Dinh dưỡng phù hợp trong suốt quá trình mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khỏe mạnh của em bé, giảm tối thiểu các biến chứng có thể xảy ra. Các nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn uống lành mạnh trong thai kì có thể giảm nguy cơ em bé bị mắc béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch sau này. Ngoài ra, ăn uống tốt và sử dụng một số lợi khuẩn trong quá trình mang thai cũng giảm đáng kể nguy cơ em bé mắc các bệnh như hen suyễn, chàm hay cảm sốt sau khi em bé được sinh ra.
Tìm hiểu dinh dưỡng cho các mẹ bầu các giai đoạn
Tập trung chủ yếu các thực phẩm tự nhiên và có nhiều chất dinh dưỡng, đồng nghĩa với việc hạn chế các thực phẩm đã qua chế biến sẵn. Các thực phẩm đã qua chế biến/ đóng gói sẵn/ có chứa nhiều đường thường có rất ít chất dinh dưỡng và chứa một số chất có thể ảnh hưỡng không tốt đến sức khỏe của bạn và bé.
- Nguồn đạm tốt: hầu hết phụ nữ mang thai cần tiêu thụ khoảng 80g protein mỗi ngày trong quá trình mang thai. Để có thể tính toán lượng đạm cần thiết, bạn có thể nhân khối lượng cơ thể bạn với 1.2 (VD: phụ nữ 65kg cần tiêu thụ khoảng 78g đạm mỗi ngày). Nguồn đạm tốt khi được hạn chế chế biến nhiều nhất có thể và từ nguồn chất lượng tốt như được ăn cỏ, chất hữu cơ hay thả rông.
- Nguồn chất béo có lợi: trái ngược với việc một số chính quyền khuyên nên giảm thiểu sử dụng chất béo, các nghiên cứu hiện nay đang chứng minh tầm quan trọng của chất béo có lợi trong toàn bộ hệ thống cơ thể. Trong quá trình mang thai, tiêu thụ một lượng chất béo có lợi vừa đủ có vai trò quan trọng trong việc pháp triểu cơ quan và trí não của bé. Các nguồn chất béo có lợi bao gồm: dầu oliu, bơ, đậu và hạt, trứng, dầu cá và thịt. Hội chứng edward là gì ?
- Nguồn rau củ và trái cây tươi: trái cây và rau củ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ăn thật nhiều loại trái cây và rau củ khác nhau giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, và chất xơ còn thể giúp co bạn tránh việc táo bón. Tập trung sử dụng các loại rau củ có lá màu xanh vì nó chức rất nhiều folate, một chất rất cần thiết trong quá trình mang thai.
- Ít nhất 10 lít nước mỗi ngày. Do dung lượng máu tăng nhanh chóng trong quá trình mang thai, cung cấp một lượng nước đầy đủ là rất cần thiết trong cung cấp nuốc ối cho em bé và giảm triệu chứng nghén cũng như táo bón trong quá trình mang thai. Nguồn nước này tốt nhất là nước lọc, trà thảo mộc và thỉnh thoảng có thể là nước trải cây. Tránh xa nước soda/nước giải khác, thức uống có cồn hay sử dụng quá nhiều trà và cà phê.
- Một lượng vừa đủ ngũ cốc/tinh bột: khi sử dụng ngũ cốc, nên chọn loại còn nguyên hạt như gạo nâu, yến mạch, hạt diêm mạch hay mì ngũ cốc còn nguyên. Những loại tinh bột có nhiều chất dinh dưỡng như khoai lang, bí đỏ, rau mùi tây và củ cải đường. Tuy nhiên, tiêu thụ quá mức chất đường và tinh bột trong quá trình mang thai có thể làm mất cân bằng lượng đường trong máu và dẫn tới tiểu đương thai kì, do đó chỉ sử dụng một lượng vừa đủ trong mỗi bữa ăn.
Những thực phẩm nên được sử dụng trong từng giai đoạn thai kì:
Tháng thứ 1:
Trong tháng đầu tiên của thai kì, em bé của bạn đang ở dạng phôi gồm hai lớp tế bào. Tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể sẽ phát triển từ đây. Trong tháng này, ống thần kinh được phát triển nên việc bổ sung folic acid là rất quan trọng để có thể ngăn chặn các bất thường ống thần kinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những thực phẩm khác có chức nhiều folate như các loại rau củ có lá xanh (rau dền, rau rocket, rau mùi tây), các loại hạt còn nguyên hay các thực phẩm họ đậu (đậu lăng, đạu, đậu xanh).
Nghén là một triệu chứng phổ biến trong những tháng đầu của thai kì. Bạn có thể thực hiện những phương pháp sau để giảm ốm nghén:
- Ăn nhẹ bánh có nhiều đường tinh bột như bánh quy giòn hay bánh mì 15-20 phút trước khi ra khỏi giường mỗi buổi sáng – do chúng có thể giúp ổn định dạ dày của bạn trước khi bạn bắt đầu di chuyển.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ (tức là thay vì 3 bữa, bạn có thể chia thành 6 bữa ăn một ngày). Tuy nhiên, đừng để bạn quá đói giữa các bữa ăn
- Tập trung sử dụng các sản phẩm dễ tiêu hóa
- Cố gắng không uống nước khi ăn mà thay vào đó uống nước giữa các bữa ăn
- Tránh xa các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ hay cay nóng vì chúng có thể làm bạn cảm giác buồn nôn hơn
- Nhâm nhi một chút nước soda trong ngày khi bạn cảm thấy buồn nôn
- Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm vitamin B6 là một phương pháp tự nhiên và hiểu quả để giám bớt buồn nôn trong quá trình đầu của thai kì.
Tháng thứ 2:
Trong tháng này, em bé của bạn có kích thước khoảng hạt đậu thận và các ngón tay tách biệt liên kết qua màng.
Thai phụ thường ốm nghén và mệt mỏi trong giai đoạn này. Do đó, bạn có thể sử dụng những thực phẩm sau:
- Gừng: gừng đã được chứng minh là một trong những loại thuốc chống ốm nghén hàng đầu. Pha trong nước nóng trong trà, nhai mứt gừng hay thêm bột gừng khi nấu nướng
- Vitamin E: đã có những nghiên cứu cho thấy lượng vitamin E trong có thể thấp có liên quan tới khả năng sẩy thai cao. Những nguồn thực phẩm có nhiều vitamin E bao gồm: hạnh nhân sống, bơ, dầu oliu, hạt huống dương, hạt phỉ hay lòng trắng trứng
Tháng thứ 3:
Trong giai đoạn này, em bé của bạn có kích thước khoản 7 đến 8 cm và cân nặng như vỏ hạt đậu. Các dấu vân tay nhỏ bắt đầu hình thành.
Việc ốm nghén bắt đầu biến mất trong cuối quá trình này. Việc quan trọng là bạn phải luôn luôn uống ít nhất 10 ly nước mỗi ngày cùng với ăn những loại rau củ và trái cây có nhiều nước để giữ bạn và em bé không bị thiếu nước.
Tháng thứ 4:
Trong tháng này, em bé bạn dài khoảng 13cm và nặng khoảng 140g. Phân khung xương bắt đầu rắn chắc từ sụn được hình thành trước đó. Từ tháng này, bạn có thể bắt đầu cảm nhận được sự va chạm của bé và bạn.
Ốm nghén không còn xuất hiện trong gia đoạn này, do đó bạn có thể cảm nhận được năng lượng bắt đầu tràn về. Trong giai đoạn này, bạn nên tăng cường tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều chất sắc: thể tích máu của bạn đang tăng lên nhanh chóng (và sẽ tăng lên đến 50% cho đến khi em bé được sinh ra). Do đó, bạn cần tăng cường tiêu thụ một lượng đạm tốt cho cơ thể như trứng và thịt từ động vật thả rông (ăn cỏ hay chất hữu cơ). Nếu bạn là người ăn chay, hãy luôn nhớ sử dụng những thực phẩm rau có nhiều sắc như rau lá xanh hay sản phẩm từ cây họ đậu ở mỗi bữa ăn, cùng với tăng cường tiêu thụ vitamin C (như vắt một lát chanh hay một ít tiêu/ớt) do chúng có thể giúp cơ thể tăng cường hấp thụ sắc từ những nguồn không phải từ động vật. Việc thiếu sắc trong quá trình mang thai có thể dẫn đến mệt mỏi và em bé thiếu cân, ít sắt.
Tháng thứ 5:
Trong tháng này, khủy tay và mí mắt của bé đã có thể được nhìn thấy. Em bé sẽ dài khoảng 27cm trong giai đoạn này. Năng lượng của bạn thường tăng trong tháng này và bạn có thể cảm nhận rõ hơn va chm của bé và bạn, đặt biệt, bạn có thể cám giác bé đá bạn ở trong tháng này.
Đầy hơi và tích nước là những triệu chứng thường thấy trong tháng này. Do đó, bạn nên tránh sử dụng quá nhiều muối (và thực phẩm đã qua chế biến) và phải bảo đảm cơ thể không bị thiếu nước. Những chất cần được bổ sung trong giai đoạn này:
- Canxi: là chất quan trọng trong quá trình mang thai cho sự phát triển của răng và xương của bé, cũng như giúp bé phát triển khỏe mạnh tim, thần kinh và cơ.
- Những nguồn thực phẩm giàu canxi:
- Những loại cá có xương nhỏ như cá mòi
- Hạnh nhân
- Bơ mè
- Các loại rau củ lá xanh
- Sữa
- Vitamin C: cơ thể bạn không thể tích trữ vitamin C, do đó bạn cần phải cung cấp chúng trong thực phẩm mỗi ngày như bông cải xanh, cam và cà chua. Vitamin C rất cần thiết trong quá trình mang thai để có thể tạo nên colagen – một loại protein giúp hình thành cấu trúc sụn, gân, xương và da, cũng như giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng.
Tháng thứ 6:
Em bé của bạn đã nặng khoảng 660g và da của bé bắt đầu được dãn ra sau khi được tích tụ thêm chất béo vào cơ thể. Cảm giác đói thường tăng dần trong tháng này. Đặc biệt trong quá trình bạn cần thêm năng lượng để hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của bé, hãy luôn chắc chắn là bạn chọn những thực phẩm có giàu chất dinh dưỡng hơn là những thực phẩm có nhiều calo để có thể cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho bạn và cho sự phát triển của bé.
Ngoài ra, bạn sẽ thường bị táo bón trong giai đoạn này, do trong quá trình mang thai, cơ thể sẽ tự làm chậm quá trình tiêu hóa để đảm bảo bạn có thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Vì vậy, tập trung sử dụng chế độ giàu chất dinh dưỡng và tự nhiên sẽ giúp ngăn chặn triệu chứng táo bón do nó đã được cung cấp đủ những chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu bạn cảm thất khó khăn trong việc bị táo bón, tập trung ăn nhiều loại ngũ cốc còn nguyên hạt, rau củ có chứa nhiều chất xơ, trái cây, thực phẩm có nguồn gốc họ đậu, cũng như uống đủ nước trong suốt mỗi ngày.
Tháng thứ 7:
Ở giai đoạn này, em bé của bạn dài khoảng 40cm và có thể đóng mắt, mở mắt để nhìn những thứ xung quanh chúng. Bạn có thể sẽ mắc phải chứng ợ nóng trong giai đoạn này, do tử cung của bạn bắt đầu nở rộng và gây áp lực lên tử cung, làm lượng acid trong dạ dày bị đẩy lên thực quản. Để có thể tránh chứng ở nóng, bạn có thể:
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên hơn
- Tránh ăn các thực phẩm nhiều chất béo, chiên dầu mỡ và cay nóng
- Không nên ăn quá no (dừng lại ở mức 80%)
- Tránh nằm xuống trong vòng 45 phút sau khi ăn
- Ăn tối sớm để tránh đi ngủ ngay sau khi ăn
- Cố gắng đặt đầu cao khi nằm ngủ buổi tối
Chất bạn cần cung cấp đầy đủ trong giai đoạn này là đạm để góp phần cho sự phát triển nhanh chóng của thai. Tiêu thụ một lượng đạm vừa đủ giúp giảm việc tiền sản giật, ốm nghén cùng với các biến chứng khác. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống không đầy đủ chất đạm có thể làm tăng nguy cơ em bé bị cao huyết áp sau này, do đó việc cung cấp lượng đạm tốt ở lượng vừa phải là rất cần thiết.Mẹ bầu hãy tham khảo thêm một vài các xét nghiệm trong thai kỳ quan trọng !
Tháng thứ 8:
Em bé của bạn đang nặng khoảng 2.4kg, các lớp mỡ dưới da đang được hình thành và phổi cũng được phát triển. Bạn có thể sẽ đi tiểu thường xuyên, đau lưng, khó thở, khó ngủ nhiều hơn trong giai đoạn này do bạn đang tiến tới giai đoạn cuối cùng của thai kì. Để có thể cải thiện nó, bạn có thể tắm nước ấm trước khi đi ngủ và mua một cái gối dài để giúp bạn hỗ trợ bụng ban khi bạn nằm nghiêng sang một bên. Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm cherry để giúp cải thiện giúp ngủ bằng cách cung cấp cho cơ thể nguồn melatonin tự nhiên, là một hormon điều hòa giấc ngủ. Bạn có thể uống một ly nước cherry không đường trước khi ngủ để cải thiện giấc ngủ.
Ngoài ra, não em bé được phát triển nhanh nhất trong giai đoạn này, do đó bạn nên tập trung ăn những thực phẩm có nhiều acid béo omega 3 như dầu cá của cá hồi, các loại hạt hay hạt lanh đất.
Tháng thứ 9:
Em bé của bạn đã chuẩn bị ra ngoài! Khi sinh, em bé thường dài hơn 51cm từ đầu đến chân và nặng khoảng 3.4kg. Trong tháng cuối này, bạn thường bị phù tay và chân. Để có thể giảm thiểu việc này, hạn chế tiêu thụ quá nhiều muối và tăng cường uống nhiều nước. Cố tắng tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ hay bơi để hỗ trợ tuần hoàn nước trong cơ thể.
Những thực phẩm nên ăn trong tháng này:
- Tỏi: nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nhiều tỏi trong tháng cuối này giảm đang kể nguy cơ sinh non. Điều này có thể là do khả năng kháng khuẩn của tỏi, do đó giúp giảm nhiễm trùng đường tiết niệu và sinh dục, một trong những yếu tố gây sinh non. Tuy nhiên, một tép tỏi cho mỗi tuần là vừa đủ.
- Chà là: ăn khoảng 6 trái chà là mỗi ngày trong vòng 4 tuần cuối cùng trước ngày dự sinh đã được chứng minh cho thấy tăng đáng kể khả năng sinh tự nhiên mà không cần phải kích thích, kích khích giãn cổ tử cung nhiều hơn, giai đoạn đầu chuyển dạ nhanh hơn và giảm bớt những can thiệp y tế và dược phẩm. Một nghiên cứu gần đây hơn cũng xác nhận nghiên cứu trước đó và kết luận rằng ăn chà là trong giai đoạn cuối của thai kì giúp cung cấp chất dinh dưỡng an toàn giúp giảm bớt nhu cầu can thiệt trong quá trình chuyển dạ mà không ảnh hưởng xấu gì đến mẹ và bé. Bạn có thể dùng chúng tự nhiên trong cả ngày hay dùng để nấu nước như một chất tạo ngọt tự nhiên.
- Nho: ăn khoảng 2 nắm tay nho khô mỗi tuần đã được chứng minh có thể giảm nguy cơ sinh non, tác động tương tự như tỏi. Bạn có thể dùng tự nhiên hay cho vào salad hay ăn với cơm như chất tạo ngọt.
- Ăn uống lành mạnh trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng lớn và lâu dài đến sức khỏe và sự phát triển của bé, cũng như những tác động lên bạn trong quá trình mang thai và chuyển dạ. Do đó, hãy cố gắng cải thiện chế độ ăn của bạn trong thai kì phù hợp để có thể mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con cái của minh.
No comments:
Post a Comment