Viêm mũi khi mang thai thường khiến bà bầu bị sổ mũi, chảy nhiều nước mũi và nghẹt mũi.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị chứng viêm mũi khi mang thai trong bài viết sau đây cùng xét nghiệm tổng quát gentis nhé .
Nguyên do gây viêm mũi khi mang bầu
Viêm mũi khi mang thai là tình trạng nghẹt mũi kéo dài từ 6 tuần trở lên trong thai kỳ. Theo thống kê, căn bệnh này ảnh hưởng đến 18% – 42% phụ nữ mang thai, chủ yếu là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Viêm mũi có thể xuất hiện vào mọi thời điểm của thai kỳ và biến mất sau khi sinh nở, thông thường là trong vòng 2 tuần sau sinh. Các triệu chứng của viêm mũi khi mang thai bao gồm:
- Hắt hơi
- Nghẹt mũi
- Sổ mũi
Viêm mũi trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Viêm mũi trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và em bé. Bệnh có thể gây rối loạn giấc ngủ ở mẹ và cản trở quá trình hô hấp của thai nhi. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai cần lưu ý và thông báo ngay cho bác sĩ khi có các biểu hiện của viêm mũi như nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi… Ngoài ra, khi có tình trạng ngủ ngáy hoặc thường xuyên thức giấc vào giữa đêm, thai phụ cũng cần đến bệnh viện để thăm khám.
Nguyên nhân gây viêm mũi khi mang thai
Mang thai sẽ khiến cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Lúc này, lưu lượng máu đến các màng nhầy niêm mạc sẽ tăng lên. Điều này có thể khiến cho khoang mũi bị sưng, gây nghẹt và chảy nước mũi, dẫn đến viêm mũi.
Bên cạnh đó, dị ứng cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm mũi trong thai kỳ. Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến khoảng 1/3 phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Theo Healthline, các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường phức tạp hơn so với viêm mũi thông thường khác, bao gồm:
- Hắt hơi
- Ngứa mũi
- Nghẹt mũi nặng
Điều trị viêm mũi khi mang thai
Viêm mũi trong thai kỳ có thể được điều trị bằng các phương pháp tự nhiên, chẳng hạn như:
- Vệ sinh mũi bằng nước muối
- Sử dụng miếng dán mũi.
Vệ sinh mũi bằng nước muối có thể giúp làm sạch khoang mũi và thông mũi một cách hiệu quả. Hiện nay, phương pháp này vẫn được xem là an toàn và không có tác dụng phụ.
Để thực hiện vệ sinh mũi bằng nước muối, thai phụ cần đưa một ít dung dịch nước muối vào một bên lỗ mũi và cho nó thoát ra ở lỗ mũi còn lại. Để việc vệ sinh mũi dễ dàng hơn, bà bầu có thể sử dụng các dạng bình xịt mũi hoặc bình rửa mũi chuyên dụng. Điều quan trọng khi điều trị viêm mũi khi mang thai bằng phương pháp này là các dụng cụ đựng dung dịch phải được vệ sinh sạch sẽ và sử dụng nước vô trùng (được chưng cất hoặc đun sôi) để pha dung dịch nước muối. sàng lọc trước sinh khi nào chính xác nhất ?
Ngoài ra, bà bầu cũng có thể sử dụng miếng dán mũi được bán tại các hiệu thuốc để điều trị viêm mũi tại nhà. Sản phẩm này sẽ giúp hốc mũi thông thoáng một cách tự nhiên. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của trong việc loại bỏ triệu chứng nghẹt mũi và giảm ngáy ngủ, đặc biệt là vào ban đêm. Mặt khác, miếng dán này cũng không có tác dụng phụ hay gây ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Những điều cần lưu ý khi bị viêm mũi trong thai kỳ
Các thai phụ không nên sử dụng các loại thuốc thông mũi, bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong giai đoạn mang thai.
Viêm mũi do dị ứng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, một số loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng không được khuyến khích cho phụ nữ mang bầu. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị các phương pháp điều trị khác an toàn hơn.
Viêm mũi khi mang thai không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, thai phụ vẫn nên liên hệ với bác sĩ nếu triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, đặc biệt là giấc ngủ. Ngoài ra, thai phụ cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị viêm mũi để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Đọc thêm: xét nghiệm chức năng gan quan trọng thế nào ?
No comments:
Post a Comment