổi”. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp đặc biệt, ăn uống vệ sinh nhưng thực phẩm đó lại chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể, ví dụ như một số thai phụ dị ứng với sữa tươi cũng sẽ bị xảy ra tình trạng đau bụng tiêu chảy. Đôi khi có trường hợp luôn ăn sạch nhưng do bữa ăn có nhiều đồ lạ với quá nhiều chất đạm, chất mỡ nên cơ thể cũng không hấp thu được, gây rối loạn tiêu hóa và lượng thức ăn không hấp thụ được phải tống ra qua tình trạng tiêu chảy. Thông thường bà bầu bị đau bụng tiêu chảy có thể do: Nhiễm một số loại vi khuẩn có trong nước uống và thức ăn. Nhiễm các loại virut như Rota, Cyptomegalo cũng có thể gây ra chứng tiêu chảy. Động vật kí sinh có thể vào cơ thể thông qua thức ăn và nước uống rồi cư ngụ trong hệ tiêu hóa. Một vài loại có thể gây ra tiêu chảy ở bà bầu như Giardia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica. Mắc các bệnh đường ruột như bệnh Crohn cũng gây ra chứng tiêu chảy. Tiêu chảy cũng có thể do ăn uống quá nhiều nước (ăn những loại hoa quả có nước nhiều như dưa hấu, các loại rau cải...). Lượng nước thừa ấy bị tống xuất qua tiêu hóa, gây tình trạng phân lỏng, loãng. Nhiều trường hợp đang phải dùng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn có thể bị chứng tiêu chảy do dùng kháng sinh. Những nguyên nhân khác bao gồm: không dung nạp đường lactose, bị viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn...Mẹ bầu có thể tham khảo thêm 1 vài xét nghiệm chọc ối khi mang thai.

Khi mang thai bị tiêu chảy, bà bầu nên uống nhiều nước và ăn sữa chua, tránh các loại thức ăn nhiều gia vị và giàu chất béo.
Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm?

Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, lúc này thai phụ cần bù nước và chất điện giải bằng việc uống nhiều nước (nước trái cây, nước oresol). Các triệu chứng bà bầu thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Tình trạng đi tiêu nhiều lần có thể làm người bệnh bị nôn mửa. Đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả, do Rotavirus, số lần đi tiểu và nôn mửa rất nhiều làm cho người bệnh cảm thấy kiệt sức, suy sụp rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Điều đáng ngại là các cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.
Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt, có thể bị suy dinh dưỡng chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.

Phòng bệnh thế nào?

Các trường hợp tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi, chỉ cần uống oresol, bù nước. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy nặng dẫn tới mất nước sẽ là cả một vấn đề. Vì vậy, khi bà bầu bị đau bụng tiêu chảy, đặc biệt là ở 3 tháng đầu mang thai thì nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và nhanh khỏi bệnh. Không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc dùng các thuốc do người khác mách bảo vì nhiều loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
Bà bầu nên uống nhiều nước vì đau bụng tiêu chảy sẽ làm người bệnh mất nước. Tránh các loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas... Có chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn vì tiêu chảy gây ra khá nhiều phiền toái và khó chịu, cơ thể luôn mệt mỏi. Bà bầu cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống... Hạn chế ăn uống ở hàng quán khi chưa thật sự tin cậy về khâu chế biến thực phẩm có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép. Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng. Bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn các thực phẩm như: bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch. Sữa chua là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể đẩy lùi tiêu chảy. 
Trên đây là vài chia sẻ của chúng tôi dành cho các mẹ về nguyên nhân bà bầu thường hay nhạy cảm đau bụng tiêu chảy nếu có bất kỳ băn khoăn thắc mắc nào về các dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn vui lòng truy cập website nipt.com.vn hoặc hotline : 18002010

Saturday, April 18, 2020

Mẹo trị nám da khi mang thai

Khi mang thai, phụ nữ thường bị nám da mặt, làm cho nhiều bà bầu mất tự tin khi đi ra đường. Biện pháp nào để phòng chống nám là mối quan tâm chung của các bà bầu. Bài viết này hãy cùng nipt gentis tìm hiểu kĩ hơn về cách trị nám da hiệu quả an toàn tại nhà nhé !

Nguyên nhân dẫn đến nám da khi mang thai

Trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi, rối loạn ở các cơ quan nội tạng như: da, đường tiêu hóa, tĩnh mạch, thần kinh, trong đó biến đổi về nội tiết thường gây nhiều phiền muộn cho bà bầu, bởi nó để lại những hậu quả lâu dài trên làn da. Phần lớn, khi mang thai, da của phụ nữ trở nên xỉn màu, lỗ chân lông to, vùng chữ T bóng nhờn, môi thâm, vùng da ở gò má xuất hiện các vết nám...
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do nội tiết trong cơ thể thay đổi làm rối loạn sắc tố da. Mặt khác, khi mang thai, lượng hormone estrogen và progesteron tăng, cùng với lưu lượng máu tăng cao. Chính sự thay đổi này kích thích việc hình thành các phân tử tyrosine (tiền hắc sắc tố melanin) nằm ở vùng sinh sản tế bào da bị oxy hóa. Đó là nguyên nhân trực tiếp gây nên căn bệnh nám da. Thêm nữa, thời gian nghỉ ở nhà nuôi con nhỏ của các bà mẹ thường gặp nhiều stress, mệt mỏi, bận rộn, sức khỏe giảm sút... Hiện tượng suy yếu này cũng là tác nhân khiến cho nám đậm màu hơn.
Phần lớn các vết nám da sẽ biến mất sau khi sinh. Sạm da khi mang thai chỉ là một hiện tượng sinh lý thông thường, bà bầu không cần phải quá lo lắng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Hội chứng edwards khi mang thai là gì ?

Khắc phục


  • Nám da khi mang thai không đáng lo ngại nhiều. Phụ nữ có thể kết hợp nhiều biện pháp để hạn chế được nám da mà không ảnh hưởng tới thai nhi như: luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, duy trì lối sống điều độ, vui tươi, hạn chế căng thẳng trong cuộc sống và công việc. 
  • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng để có sức khỏe tốt, đồng thời giúp điều tiết cho da thêm khỏe mạnh hồng hào. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước cũng là biện pháp tốt để chống lại hiện tượng nám da và giúp da sẽ hạn chế được vết nhăn. 
  • Tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin A, C và E có nhiều trong sữa, cà rốt, cam, chanh, đu đủ, gấc, giá đỗ, đậu nành là những loại có dưỡng chất giúp làm đẹp da, trẻ hóa làn da, chống nám. Tránh dùng những loại thực phẩm có hại cho làn da như: rưu, bia, thuốc lá, các loại thực phẩm cay, nóng.
  • Ngoài ra, để chống sạm da khi mang thai, bà bầu nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt vào thời điểm từ 10h sáng tới 3h chiều vì đó là lúc cường độ cực tím rất cao dễ làm cho da bị “tổn thương”.

Sử dụng mặt nạ

Việc dùng các mặt nạ tự nhiên để dưỡng da chống nám cũng là sự lựa chọn, giúp hạn chế được hiện tượng nám da và làm cho làn da bà bầu trở nên mịn màng. Tuy nhiên, chú ý chọn các mặt nạ không gây kích ứng cho da. Chị em có thể sử dụng một số loại mặt nạ sau:
  • Mặt nạ khoai tây: khoai tây rửa sạch, luộc chín nhừ rồi nghiền mịn. Bọc khoai tây đã nghiền mịn vào lớp khăn mỏng và đắp lên mặt. Sau 15 phút rửa mặt thật sạch với nước. Mặt nạ này có thể sử dụng một tuần 3 lần.
  • Mặt nạ lòng đỏ trứng gà: lấy lòng đỏ trứng gà, bỏ vào bát cùng với một ít mật ong. Sau đó đánh quyện vào nhau. Dùng thìa tán đều ra mặt, đợi 25 phút sau ra rửa mặt thật sạch với nước. Mặt nạ này chỉ sử dụng được tuần một lần.
  • Lưu ý, phụ nữ mang bầu không nên áp dụng các biện pháp chữa trị nám da hoặc dưỡng da bằng các loại mỹ phẩm nếu không được sự tư vấn của bác sĩ, vì rất có thể sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi.
  • Mặt nạ dưa chuột: mặt nạ dưa chuột mát có tác dụng thanh lọc làn da, giúp se khít lỗ chân lông hiệu quả, tạo cảm giác thư thái. Bạn chỉ cần làm sạch dưa chuột, để cả vỏ và thái lát dưa chuột mỏng rồi đắp từng miếng lên mặt. Sau 15 phút rửa mặt thật sạch với nước.
  • Mặt nạ cà chua: cà chua chứa nhiều vitamin A, C, làm cho làn da thêm hồng hào. Cà chua có thể nghiền nhuyễn hoặc thái lát để đắp lên mặt. 15 phút sau, rửa lại mặt bằng nước sạch. Nám da mặt khi mang thai không đáng lo ngại, nếu biết cách khắc phục thì có thể giảm nám, hoặc nám sẽ mờ dần sau khi sinh. 
Chị em nên lựa chọn một cách chăm sóc da phù hợp và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các biện pháp chăm sóc da trong thời gian đặc biệt này.
Đọc thêm : Chọc ối khi mang thai hết bao nhiêu tiền ?

Friday, April 17, 2020

Chữa suy giáp ở người mang thai nên thận trọng dùng thuốc

Nếu bị suy giáp, nên chữa cho ổn định rồi mới có thai. Nếu có thai rồi mới biết bị suy giáp thì phải dùng thuốc ngay, Dùng sớm sẽ có lợi cho mẹ và thai. Bài viết này gentis nipt sẽ chia sẻ với mẹ những thận trọng khi dùng thuốc chữa suy giáp.

Chữa suy giáp ở người mang thai nên thận trọng dùng thuốc

Suy giáp và ảnh hưởng đến bà mẹ và thai

Suy giáp sẽ có biểu hiện mệt mỏi, buồn ngủ, trí nhớ sút kém, táo bón, nhức mỏi bắp thịt, khàn tiếng, phù nhẹ ở mặt và mắt, da khô, bủng, có thể chảy máu bất thường ở âm đạo. Sau vài tháng, mọi hoạt động tinh thần thể lực trì trệ hẳn, ăn không ngon, tóc khô, rụng nhiều, có thể bị hôn mê đột ngột. Các biểu hiện này không đặc trưng nên có người bị suy giáp mà không biết hoặc nhầm sang bệnh khác.
Trước khi có thai hay khi có thai nếu có biểu hiện nghi ngờ bị suy giáp thì nên khám chức năng tuyến giáp
Một số trường hợp có thai sau đây có nguy cơ suy giáp cao: bị viêm tuyến giáp tự miễn (bệnh Hashimoto) từ trước nhưng không biết. Ở trong vùng thiếu iod, có bệnh từ trước hay khi có thai bệnh sẽ nặng thêm. Trước đó bị cường giáp đang dùng thuốc chống cường giáp. Lần có thai trước đã bị suy giáp, lần có thai sau vẫn bị bệnh hay bệnh nặng thêm.
Thai phụ bị suy giáp có thể dẫn đến thiếu máu, đau yếu cơ, suy tim, chậm chạp, táo bón. Nếu nhẹ, thai phụ không có gì đặc biệt nên khó nhận biết. Thai phụ vẫn sinh nở bình thường. Nếu nặng sẽ bị chảy máu nhiều khi đẻ; cũng có thể có các biến chứng sản khoa khác như: tiền sản giật, bất thường ở bánh nhau.
Thai nhi ở trước tuần tuần thai thứ 10 - 12 vào thời điểm mang thai 3 tháng đầu, tuyến giáp chưa hình thành nên phụ thuộc vào hoóc-môn tuyến giáp của mẹ. Sau đó, thai nhi còn phụ thuộc vào iod của mẹ để tổng hợp hoóc-môn. Nếu mẹ bị suy giáp thì con cũng bị suy giáp theo. Trẻ suy giáp bẩm sinh lúc sinh ra nhẹ cân, chậm lớn, kém hoạt động, đần độn, do đó cần bổ sung levothyroxin cho bà mẹ mang thai bị suy giáp.
Trước khi có thai hay khi có thai nếu có biêu hiện nghi ngờ bị suy giáp (đặc biệt ở người nằm trong diện nguy cơ cao) thì nên khám chức năng tuyến giáp. Chỉ khi nào khám xác định chắc chắn bị suy giáp mới dùng thuốc levothyroxin.

Những điều cần lưu ý khi dùng levothyroxin

Nếu bị suy giáp thì nên chữa cho ổn định rồi mới có thai. Nếu có thai rồi mới biết bị suy giáp thì phải dùng thuốc ngay. Dùng sớm sẽ có lợi cho mẹ và thai.
Không được dùng quá liều. Vì dùng quá liều có thể bị cường giáp. Tùy theo mức quá liều mà sẽ có các biểu hiện sau: giảm cân, thèm ăn, đánh trống ngực, bồn chồn, nhịp tim nhanh và loạn, tăng huyết áp, giật rung mất ngủ, sợ nóng, sốt, rối loạn kinh nguyệt. Để tránh quá liều cần phải xác định mức độ suy tuyến giáp như định lượng thyoxin và TSH (thyroid stimulation hormon). Thông thường khởi đầu với liều thấp, rồi tăng dần từng nấc đến khi đạt được hiệu lực thì dùng liều duy trì.
Levothyoxin không đi qua hàng rào nhau thai nên không gây hại thai. Tuy nhiên, khi dùng cho người có thai cần điều chỉnh liều thích hợp cho từng thời kỳ.
Theo đó, trong quá trình điều trị cần tuân thủ việc xét nghiệm định kỳ chức năng tuyến giáp (cứ sau 6 - 8 tuần điều trị cần xem lại chức năng tuyến giáp).
Với người có bệnh tim mạch, dùng levothyoxin liều cao có thể gây cường giáp làm nhịp tim nhanh, tăng huyết áp. Liều dùng cho người suy tim phải thấp hơn liều cho người bình thường.
Levothyroxin còn làm nặng thêm bệnh đái tháo đường, bệnh suy thượng thận. Với những người bị suy giáp kèm theo bệnh này thì thầy thuốc có biện pháp thích hợp. Người bệnh cần tự theo dõi cẩn thận và báo lại ngay cho thầy thuốc khi có các dấu hiệu bất thường.
Levothyroxin tương tác với nhiều thuốc như làm thay đổi sự thanh thải coticoid, theophylin, làm tăng nhu cầu insulin và thuốc đái tháo đường, làm giảm hiệu lực thuốc digitalis, làm tăng tác dụng của thuốc trầm cảm 3 vòng, các thuốc giống thần kinh giao cảm. Người đang dùng levothyroxin thì không được tự ý dùng các thuốc tương tác nói trên mà cần hỏi ý kiến thầy thuốc (nếu cần thiết dùng thì thầy thuốc sẽ điều chỉnh liều levothyroxin hay các thuốc tương tác).
Người không dùng được levothyroxin bằng đường uống thì có thể dùng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch nhưng với liều thấp hơn. Không được trộn levothyroxin với bất cứ thuốc tiêm tĩnh mạch nào khác. Bột pha tiêm phải dùng ngay sau khi pha.

Cách nhận biết sớm bệnh tăng huyết áp khi mang thai

Tăng huyết áp là một triệu chứng có thể có từ trước khi mang thai, xuất hiện trong khi mang thai hoặc đã có sẵn từ trước và nặng lên do thai nghén.

Cách nhận biết sớm bệnh tăng huyết áp khi mang thai

 Đối với người bình thường, tăng huyết áp là nguyên nhân của nhiều bệnh như: đái tháo đường, bệnh thận và các chứng tim mạch...
Đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai, tăng huyết áp dẫn đến hiện tượng tiền sản giật, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Thai có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở và tử vong do thiếu máu cục bộ hoặc đẻ thiếu tháng... Chính vì thế, theo dõi huyết áp thường xuyên là việc làm thường xuyên và vô cùng quan trọng để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ nên làm các xét nghiệm trong thai kỳ đầy đủ để theo dõi tiến trình cũng như sức khỏe thai nhi.

Yếu tố nào gây ra chứng tăng huyết áp?

Tăng huyết áp hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, một số yếu tố thuận lợi dẫn đến tăng huyết áp như ăn nhiều muối, ít vận động thể lực, béo phì, tăng cholesterol, căng thẳng thần kinh, tâm lý...Bên cạnh đó, tuổi của sản phụ cao (trên 35 tuổi); dòng họ có người bị bệnh; chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng; chửa sinh đôi; thai phụ có nước ối quá nhiều; thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường... cũng là những nguyên nhân có thể gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, một số bệnh lý mắc phải có thể làm tăng huyết áp ở phụ nữ có thai như: bệnh về thận, tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đường...
Để an toàn cho cả mẹ và con, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Triệu chứng của chứng tăng huyết áp khi mang thai

Ngoài việc sử dụng máy đo huyết áp để biết chính xác huyết áp khi mang thai, thai phụ có thể chú ý quan sát sức khỏe của bản thân để nhận biết chứng tăng huyết áp thường xảy ra sau tuần thứ 20-24 của thai kỳ qua một số triệu chứng chính sau:
  • Phù là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, phù toàn thân, nằm nghỉ không hết, phù mềm ấn lõm. Đặc biệt, thai phụ thấy tăng cân nhanh, dấu hiệu phù này không giống với phù sinh lý do thai chèn ép gây ứ trệ tuần hoàn (phù nhẹ ở chân, mắt cá, khi nằm nghỉ hoặc gác chân lên cao thì hết phù).
  • Tăng huyết áp khi có thai được coi là thai nghén có nguy cơ, nếu trước đó chưa biết có tăng huyết áp mà khi có thai, huyết áp tối đa > = 140mmHg hoặc huyết áp tối thiểu >= 90mmHg thì là tăng huyết áp, hoặc đã biết huyết áp trước đó mà huyết áp tối đa tăng >= 30mmHg hoặc huyết áp tối thiểu tăng > = 15 mmHg so với huyết áp trước khi mang thai thì được coi là tăng huyết áp (lưu ý: đo huyết áp 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ).
  • Đạm niệu: huyết áp tâm trương từ 90-110mmHg kèm theo đạm trong nước tiểu 0,3g/l thì được gọi là tiền sản giật nhẹ và nếu huyết áp tâm trương >= 110mmHg và lượng đạm trong nước tiểu 1g/l kèm theo các dấu hiệu nhức đầu, hoa mắt, đau vùng thượng vị thì được coi là tiền sản giật nặng và nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ chuyển thành sản giật đe dọa tính mạng mẹ và con.

Dự phòng và điều trị

Phòng bệnh tăng huyết áp tốt nhất là theo dõi huyết áp trước và trong khi mang thai. Nếu phát hiện bị tăng huyết áp mạn tính trước khi mang thai cần được điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây bệnh. Khám thai định kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai. Trong khi mang thai, nếu có tăng huyết áp đi kèm với đạm trong nước tiểu và phù thì phải nghĩ ngay đến tăng huyết áp do nhiễm độc thai nghén tạo nên một bệnh cảnh gọi là tiền sản giật (nếu như sản phụ lên cơn co giật và kết thúc bằng hôn mê).
Vì nhiễm độc thai nghén hiện nay vẫn chưa biết rõ nguyên nhân nên vấn đề dự phòng rất khó, chủ yếu là cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời, làm xét nghiệm nước tiểu đầy đủ (tháng 1 lần). Sản phụ nếu bị nhiễm độc thai nghén nhẹ thì chỉ cần nghỉ ngơi, nằm nghiêng trái, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Nếu có triệu chứng nhiễm độc thai nghén nặng thì cần phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không kết quả phải mổ lấy thai sớm vì sức khỏe của mẹ và con.
ĐỌc thêm : Sàng lọc dị tật thai nhi bao nhiêu tiền ?

Mắc bệnh tim trong khi mang thai cần lưu ý những gì

Khi người phụ nữ có thai sẽ xuất hiện các biến đổi của tim và mạch máu. Đặc biệt với những phụ nữ có sẵn bệnh lý tim mạch, thời tiết nắng nóng mùa hè càng khiến bệnh nặng hơn làm cho thai phụ mệt mỏi hơn dễ xuất hiện những bệnh lý do thai nghén rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Bài viết này chúng ta sẽ cùng trung tâm NIPT gentis tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau 

Mắc bệnh tim khi mang thai cần lưu ý những gì

Những biến đổi của tim và mạch máu khi mang thai

Khi người phụ nữ có thai sẽ xuất hiện các biến đổi của tim và mạch máu. Chúng làm tăng công cơ tim và tăng gánh nặng cho sản phụ. Các biến đổi đó bao gồm: Tăng thể tích máu: Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thể tích máu tuần hoàn sẽ tăng lên 40 - 50% và duy trì ở mức này trong suốt quá trình mang thai; Tăng cung lượng tim: Cung lượng tim sẽ tăng lên 30-40%, tương ứng với mức tăng thể tích máu; Tăng nhịp tim: Thông thường, khi mang thai, nhịp tim sẽ tăng hơn lên 10-15 nhịp/phút; Hạ huyết áp: Ở một số người, huyết áp có thể giảm khoảng 10 mmhg trong quá trình mang thai. Nguyên nhân là do biến đổi nội tiết tố và tăng lượng máu chạy thẳng đến tử cung. Phần lớn các trường hợp hạ huyết áp không gây triệu chứng và không cần điều trị. Bác sĩ sẽ theo dõi số đo huyết áp của sản phụ vào những lần khám thai định kỳ.
Phụ nữ có thai cần kiểm tra huyết áp thường xuyên và làm các xét nghiệm khi mang thai đầy đủ nhất.

Những biến đổi trên là bình thường trong quá trình mang thai.

Tuy nhiên, phụ nữ có bệnh tim cần lưu ý đặc biệt trước và trong khi mang thai vì một số bệnh tim mạch có thể làm tăng nguy cơ biến chứng ở sản phụ.

Phụ nữ bị tim bẩm sinh có nên mang thai?

Nói chung, đa số phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, nhất là những người đã làm phẫu thuật sửa chữa, đều có thể mang thai. Tuy nhiên, tùy loại tổn thương bẩm sinh, mức độ nặng của bệnh, có hay không tăng áp lực động mạch phổi, tiền sử phẫu thuật tim, các bệnh tim hay phổi kèm theo là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Những phụ nữ bệnh tim bẩm sinh phức tạp có tím mà chưa được sửa chữa hoặc đã có tăng áp lực động mạch phổi thì không nên mang thai, vì điều đó sẽ làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ.
Ở phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, dần dần triệu chứng của suy tim sẽ xuất hiện hoặc nặng lên, làm tăng nguy cơ biến chứng lâu dài ở mẹ. Bố hoặc mẹ có bệnh tim bẩm sinh thì con sẽ có nguy cơ mắc tim bẩm sinh cao hơn những gia đình khác. Những trường hợp này cần chuyển bác sĩ tim mạch để làm siêu âm tim cho thai nhi giúp kiểm tra đứa trẻ có tổn thương bẩm sinh nào không. Thường thì siêu âm tim cho thai được làm vào tuần thứ 10 của thai kỳ.
Nếu bạn đã được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ tim mạch sẽ đánh giá tình trạng bệnh tim của bạn khi bạn dự định có thai và tư vấn về những nguy cơ có thể gặp. Bác sĩ tim mạch cũng sẽ cùng các bác sĩ sản khoa theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai trong quá trình mang thai.
Những phụ nữ bị phình, giãn mạch chưa được sửa chữa thì không nên mang thai.

Phụ nữ có bệnh tim cần làm gì khi dự định mang thai?

Phụ nữ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi dự định mang thai. Nếu bạn có sẵn bệnh lý tim mạch, đặc biệt giống như những bệnh dưới đây thì cần hết sức thận trọng và có sự phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc: Tăng huyết áp hoặc tăng mỡ máu. Tiền sử được chẩn đoán bệnh lý tim mạch gồm bệnh động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, có tiếng thổi ở tim, bệnh cơ tim, suy tim, hội chứng Marfan, thấp tim. Tiền sử có biến cố tim mạch (như đột quỵ hay tai biến mạch não thoáng qua). Giảm khả năng gắng sức. Hẹp khít van hai lá, van động mạch chủ hoặc đường ra động mạch chủ, xác định trên siêu âm tim. Phân số tống máu (phản ánh lượng máu được bơm khỏi tim trái trong mỗi nhát bóp của tim) thất trái dưới 40% (bình thường là 50-70%). Nó đánh giá chức năng bơm máu của tim còn tốt hay không.
Thầy thuốc chuyên khoa tim mạch sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn, khám lâm sàng và yêu cầu bạn làm một số thăm dò cận lâm sàng cần thiết để đánh giá chức năng tim cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ tim mạch sẽ cho bạn biết mang thai có an toàn hay không, có những nguy cơ gì tiềm ẩn trong quá trình mang thai, gồm cả nguy cơ cho thai nhi và cho sức khỏe lâu dài của bạn và em bé. Bác sĩ cũng sẽ thảo luận về các thuốc cần dùng trước khi bạn mang thai.
Cần phải thông báo với bác sĩ mọi thuốc bạn đang sử dụng (gồm cả thuốc tim mạch lẫn những thuốc không được kê đơn mà bạn vẫn dùng hàng ngày). Bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc nếu cần thiết hoặc kê thuốc khác an toàn hơn.
Phần lớn những phụ nữ có bệnh tim mạch đã được điều trị khỏi có thể mang thai an toàn và đẻ con khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số trường hợp chưa hoặc không nên mang thai một khi bệnh tim nặng hoặc chưa được điều trị hiệu quả. Những bệnh tim chưa hoặc không nên vội mang thai là:
- Các bệnh tim mạch nói chung gây suy tim nặng mà chưa được chữa tốt hoặc không chữa được.
- Các bệnh tim bẩm sinh có tím chưa được sửa chữa hoặc bệnh tim bẩm sinh đã gây tăng áp lực động mạch phổi nặng
- Các bệnh van tim (hẹp hoặc hở) van nặng mà chưa được điều trị triệt để (nong van, phẫu thuật…).
- Các bệnh động mạch chủ (phình, giãn…) chưa được sửa chữa.
- Các rối loạn nhịp trầm trọng hoặc tăng huyết áp nặng chưa được khống chế tốt…
Đọc thêm : Siêu âm độ mờ da gáy là gì ?

Thursday, April 16, 2020

Những nguy cơ từ việc dùng thuốc lúc mang thai

Phụ nữ mang thai đặc biệt là giai đoạn mang thai 3 tháng đầu luôn được khuyến cáo hạn chế sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bạn sẽ phải ngạc nhiên về mức độ phổ biến sử dụng thuốc của phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Những nguy cơ từ việc dùng thuốc lúc mang thai

Phụ nữ mang thai luôn được khuyến cáo hạn chế sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bạn sẽ phải ngạc nhiên về mức độ phổ biến sử dụng thuốc của phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Trong nghiên cứu “Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh quốc gia” - nghiên cứu lớn nhất nước Mỹ nhằm xem xét các nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh, TS. Mitchell và cộng sự đã phát hiện ra rằng hơn 70% phụ nữ dùng ít nhất 1 loại thuốc không kê đơn (OTC) hoặc kê đơn trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Xu hướng sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ đã tăng lên đáng kể trong suốt 30 năm qua. Tỷ lệ phụ nữ sử dụng 4 loại thuốc trở lên tăng gấp 3 lần và sử dụng thuốc kê đơn đã tăng lên 60%. Theo thống kê, các thuốc kê đơn và không kê đơn mà phụ nữ mang thai thường dùng là: kháng sinh (amoxicilin, penicillin, erythromycin,...), doxylamine/vitamin B6, progesterone, loratadine, levothryroxine,...
Tại Việt Nam, tuy chưa có con số thống kê nhưng thực tế thì hiện tượng sử dụng các thuốc OTC như vitamin, sắt hoặc các chế phẩm thực phẩm chức năng là rất nhiều.
Phụ nữ mang thai khi dùng thuốc cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Ảnh: Trần Minh

Những nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi

Rất khó để xác định nguy cơ xảy ra biến cố bất lợi với thai nhi liên quan đến sử dụng thuốc. Hiện tại, chúng ta không có đủ dữ liệu từ các nghiên cứu trên con người và động vật, báo cáo lâm sàng, theo dõi sau khi thuốc được sử dụng trên thị trường... để phục vụ cho việc đánh giá. Nghiên cứu về nguy cơ gây dị tật bẩm sinh bởi thuốc trong thời kỳ mang thai do nhóm chuyên gia của Đại học Washington và Bệnh viện nhi Seattle cho ra kết quả bất ngờ. Sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro TERIS trên tổng số 172 loại thuốc đã được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt từ năm 2000 đến năm 2010, cho thấy nguy cơ gây quái thai trong thai kỳ của người ở 168 loại thuốc (97,7%) là “chưa xác định đầy đủ”. Hơn nữa, 126 (73,3%) loại trong số này “không có” hoặc có rất ít dữ liệu về an toàn cho phụ nữ mang thai.

Vì sao thuốc ảnh hưởng đến thai nhi?

Một số yếu tố ảnh hưởng đến số mức độ tác động của thuốc đến thai nhi bao gồm: dược động học của người mẹ, dược lý học của thuốc, vận chuyển thuốc tích cực vào tuần hoàn nhau thai và khả năng đào thải ở thai nhi. Hậu quả tác động của thuốc đến thai nhi phụ thuộc vào trạng thái phôi thai. Sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ, thời kỳ hình thành và biệt hóa các cơ quan của trẻ, có khả năng gây quái thai nhiều nhất.
Mặc dù thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đều được kiểm tra về độ an toàn chung trước khi được phê chuẩn bởi FDA, nhưng hầu hết các thử nghiệm thuốc đều không tiến hành trên phụ nữ có thai (loại trừ ngay từ đầu hoặc ngưng nếu có thai trong quá trình thử nghiệm), chỉ trừ các thuốc sử dụng đặc hiệu cho thai kỳ. Một số loại thuốc có tiến hành thử nghiệm trên động vật có thai nhưng kết quả có thể không đại diện đầy đủ cho quá trình và sự phát triển của con người. Bởi vậy, thông tin liên quan đến sự an toàn của thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đối với thai nhi đang rất hạn chế, đặc biệt đối với các loại thuốc mới xuất hiện trên thị trường.
Hơn nữa, với các thực phẩm chức năng, dữ liệu an toàn trên lâm sàng thậm chí còn hạn chế hơn, nên quyết định sử dụng cho phụ nữ có thai còn mang nhiều thách thức hơn nữa.

Làm sao để tránh dùng thuốc không an toàn khi mang thai?

Tất cả phụ nữ có thai cần được tư vấn để biết rằng: Thông tin an toàn và hướng dẫn chung về việc sử dụng thuốc trong thai kỳ có thể tìm thấy trên tờ “Thông tin thuốc” có trong hộp của tất cả các loại thuốc. Cần đọc kỹ thông tin này cũng như xin tư vấn của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng. Với nhân viên y tế, nên tham khảo ý kiến của nhiều nguồn khi đánh giá sự an toàn của việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai và trước khi mang thai. Trong đó phải kể đến bảng phân loại thuốc theo các nhóm nguy cơ khi sử dụng thuốc với thai nhi (A, B, C, D và X) do FDA phát triển hoặc các hệ thống phân loại khác cũng như các tài liệu tham khảo khác được phát triển sau đó.
Để củng cố cơ sở dữ liệu an toàn trên thai kỳ, các bác sĩ lâm sàng nên khuyến khích bệnh nhân nữ đã sử dụng thuốc hoặc buộc phải sử dụng thuốc trong thai kỳ tham gia vào những nghiên cứu hoặc khảo sát lâm sàng. Bản thân bác sĩ cần nhanh chóng báo cáo các tác động bất ngờ hoặc dị tật bẩm sinh có thể liên quan đến việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai tới các cơ quan y tế liên quan.
Xác định nguy cơ của thuốc với thai nhi là một vấn đề phức tạp và đầy thử thách với bác sĩ lâm sàng. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, phụ nữ đang mang thai hoặc có dự định mang thai nên được tư vấn để hỏi ý kiến các chuyên gia y tế về bất kỳ loại thuốc nào (kể cả OTC), thực phẩm chức năng hoặc thảo dược.
Đọc thêm : Xét nghiệm chọc ối bao nhiêu tiền ?

Wednesday, April 15, 2020

Thai nghén ảnh hưởng gì đến viêm khớp

Phụ nữ bị viêm khớp mà muốn có thai sẽ có thể phải chịu đựng những cơn đau và những hạn chế về thể chất. Các câu hỏi đặt ra là: Viêm khớp có ảnh hưởng đến thai không? Và mang thai có ảnh hưởng đến viêm khớp không? Cùng NIPT gentis tìm hiểu ngay nhé !

Thai nghén ảnh hưởng gì đến viêm khớp

Hãy thử khả năng trước khi mang thai

Viêm khớp (có trong viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì...) ảnh hưởng đến thể chất, sức mạnh và sức chịu đựng, nên người phụ nữ cần đánh giá khả năng của mình có thể mang thai không. Khi có thai, thai phụ sẽ tăng cân cộng thêm trọng lượng của thai nhi. Sức nặng này sẽ tác động lên khớp đau, ví dụ tăng nặng lên đầu gối, thắt lưng, khớp hông. Bạn có thể tự kiểm tra sức mạnh và sức bền để đánh giá thể lực của mình bằng cách: Nhấc một túi gạo khoảng 5kg và giữ nó bằng một cánh tay trong khi ngồi ít nhất 10 phút. Bạn có thể đi lên và xuống cầu thang dễ dàng trong khi mang theo một túi đồ nặng 5kg? Bạn có thể đi bộ quanh nhà với một thứ xách tay 5kg trong tối đa 10 phút? Sau khi mang nặng như thế bạn có bị đau ở hông, đầu gối hoặc bàn chân không? Bạn có thể gập cổ, cằm, ngực, nếu bạn đang ôm con không? Nếu bạn vượt qua các phép thử này dễ dàng thì việc mang thai sẽ diễn ra suôn sẻ.

Thai nghén ảnh hưởng gì đến viêm khớp?

Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp: Một số trường hợp, các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thuyên giảm trong khi mang thai. Với hầu hết thai phụ, sự thuyên giảm bệnh này xảy ra vào cuối tháng thứ tư của thai kỳ. Tuy nhiên, sưng khớp có thể giảm, đau khớp và cứng khớp vẫn có thể tồn tại do tổn thương khớp trước đây. Nhưng một đợt bùng phát viêm khớp có thể xảy ra khoảng 2-8 tuần sau khi sinh.
Với bệnh Lupus ban đỏ (một bệnh ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong đó có khớp): Khi mang thai, các triệu chứng của bệnh Lupus có thể không tiến triển, hay có khi cải thiện hơn hoặc ngược lại trở nặng hơn. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ đợt bùng phát, bệnh Lupus nên được kiểm soát tốt từ 6 tháng trước khi mang thai chứ không nên để đến thời gian mang thai 3 tháng đầu.
Đau lưng có thể nặng lên khi mang thai do tử cung phát triển.
Bệnh xơ cứng bì (bệnh có nhiều triệu chứng, trong đó có triệu chứng xương khớp - gây đau, dính, cứng khớp, tiêu xương): Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các đợt cấp của bệnh xơ cứng bì liên quan đến xương khớp có cải thiện trong thai kỳ.
Việc đình chỉ thai (phá thai) và sinh nở: Sinh nở, phá thai hoặc thai chết lưu đều có thể dẫn đến bùng phát các triệu chứng của viêm khớp. Các khớp chịu trọng lượng như khớp hông, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân có thể trở nên tệ hơn do tình trạng tăng cân khi mang thai. Đau lưng cũng có thể nặng lên do tử cung phát triển.

Viêm khớp ảnh hưởng đến thai nghén

Phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ sinh non và biến chứng sơ sinh cao hơn, nguy cơ bị sẩy thai cao hơn và có khả năng em bé sẽ gặp phải các vấn đề bất thường bẩm sinh. Các loại bệnh gây viêm khớp có ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng có thể ảnh hưởng đến thai. Những phụ nữ bị bệnh Lupus, xơ cứng bì hoặc các bệnh thấp khớp khác, đặc biệt nếu bệnh đã gây ra các vấn đề về thận hoặc huyết áp cao có thể bị đe dọa tính mạng khi mang thai. Nếu viêm khớp xương sườn, thai phụ có thể bị khó thở. Còn viêm khớp hông có thể gây khó khăn trong việc sinh thường và có thể phải mổ lấy thai.

Việc dùng thuốc điều trị viêm khớp và mang thai

Nhìn chung mọi vấn đề cần quan tâm phải được đưa ra thảo luận giữa hai vợ chồng và các bác sĩ sản khoa, bác sĩ xương khớp. Trong hầu hết các trường hợp, mang thai không phải là vấn đề gì lớn, nhất là nếu bệnh khớp nhẹ.
Lý tưởng nhất là người phụ nữ nên dừng tất cả các loại thuốc trong khi mang thai. Tuy nhiên, đôi khi thai phụ vẫn phải dùng thuốc để điều trị bệnh. Việc dùng thuốc hay không là một quyết định phải dựa trên chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được ngừng đột ngột, nhưng có thể sẽ gây ra các đợt bùng phát bệnh sau khi ngừng sử dụng thuốc. Riêng thuốc điều trị viêm khớp, bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn, thảo mộc và thực phẩm chức năng đều cần xin tư vấn bác sĩ xem có an toàn khi mang thai hay không. Các thuốc ức chế miễn dịch, được gọi là DMARDs, nên tránh trong khi mang thai. Phụ nữ mang thai bị bệnh viêm khớp nên tham gia tập thể dục thường xuyên để duy trì sức mạnh cơ bắp và sự linh hoạt của các cơ quan trong cơ thể. Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng và đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Để bảo vệ khớp, thai phụ cần tìm hiểu cách bảo vệ khớp khỏi áp lực, căng thẳng và sử dụng các thiết bị hỗ trợ bảo vệ khớp cũng như vận động an toàn. Có ý thức áp dụng các cách để phòng tránh và quản lý stress, bởi căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm khớp.
Mẹ có thể tham khảo thêm về các xét nghiệm cần làm khi mang thai để chăm sóc sức khỏe và có sự chuẩn bị tốt nhất trong thai kỳ.