Saturday, July 11, 2020

Giác quan thai nhi hình thành và phát triển thế nào ?

Trong quá trình phát triển các giác quan thai nhi, con yêu không chỉ chuyển động mà còn nhạy cảm với các âm thanh, mùi vị, ánh sáng và đang không ngừng khám phá thế giới.
Theo đó, mẹ bầu cần hiểu được và nắm rõ từng giai đoạn phát triển của các giác quan thai nhi thì càng thuận lợi trong việc bảo vệ và chăm sóc bé hơn. Bài viết này xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis sẽ cùng các mẹ tìm hiểu chi tiết hơn nhé !

Giác quan thai nhi hình thành và phát triển thế nào ?

Trong bụng mẹ ở những tháng thai kỳ, các giác quan của em bé bắt đầu phát triển theo một thứ tự có thể đoán trước được. Cụ thể quá trình phát triển các giác quan thai nhi như sau:

Giai đoạn phát triển xúc giác

Vào tuần thứ 8 của thai kỳ, thai nhi có thể chạm tay quanh môi và má. Đến tuần thứ 11, bé bắt đầu khám phá cơ thể và bụng mẹ của mình bằng miệng, bàn tay và bàn chân. Đến tuần thứ 32 của thai kỳ, bé đã có thể cảm nhận khá đầy đủ các cảm giác nóng, lạnh, đau đớn… 
Ở giai đoạn này bé liên tục chuyển động: chạm vào mông, nắm giữ dây rốn, quay tròn và di chuyển lên xuống. Trong môi trường gần như không trọng lượng đầy chất lỏng của túi nước ối, bé sử dụng xúc giác để làm dịu và tự khám phá, tìm tòi.
Bé cũng phản ứng mạnh mẽ với những cử động của mẹ. Hầu hết mẹ bầu nhận thấy rằng khi chạm vào bụng, bé yêu sẽ cựa mình hoặc đáp lại bằng một cách nào đó.
Không những thế, bé còn phản ứng theo những cung bậc cảm xúc khác nhau của người mẹ. Khi mẹ xem phim buồn, bé di chuyển ít hơn. Thế nhưng khi mẹ cười, những hình ảnh siêu âm cho thấy bé được kích động nhiều hơn.
Vào tuần thứ 8 của thai kỳ, thai nhi có thể chạm tay quanh môi và má

Giai đoạn phát triển vị giác

Khẩu vị của bé sẽ bước đầu định hình chính trong giai đoạn bé còn là một bào thai, dựa vào chế độ ăn của mẹ. Từ tuần thứ 16, bé có thể làm quen với các hương vị thức ăn thông qua việc nuốt dịch nước ối trong bụng mẹ. Vào tam cá nguyệt thứ hai, vị giác của thai nhi trông giống như của người trưởng thành.
Bé có xu hướng nuốt nhiều nước ối hơn khi mẹ ăn hoặc uống đồ có vị ngọt thay vì vị đắng và chua. Khi mẹ đói, bé cũng phản ứng bằng cách đạp mạnh vào bụng mẹ. Việc mẹ ăn uống ngon miệng, bé cũng cảm nhận được. Chính vì vậy mẹ bầu nên tạo thói quen ăn uống ngon miệng, đa dạng khẩu vị để giúp con phát triển vị giác tốt nhất.
Không những cảm nhận được vị, bé còn có phản ứng đối với các hương vị khác nhau mà bé trải nghiệm được trong màng ối.  

Giai đoạn phát triển thính giác

Tai của thai nhi bắt đầu hình thành chức năng ngay khi bé nằm trong dạ con. Thính giác của thai nhi được phát triển tốt ở khoảng 20 tuần tuổi. Vào tuần thứ 26 hoặc 27, trẻ đáp lại âm thanh và rung động từ bụng mẹ. Bé có thể sẽ di chuyển hoặc thay đổi nhịp tim. Từ 30 đến 32 tuần, bé thường nghe được tiếng nói hoặc âm nhạc − bạn có thể nhận thấy bé đá hay giật mình vì tiếng sập cửa hoặc chuông báo động.
Bé đã nhận biết được âm thanh tim đập của mẹ từ tuần tuổi thứ 8. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các bé biểu hiện sự thân thuộc với giọng nói của mẹ. Khi mẹ bầu ở trong môi trường âm thanh sôi động, náo nhiệt và ồn ào, bé cũng có thể đạp mạnh liên tục. Để giúp bé phát triển thính giác tốt nhất, mẹ bầu nên kết hợp giữa việc trò chuyện với bé và nghe nhạc nhẹ nhàng.
Thêm vào đó, thai nhi còn trở nên quen thuộc với âm thanh của dạ con − nhịp tim đập của mẹ, sự trao đổi máu qua các mạch máu, tiếng ầm ĩ của dạ dày và quan trọng nhất là những âm thanh được lọc qua các mô, xương và nước ối. Nghiên cứu cho thấy bé sẽ thường xuyên quay đầu khi nghe tiếng của mẹ thay vì tiếng của người phụ nữ khác.
Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng khả năng ngôn ngữ hoặc âm nhạc của bé có thể được đặt nền tảng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Bởi bé không chỉ nghe thấy, mà còn có thể ghi nhớ được âm thanh từ khi còn là thai nhi. Bé có thể không hiểu được ý nghĩa của một câu chuyện hoặc một bài hát nghe được khi còn nằm trong bụng mẹ, nhưng con sẽ có khuynh hướng thích thú và cảm thấy thân quen với âm điệu đó về sau.

Giai đoạn phát triển thị giác

Từ tuần thứ 20, mắt bé bắt đầu phân biệt được sáng tối. Một số thử nghiệm cho thấy khi bác sĩ chiếu sáng chớp tắt liên tục hình ảnh siêu âm cho thấy bé có phản ứng lại, thay đổi về nhịp tim của bé.
Mặc dù không nhìn thấy nhiều, nhưng bé đang phát triển và hoàn thiện chức năng thị giác. Từ 23 đến 25 tuần, đôi mắt của bé được hình thành và bé bắt đầu nháy mắt. Sau khoảng 5 tuần hoặc hơn, thai nhi có biểu hiện phản ứng trước ánh sáng. Trong bụng mẹ, trẻ không ngừng “rèn luyện” thị giác để chuẩn bị nhìn mọi vật. Mắt của bé sẽ có nhiều chuyển động và khu vực não bộ chi phối khả năng nhìn cũng không ngừng phát triển.
Từ 23 đến 25 tuần, đôi mắt của bé được hình thành và bé bắt đầu nháy mắt

Giai đoạn phát triển khướu giác

Có lẽ sự phát triển khứu giác của thai nhi là việc gây tranh cãi lớn nhất đối với các nhà khoa học và bác sĩ. Trước đó có nhiều quan điểm cho rằng khi bé trong bụng mẹ không có không khí thì không thể nhận biết được mùi hương. Nhưng những nghiên cứu gần đây lại cho thấy bé có phản ứng khi mẹ ở trong căn phòng kín có mùi tinh dầu bạc hà. Do đó để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho bé, mẹ bầu nên ở trong không gian thoáng đãng có mùi hương thơm nhẹ nhàng sảng khoái như mùi các loại tinh dầu hoa tự nhiên.

Những việc mẹ bầu nên làm trong quá trình phát triển các giác quan thai nhi

Giai đoạn phát triển xúc giác

Bụng mẹ vừa là môi trường hoàn hảo để bé tìm tòi và học hỏi. Con luôn có thể cảm nhận được sự thay đổi tâm sinh lý của mẹ nên mẹ cần giữ cho những căng thẳng của mình ở mức thấp nhất có thể. Nếu công việc của mẹ đang làm quá bận rộn hoặc nặng nhọc, tốt hơn hết mẹ nên tìm giải pháp cho mình để ổn định cả thể chất lẫn tinh thần. Gợi ý cho mẹ về một khóa thiền hoặc hoạt động ngoài trời nhẹ nhàng thật sự rất hữu ích lúc này. do mo da gay tuan bao nhieu cua thai ki.
Mẹ có thể tham khảo bài luyện tập cho bé có phản xạ phát triển xúc giác tốt hơn thông qua massage bụng bầu. Thực hiện từ tuần thứ 12 của thai kỳ, mẹ bầu tự mình hoặc với sự giúp đỡ của ông bố tương lai thực hiện massage nhẹ nhàng bụng bầu.
Xoa nhẹ nhàng từ phía trước bụng dưới lên phía trên thành 1 vòng.
Dùng ngón tay cái ấn nhẹ, vuốt khắp bụng từ trên xuống dưới.
Có thể dùng hai ngón tay giả động tác đi bộ trên bụng hoặc massage với bóng gai lăn đều khắp bụng.
Lưu ý với các mẹ bầu có tiền sử sinh non, sảy thai thì không được massage trong 3 tháng đầu của thai kỳ và tháng cuối thai kỳ.
Mẹ có thể tham khảo bài luyện tập cho bé có phản xạ phát triển xúc giác tốt hơn thông qua massage bụng bầu

Giai đoạn phát triển vị giác

Giai đoạn mang thai, mẹ thực sự đang phải ăn cho cả hai người và bé thì luôn bắt chước theo khẩu vị của mẹ. Bé thường có xu hướng thích ăn hoặc quen thuộc hơn với các món ăn mà mẹ thường xuyên ăn trong thai kỳ. Mẹ bầu nên tạo thói quen ăn uống ngon miệng, đa dạng khẩu vị để giúp con phát triển vị giác tốt nhất. Vì thế, một chế độ ăn lành mạnh là ưu tiên hàng đầu của mẹ. Tuy vậy, mẹ cũng đừng quá căng thẳng và gò ép bản thân nếu thực sự không thể ăn nổi một món nào đó được xem là tốt cho sức khỏe. Khi mang thai, mẹ kén ăn rau không có nghĩa là trẻ sau này không tập được thói quen ăn rau quả để khỏe mạnh.

Giai đoạn phát triển thính giác

Âm nhạc và giọng nói thực sự có tác động đến thai nhi. Tuy vậy, không có quá nhiều sự khác biệt giữa việc cho bé nghe nhạc giao hưởng thay vì nhạc rock. Chính vì vậy mẹ không phải quá gò ép bản thân bật nhạc Mozart hay một kênh tiếng nước ngoài cho bé nghe. Một chút giai điệu yêu thích của bạn để cải thiện tâm trạng đã là lựa chọn tốt nhất rồi.
Hàng ngày, mẹ bầu cũng nên dành thời gian nói chuyện với bé, đọc đồng dao hoặc hát các bài hát sẽ ru bé sau này, thai nhi có thể cảm nhận sự truyền cảm thông qua giọng điệu của mẹ. Đặc biệt, đối với giọng của các ông bố thường trầm hơn cũng dễ dàng giúp thai nhi tiếp nhận hơn ở tần số âm thanh thấp. Do đó ngoài việc mẹ bầu thủ thỉ với con thường xuyên hoặc cùng con nghe nhạc thì các ông bố tương lai cũng nên dành thời gian thủ thỉ, tương tác với bụng bầu của mẹ.

Giai đoạn phát triển thị giác

Bé trong bụng mẹ có thể cảm nhận sáng tối nếu mẹ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên thường xuyên tắm nắng sớm để hở bụng để bé nhận biết ánh sáng. Hoặc luyện tập cho bé sáng tối bằng cách dùng một miếng vải đen phủ kín trước bụng mẹ rồi lại bỏ ra, cứ lặp đi lặp lại nhiều lần.
Việc kích thích thị giác của bé có thể thực hiện khoảng 2 lần/tuần bằng việc luyện tập với đèn pin. Mẹ bầu dùng 1 đèn pin nhỏ chiếu sáng dí vào thành bụng vài giây sau đó tắt đi. Lặp lại vài lần thay đổi ở các vị trí khác nhau trên thành bụng. Tuy nhiên, việc kích thích bé bằng ánh sáng chớp tắt có thể khiến bé khó chịu hoặc hoảng loạn, khi đó bé sẽ phản ứng bằng cách đạp mạnh.

Giai đoạn phát triển khướu giác

Mặc dù sự phát triển khứu giác ở thai nhi gây tranh đối với các nhà khoa học và bác sĩ thế nhưng việc mẹ quan tâm đến vấn đề này cũng không bị xem là thừa thãi. Mẹ có thể tự thưởng cho mình một không gian phòng ngủ thơm mùi tinh dầu, vừa sảng khoái tinh thần và biết đâu lại giúp đánh thức khứu giác đang ngày một hoàn thiện của con yêu.
Mẹ có thể tự thưởng cho mình một không gian phòng ngủ thơm mùi tinh dầu
Sự phát triển các giác quan ở bé quả thật là một điều kỳ diệu. Hy vọng với những lời khuyên trên, mẹ sẽ biết cách chăm sóc cho sức khỏe của mình thật tốt để đảm bảo một môi trường lý tưởng cho con phát triển các giác quan một cách tốt nhất!

No comments:

Post a Comment