Monday, June 1, 2020

Những rủi ro mà mẹ bầu và bé phải đối mặt khi sinh mổ

Hiện nay, có không ít mẹ bầu phải sinh con bằng phương pháp sinh mổ. Điều này làm gia tăng nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và bé cưng.
Nếu được chỉ định sinh con bằng phương pháp sinh mổ, bạn nên trao đổi thật cặn kẽ với bác sĩ về nguyên nhân tại sao bạn phải sinh mổ, các lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của hình thức sinh này. Trong một số trường hợp, những lợi ích mà phương pháp sinh này đem lại sẽ lớn hơn so với việc mẹ bầu sinh con qua ngả âm đạo. Cùng nipt illumina gentis tìm hiểu ngay nào !

Những rủi ro mà mẹ bầu và bé phải đối mặt khi sinh mổ

Việc bác sĩ chỉ định bạn sinh con bằng phương pháp mổ có thể bắt nguồn từ cách nguyên nhân sau:
  • Vỡ ối sớm
  • Nhau tiền đạo
  • Dây rốn quấn cổ nhiều vòng
  • Bé được thụ tinh nhân tạo hoặc ống nghiệm
  • Ngôi thai không thuận: Bé cưng đang ở vị trí ngôi mông hay nằm ngang
  • Bạn từng sinh mổ hoặc bạn từng có vết mổ bắt con theo hướng thẳng đứng thay vì nằm ngang. Hai trường hợp này thường làm gia tăng đáng kể nguy cơ tử cung bị vỡ trong khi chuyển dạ.
  • Bạn đã thực hiện phẫu thuật tử cung, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung
  • Bạn mang đa thai: Tuy một số cặp song sinh có thể ra đời bằng phương pháp sinh thường nhưng hầu hết trường hợp mang đa thai đều được bác sĩ chỉ định sinh mổ. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
  • Thai nhi quá to: Các bác sĩ sản khoa thường chỉ định sinh mổ cho mẹ bầu có thai nhi quá to hoặc mẹ bầu đang bị bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc bạn từng sinh con có kích thước nhỏ hơn nhưng bé lại bị chấn thương nghiêm trọng khi sinh thường.
  • Bạn có một khối u lớn khiến việc sinh thường trở nên khó khăn hoặc tăng các nguy cơ rủi ro.
  • Bé cưng bị dị tật, chẳng hạn các khuyết tật ống thần kinh, khiến cho việc sinh thường trở nên nguy hiểm.
  • Mẹ bầu có sức khỏe kém (bệnh lý tim mạch) hoặc tiền sử bệnh nghiêm trọng (từng bị tiền sản giật ở những ca sinh trước đó…).
  • Bạn nhiễm HIV và các xét nghiệm máu được thực hiện gần cuối thời gian mang thai cho thấy bạn có một lượng virus cao trong cơ thể….sàng lọc trước sinh là gì ?

Mẹ bầu phải đối mặt với những rủi ro nào khi sinh con bằng phương pháp sinh mổ?

Mổ lấy thai là một ca phẫu thuật lớn và cũng như nhiều hình thức phẫu thuật khác, có những rủi ro tiềm ẩn liên quan. Thực tế, việc thai phụ tử vong sau sinh mổ lấy thai khá hiếm gặp nhưng các bác sĩ sản khoa đã ước tính nguy cơ tử vong ở sản phụ sau khi sinh mổ cao hơn so với sản phụ sinh con qua ngả âm đạo. Tuy nhiên, các tình trạng sức khỏe của mẹ bầu như có vấn đề về tim, huyết áp… có thể làm gia tăng nguy cơ xấu cho mẹ bầu nếu chọn sinh con qua ngả âm đạo.
Việc phải tiến hành mổ lấy thai có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn như:
  • Nhiễm trùng sản khoa: Việc mổ lấy thai làm gia tăng nguy cơ mẹ bầu bị nhiễm trùng vết mổ, tử cung hoặc các cơ quan vùng chậu gần đó như bàng quang hoặc thận. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mẹ.
  • Tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
  • Mất máu nhiều hơn so với khi sinh con qua ngả âm đạo: Lượng máu trung bình mất đi ở mẹ bầu phải sinh mổ là khoảng gấp đôi so với sinh thường âm đạo. Tuy nhiên, việc truyền máu hiếm khi được áp dụng vì không thực sự cần thiết.
  • Giảm chức năng đường ruột/nhu động ruột: Sau ca sinh mổ, ruột của mẹ bầu đôi khi hoạt động chậm lại trong vài ngày. Tình trạng này thường dẫn đến việc trướng bụng, đầy hơi và khó chịu.
  • Biến chứng hô hấp: Thủ thuật gây mê toàn thân đôi khi có thể dẫn đến viêm phổi sau sinh mổ.
  • Thời gian nằm viện lâu hơn và bạn cũng cần khoảng thời gian dài hơn để có thể phục hồi sau sinh so với các bà mẹ sinh thường.
  • Phản ứng với gây mê: Sức khỏe của người mẹ có thể bị đe dọa bởi những phản ứng bất ngờ (như huyết áp giảm nhanh) khi gây mê hoặc các loại thuốc khác được sử dụng trong khi phẫu thuật.
  • Nguy cơ phẫu thuật bổ sung: Trong một số trường hợp hiếm hoi, mẹ bầu mổ lấy thai có thể phải cắt tử cung, phẫu thuật bàng quang…
  • Nguy cơ bám dính tử cung và các khu vực lân cận.
  • Giảm khả năng sinh sản trong tương lai.
  • Tăng nguy cơ nhau tiền đạo khi mang thai lần sau.
  • Gia tăng nguy cơ các ca sinh sau đó cũng phải mổ bắt con.
  • Tuy hiếm, nhưng nguy cơ người mẹ tử vong sau sinh mổ do các tai biến sản khoa hoàn toàn có thể xảy ra.

Rủi ro cho bé cưng khi ra đời bằng phương pháp mổ

Việc phải ra đời bằng phương pháp sinh mổ thường làm cho bé yêu mất đi cơ hội được bú sữa non trong vòng vài giờ đầu sau sinh. Ngoài ra, bé còn phải đối mặt với không ít rủi ro. Những rủi ro có thể kể đến như:
  • Bé thường phải được chăm sóc ở phòng dưỡng nhi dành cho trẻ sinh mổ (đơn vị chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh -NICU).
  • Sinh non: Nếu việc chẩn đoán ngày sinh không được bác sĩ tính toán một cách chính xác hoặc bạn sinh mổ khi chưa có dấu hiệu sinh, em bé có thể được sinh quá sớm.
  • Vấn đề về nhịp thở: Em bé sinh mổ có nhiều nguy cơ phát triển các vấn đề về hô hấp như thở nhanh thoáng qua (thở nhanh bất thường trong vài ngày đầu sau khi sinh).
  • Điểm Apgar thấp: Em bé sinh mổ đôi khi có điểm apgar thấp. Việc bé cưng có điểm apgar thấp có thể là một tác động của việc gây mê được sử dụng trong khi sinh mổ (đặc biệt là khi gây mê toàn thân được sử dụng), hoặc em bé có thể đã gặp khó khăn khi bắt đầu chuyển dạ và đó là lý do tại sao sinh mổ được thực hiện.
  • Thai nhi bị chấn thương: Mặc dù hiếm gặp nhưng bác sĩ phẫu thuật có thể vô tình rạch trúng em bé khi tiến hành rạch tử cung của người mẹ.
  • Tăng nguy cơ hen suyễn: Trẻ sơ sinh được sinh ra bằng phương pháp mổ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn trẻ sinh thường.
  • Tăng nguy cơ bị dị ứng hen suyễn, tăng động (ADHD và tự kỷ: Hiện có một số ý kiếm cho rằng sinh mổ làm gia tăng các tình trạng này do trẻ sơ sinh không tiếp xúc với hệ vi sinh vật ở âm đạo của mẹ. Để giúp giảm nguy cơ này, một số nhà nghiên cứu đang đề xuất thực hiện một quy trình gọi là gieo hạt âm đạo cho trẻ sinh mổ. Gieo hạt âm đạo cho trẻ sinh mổ là hình thức liên quan đến việc dùng tăm bông lấy dịch âm đạo của người mẹ rồi lau qua miệng, mắt, mặt, làn da của trẻ ngay sau ca sinh. Mục đích của hành động này là cho em bé cơ hội được tiếp xúc với vi sinh vật trong âm đạo người mẹ để tăng kháng thể tự nhiên. 
Tuy phương pháp sinh mổ có những nguy cơ tiềm ẩn nhưng không có nghĩa ai sinh mổ cũng gặp vấn đề xấu. Nếu bác sĩ đã xem xét kỹ sổ khám thai, hồ sơ bệnh án, khám lâm sàng kỹ lưỡng và chỉ định bạn sinh con bằng phương pháp mổ thì đừng quá lo lắng. Thực tế là các bác sĩ đã cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc cho bạn sinh thường hay sinh mổ.
Đọc thêm : đo độ mờ da gáy (do mo da gay) tuần bao nhiêu ?

No comments:

Post a Comment