Friday, May 15, 2020

Xét nghiệm AFP huyết thanh cho bà bầu là gì

Xét nghiệm AFP là xét nghiệm kiểm tra lượng alpha-fetoprotein trong máu của phụ nữ mang thai. Đây không phải là xét nghiệm chẩn đoán. Đây là một xét nghiệm nằm trong bộ ba xét nghiệm được sử dụng trong quá trình phụ nữ mang thai để đánh giá xem cần phải làm theo xét nghiệm chẩn đoán nào. cùng nipt gentis tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây !

Xét nghiệm AFP huyết thanh cho bà bầu là gì 

Xét nghiệm theo dõi là gì?

Bạn cần biết một xét nghiệm theo dõi là gì trước khi thực hiện xét nghiệm đó. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những lo âu không cần thiết khi nhận kết quả xét nghiệm.
Các xét nghiệm theo dõi không chỉ nhìn vào các kết quả từ xét nghiệm máu. Chúng so sánh một số các yếu tố khác nhau (bao gồm tuổi, chủng tộc, kết quả từ các xét nghiệm máu,…) và sau đó ước lượng xem khả năng người đó có những bất thường gì.
Các xét nghiệm theo dõi không dùng để chẩn đoán bệnh, chúng chỉ là dấu hiệu để thực hiện các xét nghiệm khác.

Xét nghiệm AFP trong huyết thanh thực hiện như thế nào?

Máu được lấy trong tĩnh mạch của bà bầu và gửi tới phòng phân tích. Các kết quả được trả lại trong vòng 1-2 tuần.
Xét nghiệm AFP bằng cách lấy máu từ tĩnh mạch bà bầu.

Khi nào cần làm xét nghiệm AFP?

Tuần mang thai thứ 14 tới 22 của thai kỳ có thể tiến hành xét nghiệm AFP, tuy nhiên kết quả sẽ chính xác nhất nếu thực hiện vào tuần thứ 16 tới 18. Chỉ số AFP thay đổi trong suốt thời gian mang thai cho nên việc biết được chính xác tuần mang thai có ý nghĩa quan trọng để cho kết quả xét nghiệm đáng tin cậy.
Tất cả phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm theo dõi AFP trong huyết thanh, tuy nhiên, xét nghiệm theo dõi này đặc biệt được khuyến cáo cho các đối tượng sau:
  • Phụ nữ có tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh.
  • Phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên.
  • Phụ nữ sử dụng các loại thuốc hoặc các biện pháp can thiệp nguy hiểm trong thời gian mang thai.
  • Phụ nữ bị tiểu đường.

Xét nghiệm AFP huyết thanh nhằm mục đích gì?

Alpha- fetoprotein (AFP) được tìm thấy cả trong huyết thanh của thai nhi và trong nước ối. Loại protein này được sản xuất sớm khi mang thai bởi túi noãn bào thai và sau đó trong gan và đường tiêu hóa. Vai trò thực sự của AFP tới giờ vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên chúng ta biết rằng nồng độ AFP tăng và giảm trong suốt các tuần của thai kỳ cho nên việc biết chính xác tuổi thai là rất quan trọng.
Xét nghiệm AFP đo cho biết lượng alpha-fetoprotein trong máu cao hay thấp. Các kết quả kết hợp với tuổi, chủng tộc của người mẹ sẽ giúp đánh giá nguy cơ tổn thương gen di truyền.
Nồng độ AFP cao có thể gợi ý việc đứa trẻ bị khuyết tật ống thần kinh như nứt đốt sống hoặc thiếu não. Nồng độ AFP cao cũng có thể gợi ý những khuyết tật thực quản hoặc tổn thương bụng trẻ. Tuy nhiên, hầu hết nguyên nhân phổ biến của việc AFP trong máu tăng lên là do phát hiện tuổi thai nhi không chính xác.
Lượng AFP thấp kết hợp với nồng độ hormone hCG và estriol bất thường có thể gợi ý tới hội chứng Down ở trẻ nhỏ, hội chứng Edwards hoặc những rối loạn nhiễm sắc thể khác.
Những bất thường của AFP có thể là kết quả từ các nguyên nhân sau:
  • Đa thai.
  • Tuổi thai không chính xác.
  • Ý nghĩa kết của xét nghiệm AFP
Xét nghiệm AFP giúp bác sĩ phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi để cảnh báo kịp thời cho bà bầu
Cần phải nhớ rằng, xét nghiệm AFP là một thử nghiệm theo dõi chứ không phải là một xét nghiệm chẩn đoán. Xét nghiệm này chỉ có ý nghĩa với những bà bầu có nguy cơ sinh con bị khuyết tật bẩm sinh.
Có từ 25 tới 50 kết quả AFP bất thường trong tổng số 1.000 bà bầu thực hiện xét nghiệm.
Trong số các kết quả xét nghiệm bất thường thì có từ 1/16 tới 1/33 trẻ thực sự bị tổn thương ống thần kinh hoặc các dị tật khác.
“Có từ 75%-90% trẻ em bị khuyết tật ống thần kinh được phát hiện thông qua xét nghiệm AFP”
Điều đáng chú ý là ngoại trừ cảm giác đau khi bị lấy máu, không có bất kỳ nguy cơ hay tác dụng phụ nào liên quan tới xét nghiệm MSAFP.

Các xét nghiệm khác

MSAFP là một xét nghiệm không xâm lấn và không gây ra nguy cơ nào với bà mẹ hay em bé. Kết quả xét nghiệm MSAFP có thể đảm bảo các xét nghiệm tiếp theo.
Những nguyên nhân có thể dẫn tới các xét nghiệm tiếp theo hoặc không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp. Tiếp tục thực hiện các xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán xác định, sau đó dẫn tới một số trường hợp nhất định:
  • Các can thiệp y học nếu cần thiết.
  • Bắt đầu kế hoạch cho trường hợp bé có nhu cầu chăm sóc đặc biệt.
  • Bắt đầu thực hiện các thay đổi trong lối sống.
  • Xác định các nhu cầu cần trợ giúp.
  • Quyết định khả năng mang bầu
Xét nghiệm AFP là một trong các xét nghiệm cần thiết khi mang thai. Mẹ bầu hãy lưu ý tiến hành xét nghiệm này vào thời gian phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, từ đó đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai như trong bụng mẹ.
ĐỌc thêm : phương pháp chọc ối  khi mang thai để làm gì ?

No comments:

Post a Comment