Trong 3 tháng đầu mang thai, thời điểm lý tưởng để đo độ mờ da gáy của thai nhi, cân nặng của người mẹ có thể tăng từ 0,5 – 1,9kg. Tuy nhiên, mỗi bà bầu sẽ có một thể trạng khác nhau, có người sẽ tăng hơn hoặc không tăng cân trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ.
Mang thai là một niềm vui lớn, thế nhưng bên cạnh niềm hạnh phúc khi cảm nhận bé yêu đang dần lớn lên từng ngày trong lòng là những nỗi lo âu lần đầu tiên gặp phải của nhiều bà mẹ. Trong 3 tháng đầu mang thai, việc tăng cân quá nhiều hoặc thậm chí là không tăng cân do ốm nghén là điều hoàn toàn bình thường, mẹ bầu đừng quá lo.
Hãy thư giãn, thả lỏng và xem qua những chia sẻ dưới đây của gentis để có thêm một số thông tin về việc tăng cân 3 tháng đầu thai kỳ nhé.
Mang thai 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân là đủ
Đây là vấn đề được nhiều phụ nữ mang thai nhắc đến trong lần khám thai đầu tiên. Thực tế, việc tăng cân 3 tháng đầu mang thai sẽ không diễn ra quá nhanh, bạn có thể chỉ tăng từ 0,5 đến 1,8kg.
Theo các chuyên gia sản khoa, trong tam cá nguyệt thứ nhất, phần lớn phụ nữ mang thai đều tăng ở mức này và không có sự khác biệt quá lớn, kể cả khi bạn mang thai đôi.
Tuy nhiên, ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, cân nặng của bạn có thể tăng nhanh hơn. Đối với những người có chỉ số BMI trên 25, các bác sĩ khuyên họ nên duy trì mức cân nặng ổn định, tránh tăng cân 3 tháng đầu thai kỳ.
Đừng quá lo lắng nếu bạn không tăng cân trong 3 tháng đầu mang thai
Trái ngược với nhiều người, sẽ có một số phụ nữ không tăng cân hoặc thậm chí là sút cân trong tam cá nguyệt thứ nhất.
Nếu bạn rơi vào tình huống này, đừng quá lo bởi đây là điều khá phổ biến và nguyên nhân chính thường là do chứng ốm nghén gây ra. Thông thường, tình trạng này sẽ giảm bớt khi bạn bước sang tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.
Nếu bị ốm nghén nặng và dẫn đến sút cân, bạn nên trao đổi về điều này với bác sĩ khi đi khám thai. Bởi nếu để lâu, tình trạng này có thể khiến cơ thể bị suy nhược, căng thẳng và thiếu hụt chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Tỷ lệ bà bầu gặp phải chứng ốm nghén nặng là 3/10. hội chứng down là gì ?
Tăng cân quá nhanh khi mang thai 3 tháng đầu có thể dẫn đến điều gì?
Việc tăng cân 3 tháng đầu thai kỳ là điều bình thường vì lúc này, bạn sẽ phải ăn nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả bạn và bé.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải cố ăn thật nhiều, quan trọng nhất là bạn phải nhận thức được cân nặng của bản thân và duy trì mức cân nặng theo khuyến nghị của bác sĩ. Nếu tăng cân quá nhanh, bạn và bé có thể đối mặt với những nguy cơ sau:
- Thai nhi quá lớn khiến bạn khó sinh thường. Lúc này, bác sĩ phải can thiệp bằng cách sinh mổ
- Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu tăng cân quá nhiều, đặc biệt là vào đầu thai kỳ, có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu rơi vào tình huống này, bác sĩ sẽ kiểm tra glucose cho bạn trong thời gian từ tuần 27 đến tuần 29
- Tiền sản giật
- Tim mạch
- Béo phì
- Ảnh hưởng đến việc giảm cân sau sinh.
Bà bầu nên bổ sung thêm bao nhiêu calo trong 3 tháng đầu?
Tam cá nguyệt đầu tiên không phải là thời điểm để mẹ bầu nạp thật nhiều năng lượng cho cơ thể. Trên thực tế, trừ khi bác sĩ yêu cầu, để tránh tăng cân 3 tháng đầu thai kỳ quá nhiều, bạn vẫn nên duy trì số lượng các bữa ăn giống như trước khi thụ thai.
Tuy nhiên, khi thời gian mang thai tăng, bạn sẽ cần bổ sung thêm lượng calo mỗi ngày cho cơ thể. Các chuyên gia khuyên mỗi ngày bà bầu nên cung cấp cho cơ thể từ 2.200 đến 2.900 calo, tùy thuộc vào chỉ số BMI trước khi mang thai. Cụ thể:
- Tam cá nguyệt thứ nhất: Không cần thêm calo
- Tam cá nguyệt thứ hai: Cần thêm 340 calo mỗi ngày
- Tam cá nguyệt thứ ba: Cần thêm 450 calo mỗi ngày.
Chế độ ăn và tập luyện cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu
Duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và một chế độ tập luyện khoa học là lời khuyên bạn thường được nghe nhiều nhất khi đi khám thai.
Tuy nhiên, bạn không cần quá quan trọng hóa vấn đề, hãy tiếp tục làm các công việc bạn đang làm trước khi mang thai miễn là các hoạt động này không quá nguy hiểm. Bạn có thể vận động nhẹ nhàng mỗi ngày trong 3 tháng đầu (ít nhất 150 phút mỗi tuần) bằng những cách sau:
- Đi dạo
- Bơi lội
- Chạy bộ
- Đi xe đạp
- Tập yoga
Về chế độ dinh dưỡng, bạn nên xây dựng thực đơn cân bằng, đủ chất. Trong bữa ăn nên đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất như: đạm, đường, mỡ, vitamin. Trong mỗi nhóm chất thì cũng cần thay đổi liên tục để đảm bảo độ hấp dẫn của món ăn. Cụ thể, trong thực đơn của bạn nên bao gồm các loại thực phẩm sau:
- Các loại ngũ cốc
- Trái cây
- Rau
- Thịt nạc
- Các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa và sữa chua
- Các loại đậu, hạt tốt cho bà bầu…
Vì cơ thể của bạn không cần nhiều calo trong ba tháng đầu mang thai nên việc ăn uống vẫn duy trì bình thường, bạn nên ăn những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Tăng cân khi mang thai thế nào là bình thường?
Không có lần mang thai nào là giống nhau, tuy nhiên cũng có một số nguyên tắc chung cần tuân thủ khi nói đến việc tăng cân trong cả ba tam cá nguyệt.
Trong suốt 9 tháng của thai kỳ, bạn có thể tăng từ 5–18kg. Những người bị thừa cân, béo phì sẽ tăng ít hơn, trong khi những người thiếu cân sẽ cần tăng nhiều hơn. Cụ thể:
- BMI dưới 18,5: Tăng từ 12–18kg
- BMI từ 18,5 – 24,9: Tăng từ 11–15kg
- BMI từ 25 – 29,9: Tăng từ 7–11kg
- BMI từ 30 trở lên: Tăng từ 5–9kg.
Đối với trường hợp mang thai đôi, bạn có thể tăng từ 16–25kg. Theo khảo sát, có khoảng 21% mẹ bầu tăng ít hơn số liệu kể trên và khoảng 47% tăng nhiều hơn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về việc tăng cân 3 tháng đầu mang thai. Nếu bạn còn có băn khoăn, thắc mắc, tốt nhất bạn vẫn nên trao đổi với bác sĩ sản khoa ở mỗi lần khám thai định kỳ để có lời giải đáp cụ thể.
Đọc thêm : dấu hiệu ung thư cổ tử cung hay gặp !
No comments:
Post a Comment