Không phải cơn gò tử cung nào cũng báo hiệu sinh non, dọa sảy hay chuyển dạ. Mẹ cùng tìm hiểu về các cơn gò khác nhau để phân biệt và đưa ra phương pháp xử trí kịp thời. Cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé các mẹ.
Chia sẻ 3 loại cơn gò tử cung thường gặp
Định nghĩa cơn gò tử cung
Trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ “sinh sống” và được bao bọc trong tử cung của mẹ. Thông thường, trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ thường thấy tử cung co cứng lại, thỉnh thoảng đi kèm cảm giác đau thắt như khi có kinh nguyệt. Đây chính là những cơn gò tử cung.
Cơn gò tử cung thực chất có tác dụng đẩy thai nhi vào đúng vị trí kênh sinh để chuẩn bị chào đời được thuận lợn. Tuy nhiên không phải chỉ khi nào sắp chuyển dạ mẹ mới gặp những cơn gò tử cung mà nó có thể đến sớm hơn, từ giai đoạn giữa thai kỳ.
3 loại cơn gò tử cung thường gặp
Có nhiều kiểu gò tử cung khác nhau. Dưới đây là 3 cơn gò cơ bản mẹ bầu cần biết để phân biệt chính xác.
Cơn gò sinh lý (Braxton – Hicks)
Cơn gò sinh lý là những cơn gò tử cung xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ. Những cơn gò này xuất hiện không thường xuyên và không đều. Chúng nhưng một bài tập luyện trước để mẹ chuẩn bị tâm lý cho giai đoạn chuyển dạ thật sự.
Cơn gò sinh lý thường có những đặc điểm sau:
– Thường không đau
– Cảm giác căng cứng bụng dưới
– Nếu mẹ thay đổi tư thế, cơn gò sẽ biến mất
– Mỗi cơn gò không kéo dài, chỉ khoảng 30 giây cho đến dưới 1 phút
– Không có tần suất cố định
Khi thấy có xuất hiện những cơn gò như thế, mẹ bầu không cần quá lo lắng, mẹ chỉ cần nằm hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi, thư giãn là cơn gò sẽ biến mất. Những cơn gò này xuất hiện nhiều hơn khi mẹ mệt mỏi, mất nước hoặc đi đứng quá nhiều nên mẹ bầu cần lưu ý.
Các cơn gò tử cung có thể là hiện tượng sinh lý bình thường cũng có thể là dấu hiệu báo chuyển dạ
Cơn gò tử cung sớm
Những cơn gò này thường xuất hiện trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Nó có thể là dấu hiệu sinh non nên mẹ bầu hết sức cẩn thận. Những cơn gò tử cung sớm xuất hiện đều đặn theo chu kỳ, cứ khoảng 10 – 12 phút lại xuất hiện một cơn và không có dấu hiệu giảm dù mẹ bầu đã thay đổi tư thế và nghỉ ngơi.
Cơn gò tử cung sớm không chỉ khiến mẹ thấy căng cứng bụng mà còn kéo theo cảm giác đau bụng âm ỉ và thấy áp lực ở vùng khung chậu. Khi xuất hiện những cơn gò này, đặc biệt có các triệu chứng sinh non như rỉ ối, ra máu thì bà bầu cần đến bệnh viện ngay.
Cơn gò tử cung lúc chuyển dạ
Khi em bé sẵn sàng chào đời sẽ xuất hiện những cơn gò tử cung để đẩy em bé ra ngoài. Những cơn gò này có xu hướng tăng dần về cường độ, thời gian mỗi cơn và khoảng cách giữa các cơn gò.
Cơn gò lúc chuyển dạ được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn chuyển dạ sớm
Những cơn gò này thường nhẹ, mẹ chỉ cảm thấy căng cứng tử cung hoặc bụng dưới. Mỗi cơn gò kéo dài từ 30 – 90 giây và lặp lại sau khoảng 5 phút sau đó tăng dần cả về thời gian, cường độ. Giai đoạn này, mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu chuyển dạ như rỉ ối, có chất nhầy hồng chảy ra…
Giai đoạn chuyển dạ thật sự
Lúc này những cơn gò xuất hiện nhiều hơn, lâu hơn và dày hơn so với giai đoạn trước. Ở giai đoạn chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mở rộng khoảng 4 – 10cm để chuẩn bị cho em bé ra ngoài.
Bên cạnh những cơn gò gây đau cứng bụng và lưng, mẹ bầu có thể bị chuột rút ở chân. Mẹ hãy đến bệnh viện ngay khi thấy các cơn gò kéo dài từ 45 – 60 giây và tần suất lặp lại khoảng 3 – 5 phút/lần. Thậm chí các cơn gò có thể nối tiếp, chồng lên nhau để đẩy thai nhi ra ngoài.
Khi thấy có cơn gò tử cung sinh lý mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi, thư giãn
Vì sao có các cơn gò tử cung?
Tử cung có khả năng giãn nở và thay đổi thể tích phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, phần lớn các cơn co tử cung đều là hiện tượng bình thường trong thai kỳ, giúp tử cung co bóp chuẩn bị cho giây phút vượt cạn.
Nhờ có các cơn co tử cung, thai nhi có thể dịch chuyển dần xuống xương chậu và cổ tử cung cũng như chúc đầu xuống dưới để chui ra khỏi bụng mẹ.
Xử trí như thế nào khi có cơn gò tử cung?
Cơn gò tử cung sinh lý hay cơn gò lúc chuyển dạ sẽ có cách xử trí khác nhau để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để cảm thấy thoải mái nhất khi cơn gò xuất hiện:
– Nếu là cơn gò sinh lý (Braxton Hicks), mẹ có thể dùng một chai nước ấm bọc trong khăn mềm để chườm lên bụng hoặc tắm bằng bồn nước ấm hay tắm bằng vòi hoa sen để cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái là các cơn gò sẽ biến mất.
– Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ cần nhập viện ngay lập tức. Dù chưa đủ ngày đủ tháng cũng phải nhập viện để phòng trường hợp sinh non. Lúc này, đừng quá hoảng hốt, mẹ nên uống một cốc nước ấm và hít thở chậm, sâu.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
– Cơn co tử cung xuất hiện dồn dập kéo dài vài phút kèm theo đau bụng, nôn mửa và nhức lưng dữ dội. Đây là dấu hiệu sảy thai hoặc đẻ non.
– Nếu thấy tử cung co thắt lúc mạnh, lúc yếu không theo quy luật, em bé không cử động và bụng nhỏ dần, có thể thai đã chết lưu. sàng lọc trước sinh khi nào tốt nhất ?
Mẹ bầu cần biết cách phân biệt các cơn gò để có biện pháp xử trí kịp thời
– Cơn co tử cung xuất hiện cùng dịch âm đạo chảy nhiều bất thường, có thể thai phụ đã bị vỡ ối hoặc rách nhau thai. Bạn cần đến bệnh viện ngay nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng của cả hai mẹ con.
– Tử cung co thắt không theo quy luật, kèm theo máu âm đạo nhưng không đau. Lúc này, có thể nhau thai đang nằm sai vị trí và mẹ bầu cần đi cấp cứu ngay.
– Tử cung trương to và cứng, ấn vào thấy đau kèm theo những cơn co thắt không theo quy luật, hoa mày chóng mặt, nôn mửa nhiều. Rất có thể nhau thai đã rụng sớm gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé.
Một số lưu ý dành cho mẹ bầu
Trong suốt thai kỳ, nhất là 3 tháng cuối, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi đều cần được theo dõi chặt chẽ. Có một vài lưu ý dành cho mẹ bầu như sau:
– Cần nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời
– Phân biệt được rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử trí kịp thời, đề phòng trường hợp sinh non, thai chết lưu hay suy thai
– Mẹ cần theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục
– Nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bị chảy máu thì cần cấp cứu ngay để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho cả hai mẹ con
– Thăm khám thai định kỳ để theo dõi những bất thường như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển để có phương pháp xử lý hiệu quả
– Theo dõi cân nặng của em bé trong 3 tháng cuối thai kỳ để đánh giá sự phát triển cũng như tiên lượng những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sinh
– Cần biết cách phân biệt cơn gò sinh lý, cơn gò chuyển dạ hay hiện tượng thai máy để có thể đến viện kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.
ĐỌc thêm: Bảng giá xét nghiệm sàng lọc trước sinh
No comments:
Post a Comment