Trong thai kỳ, dù việc nhỏ nhặt nhất thì chị em cũng cần phải lưu tâm đến để đảm bảo sức khỏe bản thân và em bé trong bụng. Thậm chí có nhiều người còn truyền tai nhau rằng bà bầu tắm nước nóng có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai. Vậy thực hư của chuyện này là sao, liệu bà bầu tắm nước nóng có nguy hiểm như lời đồn? cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh nipt gentis tìm hiểu ngay nào !!!
Thực hư chuyện bà bầu tắm nước nóng dễ gây sinh non
Việc tắm bằng nước nóng vốn dĩ giúp cơ thể thoải mái, thư giãn hơn. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu lại cần sự chú ý hơn. Khi tắm nước nóng trong thời gian bầu bì mẹ cần lưu ý nhiệt độ nước cùng thời gian tắm để giữ an toàn cho cả hai mẹ con.
Bà bầu tắm nước nóng có gây sảy thai không?
Hiệp hội sản phụ khoa Mỹ cảnh báo rằng thai phụ tắm nước nóng có thể gây ra một số rủi ro cho sự phát triển của thai nhi. Bà bầu ngâm mình trong nước nóng quá lâu sẽ làm thân nhiệt tăng cao khiến thai nhi trong tử cung cũng bị nóng theo.
Bà bầu tắm nước nóng không đúng cách có thể làm giảm huyết áp đột ngột. Huyết áp giảm đột ngột khiến thai nhi không nhận được oxy và dinh dưỡng, từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Việc dùng vòi sen để xả nước nóng cũng có thể làm khô da, ngứa da và hình thành nếp nhăn trên cơ thể.
Bà bầu nên tắm nước nóng với nhiệt độ nước từ 34-36 độ
Có nghiên cứu còn cho thấy rằng bà bầu tắm nước nóng trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi và mất nước ở mẹ. Đặc biệt trong 5-10 tuần đầu của thai kỳ, xương sống của thai nhi chưa hoàn thiện nên bà bầu tắm nước nóng quá lâu sẽ làm cho bé bị dị tật cột sống.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bà bầu tắm nước nóng cũng gây ra sảy thai. Chỉ khi bà bầu tắm nước nóng sai cách như tắm quá lâu, nhiệt độ nước quá cao, ngâm mình trong bồn tắm, bà bầu xông hơi thì nguy hiểm mới xảy ra mà thôi.
Bật mí cách tắm nước ấm an toàn cho bà bầuBà bầu tắm nước nóng sẽ gây ra nhiều rủi ro thế nhưng bà bầu tắm nước ấm lại được cho là an toàn. Thật vậy nếu tắm nước ấm khi mang thai, bà bầu hãy ghi nhớ những điều sau:
Nhiệt độ nước tắm của bà bầu
Khi đi tắm mẹ nên tắm cùng chồng và mang dép chống trượt để đảm bảo an toàn
Cách pha nước tắm cho mẹ bầu như sau: Đầu tiên mẹ hãy để nước lạnh chảy vào chậu, sau đó mới cho nước nóng vào. Kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay hay cẳng tay, lưu ý rằng nhiệt độ nước tắm của mẹ không được vượt quá 36 độ. Nhiệt độ nước tắm dao động từ 34-36 độ là phù hợp nhất.
Thời gian tắm của bà bầu bác sĩ khuyến cáo thai phụ không nên tắm quá 15 phút, bà bầu tắm nước nóng không nên tắm quá 10 phút. Tốt nhất mẹ nên tắm càng nhanh càng tốt, đặc biệt bà bầu tuyệt đối không được xông hơi và ngâm mình trong bồn tắm. Hội chứng patau khi mang thai và những điều mẹ bầu nên biết !!
Mẹ bầu nên tắm vào lúc nào?
Khi mang thai, cơ thể của thai phụ sẽ trở nên nhạy cảm. Vì thế, bà bầu nên tắm vào buổi trưa hoặc cuối giờ chiều, không được tắm sau khi ăn xong. Bà bầu cũng không nên tắm vào buổi sáng hay tối muộn, bởi vì thời điểm này sẽ làm thay đổi nhiệt độ cơ thể khá nhiều.
Đảm bảo an toàn khi tắm khi bầu bì, trọng lượng của thai nhi tăng lên nên việc di chuyển của mẹ bầu sẽ gặp nhiều trở ngại. Do đó để hạn chế những nguy cơ va đập trượt ngã có thể xảy ra, sản phụ nên trang bị cho mình loại dép chống trơn trượt để đảm bảo an toàn.
Bà bầu tắm nước ấm nên tắm trong 10-15 phút là tốt nhất
Tắm cùng “bạn đời”Việc tắm cùng người bạn đời của mình sẽ giúp mẹ hạn chế nguy cơ trượt ngã, giảm căng thẳng và mang lại cảm giác an toàn. Bố có thể xoa bóp lưng, cánh tay, bắp chân để bà bầu xua tan mệt mỏi, đau nhức, phù nề.
Uống trước trước và sau khi tắm thông thường thân nhiệt sẽ tăng lên nếu mẹ tắm bằng nước ấm và thân nhiệt tăng có thể dẫn đến nguy cơ mất nước. Vì thế, để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước, tốt nhất trước và sau khi tắm mẹ nên uống một ít nước để bổ sung.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp mẹ làm sáng tỏ thực hư câu chuyện tắm nước nóng gây sảy thai mà nhiều người vẫn thường truyền tai nhau. Thai phụ không nên lo lắng quá, bởi vì chỉ cần mẹ tuân thủ những quy định trên đây thì việc tắm nước ấm sẽ mang lại công dụng sức khỏe tuyệt vời.
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ.
Đọc thêm: Các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh cần thiết trong thai kì.
No comments:
Post a Comment