Thursday, July 30, 2020

Trầm cảm khi mang thai rất nguy hại cho mẹ và con

Trầm cảm khi mang thai là nỗi ác mộng của tất cả mẹ bầu vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động xấu đến tâm sinh lý của thai nhi. Do đó, hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này là biện pháp tốt nhất để bảo vệ cả hai mẹ con. nipt illumina gentis sẽ cùng các mẹ tìm hiểu những tác động xấu của trầm cảm với mẹ và thai nhi.

Trầm cảm khi mang thai rất nguy hại cho mẹ và con

Thế nào là trầm cảm khi mang thai?

Mang thai là hành trình mang đến muôn vàn cảm xúc cho mẹ bầu. Cũng từ lúc biết mình có thai, mẹ sẽ có nhiều thay đổi cả về suy nghĩ và lối sống. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, mẹ sẽ không kịp thích ứng với những thay đổi ấy và hậu quả là kéo theo nhiều điều tiêu cực không đáng có. Trong đó, trầm cảm khi mang thai là tình trạng không một mẹ bầu nào mong muốn.
Trầm cảm khi mang thai là một chứng rối loạn cảm xúc nghiêm trọng ở mẹ bầu, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và thai nhi. Cảm xúc của mẹ bị rối loạn và rất khó kiểm soát trong suy nghĩ. 

Thực trạng bệnh trầm cảm khi mang thai

Theo thống kê, có đến 14 – 23% mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai. Bệnh lý này ngày càng phổ biến và trở thành nỗi lo lắng của tất cả mẹ bầu. Tuy nhiên bệnh không dễ phát hiện vì đa số mẹ bầu có xu hướng che đậy cảm xúc hoặc không biết mình đang bị trầm cảm. 
Chính vì vậy, phát hiện sớm trầm cảm khi mang thai và đưa ra những biện pháp chữa trị hiệu quả là việc mà mỗi mẹ bầu cần làm ngay lúc này để bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con.
Trầm cảm khi mang thai là nỗi khiếp sợ của mẹ bầu

8 nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ở mỗi mẹ bầu, nguyên nhân gây nên bệnh lý này lại khác nhau tùy hoàn cảnh, suy nghĩ và thái độ của mỗi người.
Cùng tìm hiểu 8 nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trầm cảm khi mang thai mẹ nhé.

Áp lực tài chính

Khi mang thai, mẹ bầu cần có tâm lý thoải mái và được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để nuôi lớn thai nhi. Thế nhưng, không ít mẹ bầu luôn phải đau đầu suy nghĩ làm cách nào để kiếm đủ tiền cho một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, rồi tiền sinh đẻ, tiền chăm sóc nuôi dưỡng sau khi sinh… 
Áp lực tài chính khiến mẹ luôn phải sống trong suy nghĩ, mệt mỏi, lo toan. Hơn nữa, nếu như trước đây phụ nữ thường ở nhà nội trợ thì ngay nay, trong cuộc sống hiện đại, phụ nữ vẫn phải ra ngoài kiếm tiền, tự chủ tài chính. Những áp lực ấy cũng là nguyên nhân dễ khiến mẹ bị trầm cảm khi mang thai.

Thiếu sự hỗ trợ

Tính tự lập của phụ nữ hiện đại đem lại nhiều lợi ích nhưng nó cũng có mặt tiêu cực. Phụ nữ tự lập hay chính do áp lực và sự bận rộn của tất cả mọi người mà sự quan tâm, hỗ trợ dành cho nhau cũng ít dần.
Những ngày bình thường sẽ không sao nhưng khi mang bầu, phụ nữ sẽ suy nghĩ nhiều hơn, cần sự hỗ trợ nhiều hơn. Nếu không được đáp ứng, không nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của những người xung quanh thì mẹ bầu dễ bị trầm cảm hơn.

Mang thai ngoài ý muốn

Trái ngược với những cặp vợ chồng đang mong ngóng con, phụ nữ mang thai ngoài ý muốn thường sẽ có nhiều suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sức khỏe của mẹ.
Lúc này, mẹ không chỉ lo lắng vì lỡ có thai mà còn phải dè dặt, nhòm ngó ánh mắt, thái độ của những người xung quanh. Mẹ sợ hãi, lo lắng vì cái thai “không muốn mà đến” của mình. Những suy nghĩ tiêu cực ấy khiến mẹ bị trầm cảm khi mang thai.

Thay đổi hoocmon

Khi mang thai, hoocmon trong cơ thể mẹ thay đổi. Nhiều chuyên gia cho rằng đây chính là nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm khi mang thai ở mẹ bầu.
Sự thay đổi hoocmon khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn, cảm xúc của mẹ cũng thay đổi theo hướng mạnh hơn với những vấn đề xoay quanh cuộc sống của mình. “Chuyện bé xé ra to” là tình trạng rất thường gặp ở mẹ bầu khiến mẹ suy nghĩ nhiều hơn, lo lắng nhiều hơn và mệt mỏi cũng nhiều hơn. Những cãi vã thường ngày của vợ chồng cũng trở nên căng thẳng hơn trong thời gian mẹ mang bầu. hội chứng patau là gì ?
Mang thai ngoài ý muốn cũng có thể khiến mẹ bầu bị trầm cảm

Áp lực xã hội

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngày nay việc mang thai khó hơn rất nhiều so với trước đây. Không chỉ khó khăn để có bầu mà quá trình mang thai cũng chịu nhiều áp lực.
Ngày nay, mẹ bầu phải chịu nhiều căng thẳng và áp lực khi vừa đi làm vừa nuôi con. Cuộc sống với nhiều lo toan, bận rộn, gấp gáp hơn trước đây rất nhiều nên mẹ bầu không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Bên cạnh đó, mạng xã hội, công nghệ hiện đại cũng gây nhiều á lực và là một tác nhân gây trầm cảm mà mẹ bầu cần hạn chế.

Di truyền

Trầm cảm khi mang thai do sự rối loạn cảm xúc của mẹ gây ra nhưng không phải mẹ bầu nào cũng biết bệnh lý này có thể chịu tác động do sự di truyền.
Nếu mẹ bạn, chị gái hay em gái, hoặc người thân trong gia đình từng bị trầm cảm khi mang thai thì nguy cơ bạn mắc căn bệnh này cũng khá cao.

Phụ nữ bị lạm dụng

Khi mang thai, nếu phụ nữ bị lạm dụng sức lao động, tình sục hay bị đối xử thiếu công bằng, thiếu sự tôn trọng cũng sẽ khiến họ nhạy cảm, dễ suy nghĩ tiêu cực hơn. Mẹ bầu cảm thấy bị cô lập, thấy không được tôn trọng. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị trầm cảm khi mang thai.

Rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp là nơi sản sinh ra hormone liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai. Do đó, nếu tuyến giáp bị rối loạn, nội tiết tố của chị em cũng bị ảnh hưởng và đây là nguyên nhân khiến họ dễ bị trầm cảm khi mang bầu.

Dấu hiệu của trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai không có dấu hiệu rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những thay đổi bình thường ở phụ nữ mang thai. Vì vậy rất khó phát hiện nếu không thật sự để ý.
Khi có một trong những biểu hiện dưới đây, mẹ bầu không được chủ quan mà cần lưu ý bởi rất có thể mẹ đã bị trầm cảm:
  • Luôn cảm thấy buồn bã, buồn nhiều hơn vui, tâm trạng không thoải mái, hay chán nản, bực tức
  • Dễ nổi giận vô cớ dù chuyện xảy ra không quá to tát để giận dỗi
  • Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy lo lắng, mệt mỏi và căng thẳng
  • Dễ khóc là biểu hiện điển hình của trầm cảm khi mang thai
  • Cảm thấy không còn hứng thú với những thứ mà trước đây bản thân rất yêu thích
  • Dễ kích động hoặc chậm chạp hơn hẳn so với trước đây
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ trong thời gian dài
  • Ngại tiếp xúc với những người xung quanh, kể cả bạn bè, người thân trong gia đình, có xu hướng cô lập bản thân
  • Có ý chống đối sự hưỡng dẫn của bác sĩ, không đi khám thai định kỳ
  • Có xu hướng thích sử dụng các chất độc hại như rượu bia, hút thuốc
  • Nhịp tim tăng nhanh, thỉnh thoảng choáng ngất
  • Đôi khi còn suy nghĩ đến cái chết để thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng này
Có một vài triệu chứng của trầm cảm rất giống với ốm nghén ở bà bầu. Mẹ hãy quan sát thật kỹ, nếu những triệu chứng này xuất hiện với tần suất nhiều và kéo dài thì cần đi khám bác sĩ ngay.
Mẹ bầu bị trầm cảm luôn cảm thấy buồn bã, chán nản

Biến chứng của trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm sau sinh tuy chỉ là các rối loạn tâm lý ở mẹ nhưng nó lại gây ra hậu quả rất lớn đối với mẹ bầu và cả thai nhi nếu không được điều trị và diễn biến nặng.
Nếu mẹ bầu mắc trầm cảm ở 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ cao gây sinh non, sảy thai, thai nhi phát triển kém, coi cọc, nhẹ cân, tiểu đường thai kỳ… Trường hợp nặng, bé có thể bị chậm phát triển sau khi sinh. Rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, chậm phát triển ngôn ngữ, thậm chí bị tự kỷ là những nguy cơ mà trẻ có thế gặp nếu mẹ bị trầm cảm khi mang thai.
Ngoài ra, khi bị trầm cảm, mẹ bầu sẽ có những suy nghĩ, lời nói, hành động thiếu tỉnh táo. Thậm chí có những mẹ bị trầm cảm nặng còn tự tìm đến cái chết trong một phút thiếu suy nghĩ.
Do đó, khi nhận thấy mình có những dấu hiệu của bệnh (đã nếu trên), mẹ nên đi khám bác sĩ ngay. Đừng chủ quan để bệnh tình diễn biến nặng hơn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Biện pháp giải quyết trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai rất nguy hiểm đối với bà bầu và thai nhi nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng nhiều cách khác nhau nhằm tăng hiệu quả điều trị. Mẹ bầu có thể tham khảo một số cách giải quyết và phòng ngừa bệnh lý nghiêm trọng này nhé.

Điều trị bằng thuốc

Khi nhận thấy mình có các dấu hiệu trầm cảm, mẹ bầu hãy đến gặp bác ngay. Mẹ hãy nói cho bác sĩ những triệu chứng, cảm xúc, suy nghĩ thật sự chính xác mà mình đã gặp phải trong thời gian gần đây để bác sĩ nắm bắt được tình trạng bệnh cũ thể và chỉ định loại thuốc phù hợp nhằm đem lại hiệu quả chữa trị cao nhất.
Trong quá trình sử dụng thuốc chống trầm cảm, mẹ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt… Mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Liệu pháp tâm lý

Vì trầm cảm là rối loạn tâm lý nên hãy tìm đến liệu pháp tâm lý để giải quyết vấn đề này. Mẹ hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ tâm lý, trò chuyện với người thân, bạn bè nhiều hơn. Hãy dành cho mình thời gian để thư giãn, đọc sách, thay vì suy nghĩ những vấn đề tiêu cực.
Đặc biệt, mẹ nên đảm bảo ngủ đủ giấc, 8-9 tiếng mỗi ngày để cơ thể được nghỉ ngơi và đảm bảo sức khỏe. Hãy làm những điều mình yêu thích thay vì ép bản thân làm những việc theo ý kiến của người khác để bản thân được cảm thấy vui vẻ, thoải mái nhất.

Tập thể dục thường xuyên

Hãy cho cơ thể được vận động mỗi ngày. Tập thể dục không chỉ giúp mẹ cảm thấy khỏe khoắn, các cơ được hoạt động mà còn giúp tinh thần sảng khoái hơn.
Tập thê dục thường xuyên không chỉ giúp chữa trị mà còn là biện pháp phòng tránh trầm cảm khi mang thai rất hữu hiệu. Mẹ vừa được vận động, vừa được ra ngoài, thậm chí được giao lưu với nhiều người xung quanh sẽ giúp tinh thần của mẹ thoải mái hơn, tránh suy nghĩ tiêu cực không nên có.

Vai trò của người thân, bạn bè

Không giao lưu, không tâm sự, chia sẻ với những người xung quanh là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu tự cô lập mình dẫn đến trầm cảm. Chính vì thế, vai trò của những người thân xung quanh là rất lớn trong việc chữa trị trầm cảm cho mẹ bầu.
Người thân, bạn bè, đặc biệt là người chồng hãy dành cho phụ nữ mang thai sự quan tâm, động viên, chia sẽ mỗi ngày. Hãy trò chuyện với họ, lắng nghe họ để mẹ bầu không cảm thấy bị bỏ rơi. Chỉ cần nhận được sự quan tâm của những người xung quanh, chứng trầm cảm của mẹ sẽ dần biến mất.

Những tác hại của khói thuốc đối với thai phụ

Hút thuốc lá thụ động trong khi mang thai có thể dẫn đến tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Cùng với sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nào !

Những tác hại của khói thuốc đối với thai phụ

Thế nào là hút thuốc lá thụ động?

Hút thuốc lá thụ động hay hít phải khói thuốc là hình thức hít phải khói thuốc một cách gián tiếp từ không khí mà không trực tiếp hút thuốc lá và cũng phải chịu tác hại từ khói thuốc dẫn đến các nguy cơ về ung thư phổi. 
Khói thuốc lá được tổ chức WHO liệt kê vào danh sách các chất gây ung thư loại 1. Trong khói thuốc có chứa đến 4000 chất hóa học, bao gồm 40 chất gây ung thư như nicotin, oxide cacbon, hắc ín, benzene… tác động xấu đến hệ thống thần kinh, mạch máu, nội tiết…
Theo phân loại sẽ có 3 loại khói thuốc được sản sinh ra trong quá trình hút thuốc: 
  • Khói thuốc chính: được thả trực tiếp từ điếu thuốc đang cháy
  • Khói thuốc tỏa ra từ khói thuốc chính: khói thuốc thở ra từ người hút
  • Khói thuốc phụ: bốc ra từ điếu thuốc sắp tàn
  • Khói thuốc thụ động là sự kết hợp của khói thuốc chính và khói thuốc phụ.
Thời gian tồn tại của khói thuốc trong không khí là hơn 2 giờ đồng hồ, ngay cả khi không còn nhìn và ngửi thấy. Vì thế những ai làm việc hoặc sống cùng người hút thuốc lá trực tiếp sẽ hít phải lượng khói thuốc tương đương với việc hút 5 điếu thuốc mỗi ngày. 
Hít phải khói thuốc lá quá nhiều sẽ bằng việc hút 5 điếu thuốc/ngày

Ảnh hưởng của khói thuốc đối với phụ nữ mang thai

Phụ nữ khi tiếp xúc với khói thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ gặp phải các biến chứng thai kỳ như:

Tăng khả năng sinh non 

Nếu thai phụ nghiện thuốc hoặc hít phải khói thuốc trong thời gian dài đều có khả năng sinh non cao hơn so với người khác. Sinh non có thể dẫn đến các vấn đề khác như thiếu máu, tăng huyết áp , vỡ ối sớm

Sảy thai hoặc thai chết lưu

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ dễ bị thai chết lưu hoặc sảy thai nếu như tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá. Theo nghiên cứu phụ nữ có chồng hút thuốc mang nguy cơ cao bị sảy thai hơn so với phụ nữ khác. 

Dễ bị nhau thai tiền đạo

Nhau thai tiền đạo là tình trạng nhau thai nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung, che một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung dẫn đến xuất huyết trong khi mang thai. 

Nguy cơ mang thai ngoài tử cung tăng lên

Nicotin trong khói thuốc có khả năng gây ra cơn co thắt trong ống dẫn trứng từ đó làm cản trở quá trình phôi thai đi vào tử cung dẫn tới tình trạng phôi thai làm ổ bên ngoài tử cung. đo độ mờ da gáy nên thực hiện ở tuần bao nhiêu ?

Bong nhau thai 

Nhau thai có chức năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng để nuôi sống thai nhi, khi hít phải khói thuốc nhiều, thai phụ có thể bị bong nhau thai hoặc nhau thai bị đứt dẫn đến tình trạng chảy máu nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng cả mẹ và con. 

Ảnh hưởng của khói thuốc đối với phụ nữ mang thai

Tác hại của khói thuốc lá đối với thai nhi

Thai nhi sẽ gặp phải 4 nguy hiểm sau đây khi có mẹ hút thuốc hoặc hít phải thuốc lá từ người xung quanh quá nhiều:

Kém phát triển về thể chất và trí não

Khi người mẹ hít phải nicotin và carbon monoxide có trong khói thuốc sẽ dẫn đến hiện tượng hẹp mạch máu, trong đó có cả mạch máu tại dây rốn khiến quá trình thai nhi nhận oxy và máu từ mẹ trở nên khó khăn gây hậu quả nghiêm trọng đến thể chất và trí não của trẻ. 

Trẻ bị dị tật bẩm sinh

Nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sẽ tăng ⅔ lần đối với trường hợp mẹ nghiện hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc quá nhiều. 

Trẻ sinh ra nhẹ cân

Đối với những bà bầu hút thuốc lá thụ động, tỷ lệ thai nhi bị chậm tăng trưởng tăng 3,4 đến 4,2 lần, cân nặng của trẻ giảm từ 170 đến 200gr khiến bé sinh ra nhẹ cân.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh tăng lên 

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là những cái chết trong nôi xảy ra đột ngột không rõ nguyên nhân ở trẻ chưa đầy 1 tuổi. Thời điểm xảy ra thường vào lúc trẻ ngủ giữa 10 giờ tối và 10 giờ sáng. 
Tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh tăng cao khi mẹ thường xuyên hít phải khói thuốc

Phòng tránh khói thuốc lá đối với phụ nữ mang thai 

Cách duy nhất để ngăn chặn khói thuốc là tránh xa những nơi có người hút thuốc, còn những biện pháp như mở cửa sổ, sử dụng quạt đều vô tác dụng do khói thuốc tồn tại khoảng 2 giờ trong không khí. 
Một số các bạn có thể áp dụng đó là:
  • Bỏ thuốc lá nếu hút thuốc
  • Chỉ đến những nơi công cộng cấm hút thuốc
  • Yêu cầu người thân không hút thuốc quanh bạn
Đọc thêm: hội chứng patau là gì

Tuesday, July 28, 2020

Những điều cần biết trước khi mang thai

Bạn đang có kế hoạch sinh em bé? Nhưng lại không biết nên chuẩn bị như thế nào để có quá trình mang thai thật an toàn và khỏe mạnh? Bài viết dưới đây xét nghiệm trước sinh gentis sẽ cung cấp những thông tin bổ ích mà các bà mẹ tương lai cần biết trước khi quyết định mang thai.

Những điều cần biết trước khi mang thai

Tại sao sự sẵn sàng cho việc mang thai lại rất quan trọng? 

Nếu bạn chưa sẵn sàng mang thai, có thể bạn sẽ vô tình không biết quãng thời gian mà mình có thể đang mang bầu, khi thai được khoảng 2-3 tuần. Thời điểm từ 2-8 tuần sau khi thụ thai, em bé thường rất nhạy cảm, đó là khi các cơ quan như tim của em bé bắt đầu hình thành. Bất cứ điều gì mà bạn làm như ăn, uống, hút thuốc hoặc tiếp xúc lúc này đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé. Vì thế, hãy theo dõi thật kĩ tình hình sức khỏe của bản thân và bắt đầu một chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý khi nhận biết cơ thể bạn đang mang bầu thực sự.

Khi nào bạn nên thăm khám bác sĩ về việc mang thai? 

Trước khi có quyết định mang thai, bạn nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng hợp để có sự chuẩn bị tốt nhất. Trong trường hợp không may mắc phải các bệnh như huyết áp cao, đái tháo đường, trầm cảm,… thì hãy nhanh chóng trao đổi với bác sĩ để tìm ra các biện pháp can thiệp tốt nhất nếu không muốn những căn bệnh kia ảnh hưởng đến quá trình mang thai và em bé của bạn.
Bên cạnh việc khám sức khỏe tổng quát, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn uống, thói quen, lối sống và các mối quan tâm mà bạn đang có, để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai sắp tới.
Sau khi mang thai, bạn cũng cần thường xuyên trao đổi cùng bác sĩ và tiến hành đầy đủ các kỳ khám thai định kỳ để đảm bảo chắc chắn bạn và em bé đều đang an toàn.

Bạn nên bổ sung những thực phẩm gì? 

Những thực phẩm mà mẹ ăn cũng chính là nguồn dinh dưỡng cần thiết để nuôi em bé. Các thực phẩm như soda, khoai tây chiên… sẽ không có các chất dinh dưỡng lành mạnh cung cấp cho thai nhi. Trong thời điểm này, bà bầu cần dung nạp lượng lớn canxi, axit folic, protein và sắt,…
Vậy nên hãy nói chuyện với bác sĩ về các chất dinh dưỡng cần thiết và làm thế nào để giúp bạn bổ sung đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn cũng có thể cần phải thực hiện một số thay đổi nếu tuân theo một chế độ ăn chay hoặc giảm cân. Thảo luận với bác sĩ trước khi bạn quyết định dùng thêm vitamin và khoáng chất trong giai đoạn trước, trong và sau thai kỳ vì một số vitamin nếu dùng ở liều cao có thể gây hại cho thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học sẽ là bước chuẩn bị quan trọng nhất cho các bà bầu

Tại sao bổ sung axit folic lại đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang bầu? 

Những phụ nữ mang bầu nếu không nhận được đủ lượng axit folic trong thai kỳ sẽ có nhiều khả năng em bé trong bụng gặp những vấn đề nghiêm trọng về não hoặc dây cột sống. Vì thế, các chị em nên bổ sung axit folic trước khi mang thai bởi các vấn đề não bộ và dây cột sống của bé thường phát triển rất sớm trong thai kỳ, chỉ khoảng 3-4 tuần sau khi thụ thai.
Phụ nữ mang thai cần khoảng 0,4 mg axit folic mỗi ngày. Bạn có thể dùng thuốc vitamin theo chỉ dẫn hoặc ăn nhiều rau lá xanh màu và các loại hoa quả có màu sắc rực rỡ như dưa đỏ, cam, chuối kết hợp cùng uống sữa, ăn ngũ cốc và nội tạng động vật như gan gà.

Trọng lượng khi mang thai, có quan trọng? 

Vấn đề kiểm soát trọng lượng khi mang thai là vô cùng quan trọng và bạn cần đặc biệt quan tâm vì dù thiếu cân hay thừa cân thì cũng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.
Nếu bạn đang thừa cân, nguy cơ bạn sẽ bị bệnh tiểu đường và huyết áp cao trong thời gian mang bầu cao hơn hẳn những người khác. Do đó, nếu trước khi bạn mang bầu mà bị thừa cân thì nên sử dụng thời gian trước khi có thai để thực hiện giảm cân nếu thấy cần thiết.
Còn trong trường hợp bạn bị thiếu cân thì bào thai có nguy cơ bị suy dinh dưỡng khiến em bé sinh non và trọng lượng khi sinh sẽ thấp, khoảng dưới 2,5kg và mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn. Khi mang thai các mẹ cần thực hiện chẩn đoán trước sinh đầy đủ để hiểu rõ hơn sức khỏe của thai nhi.

Khi mang thai có được tập thể dục không? 

Khi mang thai bạn vẫn có thể tập thể dục miễn là những bài tập này hoàn toàn phù hợp về cường độ vận động bởi vì nó sẽ khiến việc mang thai trở nên nhẹ nhàng và quá trình sinh nở cũng dễ dàng hơn.
Nhưng nếu bạn tập thể dục quá nhiều và với cường độ cao thì có thể làm việc mang thai khó khăn hơn. Và luyện tập quá mức dù chỉ một lần cũng có thể nguy hiểm cho thai nhi. Nếu bạn không tập thể dục trước đó thì bắt đầu tập trước khi có thai bằng cách đi bộ mỗi ngày. Nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch tập thể dục tốt nhất cho bạn thời điểm này.
Tập thể dục sẽ khiến việc mang thai trở nên nhẹ nhàng và quá trình sinh nở cũng dễ dàng hơn

Bạn có cần phải thay đổi thói quen của mình không? 

Thói quen sử dụng thuốc lá, rượu hoặc các chất kích thích khác có thể gây hại cho em bé của bạn và thậm chí có thể gây ra sẩy thai. Nếu bạn đang có thói quen sử dụng thuốc lá, rượu hoặc các chất kích thích khác, bạn nên tìm tới bác sĩ để được trợ giúp từ bỏ càng nhanh càng tốt. Cụ thể, hút thuốc có thể gây sẩy thai, xuất huyết, sinh non và nhẹ cân. Nó cũng liên quan đến hội chứng đột tử trẻ sơ sinh mà không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, hút thuốc sẽ khiến trí não của trẻ chậm phát triển.
Uống rượu khi mang thai có thể gây ra hội chứng thai nhi nghiện rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật bẩm sinh bao gồm các vấn đề về tâm thần, tăng trưởng chậm, khiếm khuyết khuôn mặt và đầu quá nhỏ. Hiện các bác sĩ vẫn chưa biết uống bao nhiêu lượng rượu mới gây ra hội chứng này vì thế điều quan trọng là tránh uống rượu hoàn toàn khi bạn mang thai.

Nhiệt độ có nguy hiểm cho các bà bầu? 

Ngâm mình trong một bồn tắm nước nóng có thể làm tổn thương em bé của bạn nếu bạn đang mang thai ở ba tháng đầu của thai kỳ. Một số nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cao do bị sốt, tắm nước nóng hoặc bồn tắm nóng trong 3 tháng đầu có thể gây dị tật bẩm sinh.

Những thứ xung quanh nơi làm việc hay nhà ở có thể gây hại cho các bà bầu không? 

Thường thì các bà bầu nên tránh một số mối nguy hiểm bao gồm các bức xạ, kim loại nặng như đồng, chì và thủy ngân, disulfua cacbon, axit và các loại khí gây mê. Để an toàn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về nơi làm việc của bạn và môi trường gia đình để tìm hiểu xem có bất kỳ nguy hiểm nào không. Nếu bất cứ điều gì có thể gây hại cho bé của bạn trong công việc bạn đang làm, bạn có thể sử dụng quần áo hoặc thiết bị đặc biệt để bảo vệ em bé, thậm chí bạn cần phải chuyển địa điểm một thời gian ngắn trước và trong khi mang thai.

Có nên dùng thuốc trong khi mang bầu? 

Cả hai loại thuốc theo toa và thuốc không kê toa đều có thể ảnh hưởng đến em bé. Vì thế, bạn buộc phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc theo toa hoặc thuốc không cần toa nào. Nếu bạn cần phải uống thuốc thường xuyên vì các vấn đề sức khỏe như bệnh suyễn, động kinh, các vấn đề tuyến giáp hoặc đau nửa đầu thì hãy nói chuyện với bác sĩ về cách chữa trị của bạn và giảm bất kỳ rủi ro nào có thể tác động tới em bé trong quá trình mang thai.

Các thuốc gây nguy hại cho thai nhi

Mẹ bầu không nên tự ý mua thuốc mà phải hỏi ý kiến bác sĩ

Những xét nghiệm có thể cần phải thực hiện trước khi có bầu? 

Bạn có thể cần thực hiện một số xét nghiệm để tìm hiểu xem bạn đang có vấn đề nào đó mà có thể gây hại cho bạn hoặc em bé trong khi mang thai không. Nhiều bệnh tật có thể được điều trị trước khi mang thai để giúp ngăn ngừa các vấn đề cho bạn và em bé sau này.
Ví dụ như bệnh sởi Rubella, nếu bạn không biết chắc liệu đã được tiêm chủng ngừa chống nó chưa thì một xét nghiệm máu có thể tìm ra câu trả lời. Bệnh rubella trong khi bạn đang mang thai có thể rất có hại cho em bé. Do đó, bạn nên được tiêm chủng ngừa rubella trước khi mang thai.
Những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) cũng nên được thăm khám và chẩn đoán, điều trị trước khi mang thai vì bệnh lậu, mấn chlamydia, giang mai và AIDS có thể làm cho bạn khó khăn để thụ thai hoặc gây hại cho bạn hoặc em bé. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể muốn thực hiện một số xét nghiệm tùy thuộc vào nguy cơ bị mắc các bệnh khác chẳng hạn như thiếu máu hoặc viêm gan,…

Nếu bạn có vấn đề sức khỏe? 

Bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc các vấn đề với lưu thông máu của bạn có thể cần quan tâm hơn trong thai kỳ. Đây đều là những căn bệnh có thể can thiệp hoặc kiểm soát tốt trước khi bạn mang thai.
Em bé liệu có nguy cơ cho các vấn đề di truyền? 
Con bạn có thể có nguy cơ cho các vấn đề thuộc về di truyền nhất định. Ví như bệnh xơ nang và bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể là một ví dụ về các điều kiện mà em bé sau này có thể được di truyền. Nói chuyện với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ của bạn và tiến hành các xét nghiệm sàng lọc là cần thiết.
Hãy chắc chắn rằng bạn đang có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai sắp tới của mình. Hi vọng bài viết này đã bổ sung thêm những thông tin cần thiết, để giúp các bà mẹ tương lai tự tin bước vào thời kỳ mang thai nhé!
Đọc thêm: độ mờ da gáy là gì ?

Bệnh sởi ở phụ nữ mang thai như thế nào ?

Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy yếu rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh sởi. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiễm sởi khi mang thai sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và sự phát triển thai nhi. Cùng chẩn đoán trước sinh gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Bệnh sởi ở phụ nữ mang thai như thế nào ?

Bệnh sởi là gì? 

Sởi được coi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi virus Paramyxoviridae. Thời điểm xuất hiện bệnh chủ yếu vào mùa đông – xuân, thường gặp ở trẻ em và có cả người lớn. 
Con đường lây truyền bệnh qua không khí, vì vậy bệnh có khả năng bùng phát thành dịch. 

Triệu chứng bệnh sởi ở phụ nữ mang thai 

Bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7 – 21 ngày, mẹ bầu sẽ có những biểu hiện dưới đây nếu mắc sởi:
  • Giai đoạn khởi phát
  • Biểu hiện sốt cao 39 – 40 độ C, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu
  • Viêm long đường hô hấp trên: ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi…
  • Bị khản tiếng do viêm thanh quản
  • Bề mặt niêm mạc má xuất hiện các hạt Koplik có kích thước 0,5 – 1mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên

Giai đoạn toàn phát

Có triệu chứng phát ban sau khi sốt cao 3 – 4 ngày, ban hồng dát sần 
Ban xuất hiện theo thứ tự từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ rồi lan dần đến thân mình và tứ chi, gan bàn chân và lòng bàn tay. Tình trạng sốt giảm dần khi ban mọc hết toàn thân. 

Triệu chứng của bệnh sởi

Giai đoạn hồi phục 

  • Những nốt ban sẽ nhạt màu dần rồi chuyển sang màu xám, bong vảy và để lại vết thâm vằn da hổ, sau đó biến mất dần dần theo thứ tự 
  • Tình trạng ho vẫn tiếp tục và kéo dài 1 – 2 tuần sau khi hết ban
  • Biến chứng của bệnh sởi đối với phụ nữ mang thai 
Đối với người lớn, bệnh sởi gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm não, liệt, động kinh, ngớ ngẩn. 
Khi phụ nữ mang thai mắc bệnh sẽ dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ bị nhẹ cân hoặc thai nhiễm sởi tiên phát… đồng thời suy giảm hệ miễn dịch từ đó mắc bệnh viêm phổi, viêm đường tiết niệu…độ mờ da gáy nên đo ở tuần bao nhiêu ?
Tùy thời điểm mẹ nhiễm sởi mà bệnh sẽ ảnh hưởng tới thai nhi như sau:
  • 3 tháng đầu: nguy cơ thai nhi dị dạng hoặc sẩy thai rất cao, sinh con bị nhẹ cân 
  • 3 tháng giữa: nguy cơ thai nhi dị dạng ít hơn tuy nhiên vẫn có thể gây thai lưu, sẩy thai
  • 3 tháng cuối: nguy cơ thai nhi dị dạng thấp, nhưng tỷ lệ mẹ bầu phải đẻ non hoặc thai chết lưu cao hơn. 
Bệnh sởi vừa tác động xấu đến thai phụ và đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. 

Phòng ngừa bệnh sởi như thế nào?

  • Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, cần tiêm phòng 2 mũi vắc-xin sởi trong trường hợp chưa tiêm mũi nào trước đây. 
  • Đối với phụ nữ đang mang thai, không nên tiêm vắc-xin MMR (vắc-xin phòng 3 bệnh : sởi, quai bị, rubella), chỉ tiêm sau khi sinh. 
  • Khi mang thai cần thận trọng khi tiếp xúc đám đông, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, sát trùng mũi họng bằng nước muối sinh lý, rửa tay bằng xà phòng. 
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin C tăng sức đề kháng 
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát
  • Khi bị sốt hay phát ban cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và theo dõi 

Đọc thêm: xét nghiệm sàng lọc trước sinh vào tuần thứ mấy

Sunday, July 26, 2020

9 Bước khám thai chuẩn bà bầu cần lưu ý

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu thường xuyên phải khám thai để nắm bắt tình hình sức khỏe của cả hai mẹ con. Mỗi lần khám thai sẽ là khác nhau nhưng hầu như đều cần trải qua 9 bước khám thai chuẩn để cho kết quả chính xác nhất. Dưới đây là quy trình khám thai 9 bước cơ bản nhất mẹ bầu cần nắm

9 Bước khám thai chuẩn bà bầu cần lưu ý

Bước 1: Hỏi thông tin

Đây là bước đầu tiên và không thể bỏ qua trong quy trình 9 bước khám thai chuẩn. Có nhiều mẹ cho rằng bước này không cần thiết, cứ vào khám thôi nhưng thật ra nó khá quan trọng. Bác sĩ cần hỏi những thông tin cần thiết để có những chẩn đoán ban đầu và quyết định nên khám gì, làm xét nghiệm gì cho chính xác. xét nghiệm sàng lọc trước sinh vào tuần thứ mấy ?
Tùy vào thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ được hỏi những câu hỏi khác nhau. 

Cụ thể:

– Mang thai 3 tháng đầu: Bác sĩ sẽ hỏi mẹ các thông tin cá nhân như tên, tuổi, gia đình… Sau đó, mẹ sẽ được hỏi về các dấu hiệu thai nghén, tình hình sức khỏe hiện tại, các dấu hiệu bất thường và hỏi tiền sử bệnh tật trước đó…
– Mang thai 3 tháng giữa: Lúc này, mẹ sẽ được bác sĩ hỏi han về hiện tượng thai máy, về những thay đổi hay những dấu hiệu bất thường của cơ thể cũng như được hỏi về tình hình phát triển cân nặng của mẹ và những loại thuốc mẹ đang sử dụng…
– Mang thai 3 tháng cuối: Giai đoạn này, ở những lần khám thai, bác sĩ sẽ hỏi mẹ về thai máy, tình hình sức khỏe của mẹ và hỏi xem có xuất hiện triệu chứng cơ năng nào hay không…
Bước đầu tiên trong 9 bước khám thai là bác sĩ hỏi những thông tin cơ bản của mẹ bầu

Bước 2: Khám toàn thân

Sau khi hỏi thăm các thông tin cơ bản ở bước một, mẹ bầu sẽ được thăm khám toàn thân. Bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp của mẹ… Sau khi đo khám, bác sĩ sẽ xem xét tình hình coi mẹ có dấu hiệu bất thường nào không, có tăng cân quá nhanh hoặc tăng quá chậm hay không để từ đó tư vấn chế độ ăn uống, vận động hợp lý để có cân nặng phù hợp và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời khi cần thiết.

Bước 3: Khám sản khoa

Trong 9 bước khám thai thì đây là bước quan trọng mẹ bầu không nên bỏ qua. Khám sản khoa giúp bác sĩ chẩn đoán được những thông tin cần thiết từ mẹ và bé như kiểm tra xem mẹ có vết sẹo mổ cũ không, đo chiều cao tử cung, nghe nhịp tim thai…
Bên cạnh đó, việc khám sản khoa còn giúp phát hiện bệnh viêm nhiễm phụ khoa để đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả, hạn chế tối đa biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như ảnh hưởng đến quá trình sinh.
Sau khi hỏi thông tin, mẹ bầu được đi khám toàn thân, đo huyết áp, chiều cao, cân nặng

Bước 4: Xét nghiệm thai nhi

Tùy vào thời điểm khám thai bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm thích hợp. Các mốc quan trọng để làm xét nghiệm cho thai nhi là thai nhi 11-14 tuần tuổi, thai 22-23 tuần tuổi và thai 31-32 tuần tuổi.
Các xét nghiệm được thực hiện trong khám thai gồm xét nghiệm thử protein niệu, đường máu… Những xét nghiệm này giúp phát hiện bất thường của thai nhi về nhiễm sắc thể hoặc những dị tật bẩm sinh nếu có.

Bước 5: Tư vấn tiêm hoặc tiêm phòng uốn ván

Uốn ván là căn bệnh rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Vì thế, khi mang thai, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tư vấn tiêm phòng uốn ván để vừa bảo vệ mẹ vừa bảo vệ thai nhi trong bụng. Việc tiêm phòng như thế nào, tiêm vào thời điểm nào mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. hội chứng patau và những điều cần biết !

Bước 6: Bổ sung thuốc bổ

Khi mang thai, cơ thể mẹ cần nhiều hơn các loại chất dinh dưỡng để có thể đáp ứng nhu cầu của mẹ và cung cấp đủ cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn uống bình thường, nhất là những mẹ bầu ốm nghén nặng thì không thể cung cấp đủ dinh dưỡng.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bổ sung thêm các loại thuốc bổ, khoáng chất cần thiết như sắt, canxi, acid folic. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người thì nhu cầu bổ sung sẽ khám nhau. Quan khám thai, bác sĩ sẽ nắm bắt được và chỉ định liều lượng phù hợp.

Bước 7: Hướng dẫn mẹ bầu vệ sinh thai nghén

Trong bước khám thai này, mẹ bầu sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh cơ thể để có được một thai kỳ khỏe mạnh. Ví dụ như:
– Cách vệ sinh tuyến vú tốt nhất
– Cách vệ sinh vùng kín 
– Cách sử dụng trang phục phù hợp
– Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả
– Tư vấn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý
Mẹ bầu được siêu âm, làm các xét nghiệm để theo dõi tình hình sức khỏe 2 mẹ con

Bước 8: Cập nhật thông tin vào bảng quản lý thai kỳ

Đây là bước quan trọng và không được bỏ sót trong 9 bước khám thai vì những ghi chép thông tin sẽ giúp bác sĩ nắm bắt và theo dõi được tình hình sức khỏe của mẹ cũng như quá trình phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.
Đồng thời, thông qua những thông tin của các lần khám thai, bác sĩ sẽ tư vấn mẹ kế hoạch chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý để có được sức khỏe tốt nhất chờ đón ngày con yêu chào đời. Nếu mẹ có bất cứ triệu chứng bất thường nào trong suốt thai kỳ, bác sĩ cũng sẽ đưa ra phương pháp xử trí kịp thời.

Bước 9: Thông báo kết quả và hẹn lịch khám lại

Đây là bước cuối cùng trong 9 bước khám thai. Sau khi hoàn tất các bước ở trên, bác sĩ sẽ thông báo kết quả khám cho mẹ bầu, thông báo tình hình sức khỏe hiện tại của cả hai mẹ con. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời. Nếu mọi thứ ổn định, bác sĩ sẽ hẹn mẹ lịch khám lại vào lần sau để mẹ chủ động sắp xếp thời gian, công việc.
Đọc thêm: sàng lọc nipt là gì ?

Saturday, July 25, 2020

13 Quy tắc tập thể dục cho bà bầu an toàn

Tập thể dục trong thời kỳ mang thai sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho thai phụ và chuẩn bị tốt cho quá trình chuyển dạ. Thế nhưng điều quan trọng nhất là các mẹ bầu cần chấp hành quy tắc trong quá trình tập luyện để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Cùng nipt gentis tìm hiểu kĩ hơn nhé !

13 Nguyên tắc tập thể dục cho bà bầu an toàn

Mẹ bầu hãy nhớ tuân thủ quy tắc sau trong khi tập thể dục để đảm bảo an toàn:

Tham khảo trước ý kiến của bác sĩ

Luôn hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu, tiếp tục hoặc thay đổi bất kì một thói quen thể dục nào. Mẹ nên nhớ yếu tố an toàn cần được đặt lên hàng đầu khi lựa chọn việc tập luyện do đó cần chọn cho mình bộ môn thể thao phù hợp. 

Cung cấp đủ lượng calo

Mẹ sẽ tăng cân một cách tự nhiên khi mang bầu, số cân nặng cần đạt khi mang thai phụ thuộc vào số cân nặng trước khi mang thai của mẹ. 
Khi chỉ số BMI trong khoảng từ 18,5 đến 24,9 thì mẹ cần nạp thêm khoảng 340 calo mỗi ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ và khoảng 450 calo mỗi ngày trong 3 tháng cuối thai kỳ. 
Một lượng calo sẽ bị đốt cháy khi mẹ bầu tập thể dục, vì vậy thai phụ cần bổ sung thực đơn dinh dưỡng để bù lại lượng calo đã mất, giúp nuôi dưỡng và cung cấp đủ chất cho cơ thể. 

Không tập các môn thể thao nguy hiểm

Các môn thể thao có thể khiến mẹ mất cân bằng và ngã như cưỡi ngựa, lướt sóng, thể dục dụng cụ, đạp xe leo núi…thì mẹ bầu nên tránh xa. 
Ngoài ra nên tránh những môn đòi hỏi tốc độ di chuyển nhanh và thay đổi hướng đột ngột như cầu lông, đá cầu…

Mặc quần áo phù hợp

Mẹ bầu cần lựa chọn quần áo rộng và thoáng khí, nên mặc nhiều lớp để khi nóng có thể cởi ra hoặc mặc thêm khi lạnh. Nếu chân bị phù nề, hãy thay đổi giày có size vừa chân hơn để thoải mái trong khi tập luyện. 

Khởi động kỹ trước khi tập luyện

Không khởi động trước khi tập luyện sẽ khiến cơ và dây chằng bị căng lên, gây đau nhức hơn sau khi tập luyện. Do đó mẹ bầu cần khởi động kỹ các cơ và các khớp trước khi tập thể dục và tăng nhịp tim từ từ trước khi chuyển sang vận động nhanh hơn.   chọc ối là gì ? Có nên chọc ối không ?
Cần khởi động kỹ trước khi tập luyện để tránh bị chuột rút và căng cơ

Uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập thể dục

Nếu cơ thể mẹ bầu bị mất nước sẽ dẫn đến giảm lượng máu đến nhau thai, tăng nguy cơ tăng nhiệt và nghiêm trọng hơn là gây ra các cơn co thắt. Mẹ bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và nhiều hơn nếu hoạt động thể để cơ thể không bị mất nước. 

Tránh nằm ngửa

Khi mang thai sau 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ nên tránh tư thế nằm ngửa vì có thể gây áp lực lên tĩnh mạch chủ, giảm lưu lượng máu đến tim, não và tử cung dẫn đến tình trạng chóng mặt, khó thở, buồn nôn. 

Di chuyển liên tục

Đứng một chỗ quá lâu có thể khiến lưu lượng máu đến tim và tử cung giảm đi, kéo theo việc ứ đọng máu ở chân, hạ huyết áp và gây chóng mặt. Do đó mẹ bầu hãy thay đổi tư thế, đổi vị trí hoặc đi bộ tại chỗ nhé. 

Tránh vận động quá sức

Không nên tập thể dục đến khi kiệt sức, cần lắng nghe cơ thể của chính mình và dừng lại nếu thấy điều gì đó không ổn. 
Hãy cố gắng nghỉ ngơi sau khi tập thể dục một khoảng thời gian tương đương với thời gian luyện tập. 
Mẹ bầu nên tập luyện ở mức độ vừa phải, không nên quá sức sẽ phản tác dụng

Không luyện tập trong nhiệt độ cao hoặc độ ẩm lớn

Nhiệt độ cơ thể của phụ nữ mang thai thường cao hơn so với bình thường, đặc biệt khi tập thể dục có thể dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng lên đột ngột. Đây chính là lý do mẹ bầu cần tránh tập thể dục trong điều kiện nóng ẩm.
Nếu cơ thể có biểu hiện tăng nhiệt độ như đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở thì cần ngừng tập ngay, cởi bớt áo và đổi sang môi trường mát hơn. 

Đứng dậy một cách chậm rãi

Bụng to ra khiến cơ thể mẹ thay đổi nên cần phải cẩn thận hơn khi thay đổi vị trí. Không nên đứng dậy quá nhanh sẽ bị chóng mặt, mất thăng bằng và ngã. 
Hạ nhiệt để ổn định lại nhịp tim sau khi tập luyện
Hãy đi bộ nhẹ nhàng từ 5 – 10 phút sau mỗi buổi tập và thực hiện một số động tác kéo giãn cơ để giúp mẹ ổn định lại nhịp tim. 

Luyện tập thường xuyên 

Cố gắng duy trì thể dục thường xuyên sẽ mang lại tác dụng tốt hơn so với việc tập luyện gián đoạn. Có thể tạo thói quen bằng cách tập luyện cùng bạn bè, người thân vì lúc này mẹ bầu sẽ có nhiều động lực hơn hoặc tham gia vào các câu lạc bộ yoga, pilates để tìm cho mình một người bạn cùng tập luyện.

Friday, July 24, 2020

Mang thai sử dụng caffein tác hại thế nào ?

Thức uống có chứa caffeine được rất nhiều người sử dụng và yêu thích, kể cả các mẹ bầu. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng caffeine có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi mà mẹ bầu cần lưu ý. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh hà nội gentis tìm hiểu sâu hơn trong bài viết sau.

Mang thai sử dụng caffein tác hại thế nào ?

Caffeine là gì?

Caffeine là một chất kích thích tự nhiên màu trắng đắng được tìm thấy trong cây trà, cà phê và cacao. Cơ chế hoạt động của chất này là kích thích não và hệ thần kinh trung ương làm con người tỉnh táo và chống mệt mỏi.
Mọi người có thể thấy phổ biến caffeine trong cà phê, trà, soda và socola. Tùy vào loại thực phẩm và đồ uống khác nhau thì lượng caffeine cũng khác nhau.

Tác động của caffeine khi mang thai

Sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống chứa caffeine khi mang thai sẽ kéo theo các tác động xấu đối với mẹ và thai nhi:
Mẹ bầu nên hạn chế thực phẩm và đồ uống chứa caffeine
  • Nếu sử dụng caffeine trong giai đoạn trước làm tổ sẽ làm gián đoạn sự phát triển phôi sớm, cũng như chất lượng phôi nang bị tổn hại.
  • Chức năng và trọng lượng nhau thai bị suy giảm
  • Làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên hoặc biến chứng thai kỳ, suy giảm nhận thức từ thời thơ ấu
  • Liên quan đến hội chứng chậm phát triển trong tử cung (IUGR)/ nhẹ cân, vô sinh
  • Gián đoạn sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi giữa thai kỳ
  • Trẻ sơ sinh có mẹ sử dụng hơn 500mg caffeine mỗi ngày sẽ có nhịp tim, nhịp thở nhanh và bị giật mình khi ngủ
  • Trong thời kỳ thai nghén, caffeine có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp và tiền sản giật
  • Caffeine kích thích sự bài tiết của dạ dày khiến mẹ bầu bị ợ nóng, khó chịu khi ăn uống, giảm lượng ăn
Với những tác động kể trên thì phụ nữ mang thai nên lưu ý không sử dụng caffeine quá nhiều trong thai kỳ.  do mo da gay la gi

Lượng caffeine trong các loại thực phẩm và đồ uống

Các loại thực phẩm và đồ uống chứa caffeine

Sử dụng lượng caffeine bao nhiêu một ngày là an toàn cho thai nhi?
  • Trong thời kỳ mang thai, các chuyên gia khuyến cáo thai phụ nên hạn chế ăn uống các món có chứa caffeine để ngăn ngừa các rủi ro cho thai nhi.
  • Lượng caffeine trong mức an toàn đối với mẹ bầu là 150 – 300 mg/ ngày
  • Caffeine không chỉ có trong cà phê mà còn chứa trong ca cao, trà xanh, socola.. do đó cần lựa chọn kỹ lưỡng thực phẩm để tránh dùng lượng caffeine quá nhiều.

Làm cách nào để từ bỏ thói quen dùng caffeine trong thai kỳ?

Để từ bỏ cảm giác thèm caffeine, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:
  • Giảm dần dần lượng caffeine mỗi ngày
  • Thay thế một cốc cà phê nóng bằng một cốc nước ấm hoặc sữa ấm
  • Khi thèm sự kích thích, hưng phấn của cà phê hãy thử tập thể dục vừa giúp tuần hoàn máu tốt lại giúp thai nhi phát triển tốt hơn
  • Uống nước hoa quả, sinh tốt thay cho vị ngọt của cà phê
  • Chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều thực phẩm chứa protein, vitamin hơn để không có cảm giác thèm ăn vặt hay thèm uống những sản phẩm chứa caffeine
Đọc thêm: chẩn đoán trước sinh gồm những loại nào ?

Thursday, July 23, 2020

Cách khắc phục tình trạng ngứa khi mang thai

Trong suốt thai kỳ mẹ thường xuyên phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe và ngứa thai kỳ là tình trạng rất khó chịu mà không ít mẹ bầu gặp phải. Cùng xét nghiệm không xâm lấn gentis tham khảo trong bài viết sau.

Cách khắc phục tình trạng ngứa khi mang thai

Ngứa khi mang thai là gì?

Tình trạng ngứa khi mang thai khá phổ biến và đa số lành tính nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Ngứa có thể xuất hiện ở mọi giai đoạn của thai kỳ nhưng thường gặp ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. 
Ngứa thai kỳ có thể tự biến mất sau khi sinh và không ảnh hưởng gì đến thai nhi.

Ngứa thai kỳ có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, ngứa thai kỳ là một hiện tượng sinh lý bình thường, có thể gặp ở 40% phụ nữ mang thai. Tình trạng này thường biến mất sau sinh và không ảnh hưởng đến thai nhi. Ngứa có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng tập trung nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, bụng và ngực.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng ngứa thai kỳ. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất:

Do sự phát triển của thai nhi

Mỗi ngày trôi qua, thai nhi lại phát triển lên một chút. Thai càng phát triển, tử cung của mẹ lại phải to ra để thích ứng được với kích thước của thai. Điều này có thể gây rạn da và gây ngứa đối với mẹ bầu. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây ngứa thai kỳ thường gặp nhất.

Ngứa thai kỳ khiến mẹ cảm thấy khó chịu

Thay đổi nồng độ hormone

Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen tăng cao khiến mạch máu của mẹ bị giãn và gây ngứa ngáy. Tình trạng này thường sẽ biến mất sau khi sinh em bé do nồng độ estrogen trở về trạng thái bình thường.

Tăng cân nhanh

Trong suốt quá trình mang thai, phụ nữ ăn nhiều hơn để có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển dẫn đến tăng cân nhanh. Tăng cân chủ yếu tập trung vào 3 tháng cuối thai kỳ và tập trung ở khu vực ngực, mông, đùi… dẫn đến rạn da và gây ngứa.

Viêm nang lông

Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ ai nhưng rất dễ gặp ở bà bầu với biểu hiện gồm ngứa và nổi sần đỏ. Viêm nang lông dễ gặp nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Viêm da bọng nước

Ban đầu, viêm da mọng nước chỉ là những mảng mề đay và mụn nước mọc quanh rốn, đùi của mẹ bầu. Sau đó, những mụn nước này có thể lan ra nhiều bộ phận khác như tay, lưng và gây ngứa ngáy khó chịu. Viêm da bọng nước thường xuất hiện ở tuần thứ 20 của thai kỳ. độ mờ da gáy được đo ở tuần bao nhiêu là chính xác ?

Ứ mật khi mang thai

Đây là một trong những nguyên nhân gây ngứa thai kỳ. Ứ mật khiến cho dịch mật không lưu thông được như bình thường. Từ đó khiến muối tích tụ dưới da, gây ngứa. Ngoài gây ngứa, ứ mật còn khiến mẹ bầu có các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, nặng có thể gây vàng da. 

Ngứa vùng kín

Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ yếu hơn và dịch âm đạo cũng tiết nhiều hơn bình thường nên dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công gây bệnh. Viêm nhiễm phụ khoa là một trong nguyên nhân khiến mẹ bầu ngứa ngáy.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, ngứa ngáy thai kỳ có thể là do mẹ tiết quá nhiều mồ hôi do làm việc nặng nhọc, thời tiết nắng nóng.
Ngứa thai kỳ rất thường gặp nhưng không gây vấn đề gì nghiêm trọng cho sức khỏe nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bị ngứa toàn thân thì có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý nghiêm trọng. Cách tốt nhất mẹ nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.
Mẹ bầu có thể dùng kem trị rạn, kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng ngứa

Biện pháp khắc phục tình trạng ngứa thai kỳ

Ngứa thai kỳ do thay đổi sinh lý khi mang bầu tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mẹ bầu, khiến mẹ luôn cảm thấy khó chịu. Vì vậy, khi bị ngứa mẹ cần áp dụng những biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng này:

Tránh cào hay gãi khi bị ngứa

Nhiều mẹ bầu khi bị ngứa sẽ gãi rất nhiều và mạnh để cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên việc cào và gãi khiến cho vùng da bị tổn thương, kích thích và dễ gây ngứa hơn. Bên cạnh đó, da bị tổn thương do gãi có thể gây bội nhiễm da, khiến bệnh nặng và khó điều trị hơn.

Giảm ngứa bằng chườm ấm

Thay vì cào, gãi để cảm thấy dễ chịu, mẹ bầu nên dùng túi chườm ấm, một chiếc khăn ấm để đắp lên vùng da bị ngứa. Biện pháp này khá hiệu quả mà lại không gây tổn thương cho da.

Thoa kem

Rạn da, da khô là những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa. Vì thế, thoa kem trị rạn, kem dưỡng ẩm hoặc dùng tinh dầu tự nhiên là biện pháp hữu hiệu. Nếu tình trạng rạn da, khô da được cải thiện, mẹ bầu cũng cảm thấy dễ chịu và không ngứa ngáy nữa.

Vệ sinh cơ thể sạch và đúng cách

Vấn đề vệ sinh cá nhân dù là ai cũng cần quan tâm đến, nhất là đối với những mẹ bầu bị ngứa thai kỳ. Mẹ nên tắm bằng nước ấm thay cho nước lạnh. Mẹ cũng có thể dùng sữa tắm nhưng đảm bảo chúng chất lượng và có khả năng cấp ẩm tốt để không làm khô da. Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng xà phòng và sữa tắm có độ pH cao.
Sau khi tắm mẹ nên thoa một lớp dưỡng ẩm để da luôn được cấp ẩm, hạn chế khô da vì nó càng khiến cho tình trạng ngứa thêm nặng nề hơn.

Mặc quần áo thoáng mát

Với mẹ bầu bị ngứa thai kỳ, mẹ không nên mặc quần áo bó sát vì chúng tác động đến da và có thể khiến mẹ cảm thấy ngứa hơn. Thay vào đó, hãy mặc những bộ đồ rộng, thoáng mát, lựa chọn chất vải thấm hút mồ hôi tốt. Bên cạnh đó, mẹ cũng hạn chế đến những nơi nắng nóng để ngăn tiết mồ hôi.
Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm tình trạng ngứa thai kỳ

Vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài sạch sẽ và đúng cách

Viêm nhiễm phụ khoa gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Vì vậy, mẹ cần phải giữ vùng kín luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Mẹ bầu có thể sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ nhưng cần đảm bảo độ pH của nó không quá lớn vì có thể làm mất cân bằng độ pH tự nhiên trong môi trường âm đạo.

Ăn uống khoa học

Ai cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt là mẹ bầu vì mẹ không chỉ ăn cho mình mà còn ăn cho cả thai nhi. Với mẹ bầu bị ngứa trong thai kỳ, mẹ nên ăn thực phẩm giàu vitamin A, D như củ quả, trứng, cá, các sản phẩm từ sữa… Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước và cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hay các chất kích thích, đồ uống có cồn.

Tập thể dục thường xuyên

Thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể. Với mẹ bầu bị ngứa, tập thể dục thường xuyên giúp máu bên trong cơ thể mẹ lưu thông tốt hơn, giúp làm giảm tình trạng ngứa thai kỳ.
Ngoài những biện pháp trên, trước khi đi ngủ, mẹ bầu nên ngâm chân bằng nước muối ấm, nước chè xanh, nước lá trầu… để giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

Bị ngứa thai kỳ, khi nào nên gặp bác sĩ?

Ngứa thai kỳ do nhiều nguyên nhân gây nên và có thể biến mất sau khi sinh và không ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, ngứa cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý. Cách tốt nhất mẹ bầu nên đi khám khi gặp phải tình trạng ngứa như dưới đây:
– Mẹ bầu bị ngứa toàn thân, kèm theo dấu hiệu như vàng da… Điều này có khả năng mẹ đang mắc phải chứng ứ mật, mật kém lưu thông
– Mẹ bị ngứa, phát ban và sốt. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh thủy đậu, herpes…
– Ngứa kèm tổn thương ngoài ra rất có thể là biểu hiện mẹ đang mắc chứng chàm, vảy nến…
– Ngứa và nóng rát âm đạo là biểu hiện của viêm nhiễm, nhiễm nấm âm đạo hoặc một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục như lậu, giang mai…
Khi có những biểu hiện trên, mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Các bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ngứa là do sinh lý hay bệnh lý. Nếu là nguyên nhân sinh lý, mẹ không cần điều trị vì tình trạng này thường sẽ mất sau khi sinh. Nếu là nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và an toàn cho mẹ bầu.
Đọc thêm: chọc ối là gì

Wednesday, July 22, 2020

Dấu hiệu phôi thai ngừng phát triển bà bầu cần lưu ý

Phôi thai ngừng phát triển là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng sảy thai sớm. Tình trạng này như một lời phán xét đầy nghiệt ngã đối với mẹ bầu.Vậy những dấu hiệu phôi thai ngừng phát triển cùng sàng lọc trước sinh gentis khám phá trong bài viết này nhé !

Dấu hiệu phôi thai ngừng phát triển bà bầu cần lưu ý

Phôi thai ngừng phát triển là gì?

Phôi thai ngừng phát triển là thuật ngữ dùng để chỉ một hình thức sảy thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Biến cố này xảy ra một cách bất ngờ và sớm nên có nhiều mẹ bầu cũng không nhận biết được, đôi khi chỉ nghĩ đó là một kỳ kinh nguyệt bình thường hoặc kỳ kinh đến muộn vì nó không có dấu hiệu quá rõ ràng.
Thông thường, phôi thai ngừng phát triển khoảng 2 tuần thì tử cung sẽ tự co bóp và đẩy phôi thai ra ngoài, chấm dứt quá trình thai nghén. Khi phôi thai ngừng phát triển, mẹ vẫn chưa cảm nhận được dấu hiệu bất thường, có những mẹ còn chưa biết mình đã có thai trước đó. 
Những dấu hiệu có thai sớm như đau ngực, râm râm đau bụng, kén ăn… vẫn còn nên mẹ vẫn nghĩ thai nhi đang phát triển bình thường. Phải đến khi đi siêu âm bác sĩ thông báo có túi thai nhưng không có phôi, không có tim thai, thai ngừng phát triển thì mẹ mới thật sự biết mình đã mất con. Những chẩn đoán của bác sĩ như lời phán nghiệt ngã mà mẹ phải hứng chịu.

Ai có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này?

Bất cứ phụ nữ mang thai nào cũng tiềm ẩn nguy cơ phải đối mặt với tình trạng phôi thai ngừng phát triển. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nằm trong danh sách dưới đây thì nguy cơ gặp phải tình trạng này sẽ cao hơn những người bình thường khác:
– Phụ nữ mang thai khi đã trên 35 tuổi. giai đoạn này khả năng thụ thai giảm sút và nếu có thai thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh, sảy thai cũng cao hơn.
– Phụ nữ có bất thường về tử cung như u xơ tử cung, niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng…
– Phụ nữ đang mắc các bệnh lý nội khoa như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh cường giáp, nhược giáp, bệnh lý về thận…
Nếu nằm trong danh sách những đối tượng trên, mẹ cần đặc biệt lưu ý khi có ý định mang thai.
Phôi thai ngừng phát triển là bản án đầy tuyệt vọng của mẹ bầu

Dấu hiệu phôi thai ngừng phát triển

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ nếu bỗng dưng mẹ mất các dấu hiệu của thời kỳ đầu mang thai như mất cảm giác căng ngực, xuất huyết âm đạo bất thường hoặc âm đạo tiết dịch nhầy màu nâu đen thì mẹ nên đi kiểm tra ngay. Trường hợp bỗng nhiên mất tim thai cho thấy phôi thai đã ngừng phát triển.
Sang tháng thứ 4 của thai kỳ, nếu mẹ bỗng nhiên các hoạt động của thai nhi ngừng lại, không nghe thấy nhịp tim của bé, tử cung không phát triển, bầu ngực đang căng to bỗng nhỏ dần… thì mẹ nên đi khám ngay vì nguy cơ phôi thai ngừng phát triển là rất lớn. do mo da gay la gi

Nguyên nhân khiến phôi thai ngừng phát triển

Có rất nhiều nguyên nhân khiến phôi thai ngừng phát triển ngay khi còn trong bụng mẹ. Trong đó, có cả nguyên nhân do người mẹ, nguyên nhân do chính thai nhi và có những nguyên nhân xuất phát từ phần phụ của phôi thai.
Cùng điểm mặt một vài nguyên nhân khiến phôi thai ngừng phát triển:
  • Bất thường nhiễm sắc thể
  • Bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến khiến phôi thai ngừng phát triển và dẫn đến các ca sảy thai ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. 
Các tế bào bình thường sẽ có 23 cặp nhiễm sắc thể. Mỗi tế bào trứng và tinh trùng cũng có 23 cặp nhiễm sắc thể. Khi thụ tinh, trứng và tinh trùng kết hợp tạo thành phôi thai. Nếu trứng hoặc tinh trùng bị bất thường về nhiễm sắc thể, có thể thừa hoặc thiếu thì phôi thai sẽ không phát triển bình thường, nó có thể ngừng phát triển hoặc phát triển nhưng dễ dẫn đến những bệnh lý bất thường hoặc dị tật bẩm sinh.

Sức khỏe của mẹ không đảm bảo

Khi mang thai, nếu người mẹ gặp phải bất thường về sức khỏe cũng sẽ có nguy cơ cao gây thai chết lưu, sảy thai, phôi thai ngừng phát triển hơn những người phụ nữ bình thường. Một số bệnh lý điển hình ở mẹ dễ khiến phôi thai ngừng phát triển như:
– Bệnh tiểu đường
– Bệnh cao huyết áp
– Bệnh động kinh
– Bệnh tim
– Bệnh cận giáp
– Tiền sản giật
– Rối loạn đông máu
– Lupus
Nếu trước khi mang thai, mẹ mắc phải những bệnh lý trên đây thì nên chữa trị dứt điểm rồi hãy có thai. Và mẹ bầu cũng cần thăm khám thai định kỳ để phát hiện bất thường sớm nhằm đưa ra giải pháp kịp thời để bảo vệ tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.
Bất thường về dây ối là một trong những nguyên nhân khiến phôi thai ngừng phát triển

Vấn đề về dây rốn

Dây rốn là sợi dây liên kết giữa mẹ và thai nhi. Thai nhi nhận oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ từ nhau thai, qua dây rốn để phát triển. Do đó, nếu dây rốn có vấn đề, thai nhi cũng bị ảnh hưởng, thậm chí phôi thai ngừng phát triển do không được oxy và chất dinh dưỡng để lớn lên.
Có đến 25 bệnh lý khác nhau về dây rốn. Trong đó, điển hình có dây rốn quấn quanh cổ, chân hoặc tay của thai nhi. Đặc biệt, những vấn đề liên quan đến gen thường khiến bào thai chết lưu.

Vấn đề về nhau thai

Nhau thai có vai trò vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi. Cũng như dây rốn, nếu nhau thai có bất thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Có đến 15 – 25% các ca chết lưu liên quan đến bất thường về nhau thai. Trong đó, điển hình nhất là nhau thai hình thành không đúng cách, nhau thai hoạt động không tốt, nhau thai phát triển không đầy đủ hoặc nặng hơn cả là nhau thai tự bong ra khỏi thành tử cung.

Nhiễm trùng

Có rất nhiều bệnh nhiễm trùng có thể lây từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai khiến bào thai bị nhiễm trùng và phôi thai ngừng phát triển hoặc thai nhi mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Các bệnh có khả năng lây truyền như bệnh rubella, giang mai, HIV, ban đỏ nhiễm trùng, toxoplasmosis, herpes…

Tử cung bất thường

Nếu mẹ bầu có những bất thường về tử cung như tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, tử cung có sừng, tử cung là một dãy xơ… hoặc mẹ mắc phải một vài bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, dính buồng tử cung do nạo hút thai sai kỹ thuật và bị nhiễm trùng… thì nguy cơ phôi thai ngừng phát triển là rất cao. Những bệnh lý này có thể được phát hiện dễ dàng trước khi có thai nên hãy tham khao ý kiến bác sĩ trước khi có ý định mang thai để được tư vấn giải pháp tốt nhất, đảm bảo cho thai nhi được phát triển bình thường cho đến khi chào đời.

Bất thường nội tiết

Mẹ bầu có bất thường về nội tiết có nguy cơ cao phôi thai ngừng phát triển. Trong đó, thường gặp nhất là trường hợp thai phụ bị suy hoàng thể. Khi hoàng thể suy yếu sẽ không cung cấp đủ nội tiết cho thai nhi khiến thai không phát triển được dẫn đến suy thai, ngừng phát triển thai. 
Ngoài ra, phụ nữ bị buồng trứng đa nang cũng khó có thai hơn bình thường và khi có thai thì cũng dễ bị sảy thai nên chị em cần hết sức lưu ý.
Nhiều trường hợp phôi thai ngừng phát triển mẹ bầu phải uống thuốc để đẩy thai ra ngoài

Phôi thai ngừng phát triển cần xử trí như thế nào?

Tùy vào thời điểm phôi thai ngừng phát triển sẽ có những cách xử lý khác nhau để đảm bảo an toàn nhất cho mẹ bầu và không ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo.
– Nếu phôi thai ngừng phát triển trước khi trễ kinh sẽ được gọi là sảy thai sớm. Tình trạng này thường không phát hiện được vì quá sớm, từ khi mẹ chưa biết là mình đã có thai. Trường hợp này tử cung sẽ tự co bóp và đẩy phôi thai ra ngoài. Mẹ sẽ chỉ thấy biểu hiện như một kỳ kinh nguyệt mà không phải dùng biện pháp can thiệp nào cả.
Tuy nhiên, nếu mẹ thấy đau bụng dữ dội thì nên đi khám để bác sĩ chỉ định thuốc tăng co bóp tử cung để có thể đẩy hết máu ra ngoài nhanh hơn, giúp làm sạch tử cung để hạn chế nhiễm trùng.
– Nếu phôi thai ngừng phát triển trong giai đoạn từ lúc trễ kinh cho đến lúc được 12 tuần tuổi thì mẹ phải nhờ đến các biện pháp can thiệp. Mẹ cần đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kê thuốc phá thai hoặc sử dụng phương pháp hút thai an toàn, đảm bảo.
– Những trường hợp thai ngừng phát triển khi kích thước đã lớn thì mẹ bầu sẽ được chỉ định dùng thuốc phá thai và thêm hỗ trợ của thuốc giục sinh để tử cung co bóp mạnh hơn, nhanh hơn giúp đẩy thai nhi xuống và tạo quá trình chuyển dạ cho mẹ giống như một ca sinh bình thường.
Dù là trường hợp nào thì phôi thai ngừng phát triển cũng cần được xử trí càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến mẹ. Nếu thai chết lưu trong bụng mẹ càng lâu thì tăng nguy cơ băng huyết và có thể gây rối loạn đông máu vô cùng nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến lần mang thai sau mà có nhiều trường hợp còn đe dọa đến tính mạng người mẹ.
Đọc thêm: chọc ối là gì

Monday, July 20, 2020

Những lợi ích của trứng gà đối với mẹ bầu

Lâu nay, trứng gà được xem là “siêu thực phẩm” đối với mẹ bầu. Lợi ích của trứng gà đối với mẹ bầu như thế nào mà người ta lại ca tụng nó đến như vậy? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của xét nghiệm sàng lọc trước sinh hà nội.

Những lợi ích của trứng gà đối với mẹ bầu

Thành phần dinh dưỡng của trứng gà

Thành phần đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến khi nhắc tới trứng gà đó là hàm lượng protein cực cao. Đây là dưỡng chất rất cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của thai nhi vì mỗi tế bào của con được tạo ra và phát triển bởi các protein nên trứng gà là thực phẩm mẹ nên bổ sung trong thai kỳ.
Ngoài protein, trong trứng gà còn có rất nhiều vitamin và khoáng chất khác mà cơ thể mẹ bầu luôn cần mỗi ngày như vitamin A, D, B2, B6, B12, kẽm, acid folic, canxi, selen… Bên cạnh đó, choline và omega-3 trong trứng gà rất cần thiết cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho bé hiệu quả.

Lợi ích tuyệt vời của trứng gà mẹ bầu không nên bỏ qua

Mọi người vẫn nói trứng gà rất tốt đối với mẹ bầu và thai nhi nên khi mang thai, mẹ bầu thường được khuyên nên ăn trứng gà mỗi ngày. Vậy những lợi ích tuyệt vời ấy là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Giúp phát triển thai nhi

Mỗi tế bào của bé được hình thành và phát triển từ protein mà trong trứng gà lại chứa hàm lượng protein tương đối cao nên sẽ giúp thai nhi hoàn thiện và phát triển mỗi ngày. Do đó, sử dụng trứng với lượng vừa đủ thật sự tốt.
Trứng gà giàu protein hỗ trợ sự hình thành các tế bào của thai nhi

Cung cấp năng lượng

Khi mang thai, mẹ bầu cần nạp thêm so với bình thường ít nhất 200 – 300 calories mỗi ngày cho nhu cầu của cả mẹ và thai nhi. Mỗi quả trứng gà cung cấp cho mẹ 70 calories, bằng khoảng ⅓ mức năng lượng tối thiểu mẹ cần nạp thêm cho cơ thể để đảm bảo cả hai mẹ con đều khỏe mạnh.

Hỗ trợ phát triển hệ thống thần kinh và não bộ của thai nhi

Mỗi quả trứng gà đều chứa kẽm, choline, acid béo omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ cũng như tổng thể các bộ phận trên cơ thể bé. Ngoài ra, những chất này còn giúp ngăn ngừa các khuyết tật ở ống thần kinh của thai nhi.  hội chứng down khi mang thai và những điều cần biết !

Hạn chế các bệnh lý do thiếu vitamin D

Vitamin D rất cần thiết đối với sự phát triển của cả mẹ và thai nhi. Trong khi đó, vitamin D lại không có sẵn trong nhiều thực phẩm nên rất khó để bổ sung, dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D và tăng nguy cơ gây nên các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, tiền sản giật, thở khò khè, bệnh truyền nhiễm ở trẻ sơ sinh… Trong trứng gà lại chứa vitamin D nên việc mẹ ăn trứng gà mỗi ngày là thật sự cần thiết.

Cân bằng chất bẽo bão hòa

Theo các chuyên gia, nếu thai phụ có mức cholesterol bình thường thì nên ăn từ 1 đến 2 quả trứng gà mỗi ngày để giúp cân bằng chất béo bão hòa trong cơ thể. Những thai phụ có mức cholesterol cao thì không nên ăn lòng đỏ trứng.

Hạn chế dị tật bẩm sinh thai nhi

Cũng như omega-3 và choline, hàm lượng folate trong trứng gà giúp làm giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi bởi chất này rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường của ống thần kinh nên việc bổ sung đủ chất là việc mẹ cần lưu ý. 

Quản lý cân nặng của mẹ bầu

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu cố gắng ăn thật nhiều để có đủ chất cho thai nhi phát triển nên vô tình dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì hoặc có những người đã bị béo phì sẵn trước khi mang thai. Béo phì làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng sản khoa nên mẹ cần kiểm soát cân nặng thật tốt.
Hàm lượng cao protein trong trứng gà không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện cân nặng nhờ việc làm tăng cảm giác hài lòng của mẹ bầu đối với phần ăn của mình và giúp họ không cảm thấy thèm ăn nhiều nữa.

Mẹ bầu nên ăn trứng gà để bổ sung đủ năng lượng cho cơ thể

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, trứng gà có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển bình thường của thai nhi nên mẹ hãy bổ sung chúng đều đặn trong suốt quá trình mang thai.

Ăn trứng gà như thế nào là đúng và tốt nhất?

Trứng gà chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng nhưng mẹ cần sử dụng chúng đúng cách để đem lại hiệu quả tốt nhất. Khi ăn trứng gà, mẹ bầu cần lưu ý:
  • Nên ăn vào bữa sáng: Ăn vào bữa sáng giúp hấp thu các chất dinh dưỡng trong trứng gà một cách tốt nhất. Bữa sáng giàu năng lượng giúp mẹ có một ngày làm việc hiệu quả, luôn cảm thấy khỏe khoắn. Mẹ không ăn trứng gà vào ban đêm vì có thể khiến mẹ bị đầy hơi, trướng bụng do hệ tiêu hóa làm việc quá sức để tiêu thụ hàm lượng dinh dưỡng cao trong trứng gà.
  • Không ăn trứng gà để quá lâu: Trứng gà nên ăn càng sớm càng tốt. Sau khi thu hoạch trứng, nếu để lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng và cũng có nhiều vi khuẩn sinh sôi trong trứng, làm hư lòng trắng, lòng đỏ và có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Nếu thấy trứng đã vữa mẹ tuyệt đối không nên ăn. Ngoài ra, sau khi chế biến trứng xong mẹ nên ăn ngay, hạn chế ăn trứng đã để qua đêm.
  • Không ăn quá nhiều: Theo các chuyên gia, mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn một quả trứng hoặc ăn 3 – 4 quả trong một tuần. Nếu mẹ tăng cân quá nhanh hoặc mắc bệnh tim mạch thì chỉ ăn 1 – 2 quả/tuần. Những mẹ bầu có hàm lượng cholesterol trong máu cao thì chỉ nên ăn lòng trắng trứng, không nên ăn lòng đỏ vì nó khiến hàm lượng này cao hơn nhiều, không tốt cho sức khỏe.
  • Khi ăn trứng không uống trà: Trong nước trà có chứa axit tannic còn trong trứng gà chứa nhiều protein. Nếu hai chất này kết hợp với nhau sẽ khiến bà bầu khó tiêu và bị đầy hơi nên mẹ bầu không được ăn trứng và uống trà cùng lúc.
Như vậy, qua bài viết này, mẹ bầu đã biết được lợi ích của trứng gà đối với mẹ và thai nhi. Mẹ nên ăn trứng thường xuyên, đủ số lượng và cũng không nên ăn quá nhiều. Chúc mẹ luôn cảm thấy ngon miệng để có thể bổ sung đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Bị ù tai 3 tháng đầu tại sao ?

Bà bầu bị ù tai 3 tháng đầu là tình trạng hay gặp khiến mẹ bầu rất mệt mỏi, khó chịu. Các mẹ không biết rõ nguyên do từ đâu? Biện pháp nào khắc phục? Các mẹ đừng lo, sau đây sẽ là một số nguyên nhân và biện pháp tham khảo để cải thiện tình trạng ù tai. Mẹ hãy cùng với nipt illumina gentis xem ngay nehs !

Bị ù tai 3 tháng đầu tại sao ?

Triệu chứng ù tai biểu hiện như thế nào?

Ù tai là tình trạng xuất hiện tiếng ồn hoặc các tiếng kêu trong tai, các mẹ có thể cảm thấy trong tai mình có tiếng kêu nghe rì rào như tiếng sóng biển, tiếng gió thổi, hay tiếng ve kêu,…có thể xuất hiện vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
Đặc biệt khi về đêm hoặc trong không gian yên tĩnh, các mẹ sẽ cảm nhận triệu chứng này diễn ra rất rõ rệt.
Khi bị ù tai, các mẹ sẽ thường cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu đi kèm theo.

Bà bầu ù tai 3 tháng đầu thai kỳ

Ù tai gây ảnh hưởng gì đến vấn đề sức khỏe?

Trong thời kì mang thai, phụ nữ bị chứng ù tai là điều khá phổ biến và bình thường nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì có thể kéo dài khi kết thúc thai kì. Ù tai không gây nguy hại tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nó gây ra cảm giác khó chịu khiến cho bạn trở lên hoang mang, lo lắng, gây mất ngủ, suy nhược cơ thể,…
Đối với trường hợp đi kèm với một số triệu chứng như sốt cao, đau nhức tai, khả năng nghe giảm đi,… thì đó có thể đó là ù tai do bệnh lí, mẹ bầu cần để ý đến trình trạng của mình và có những phương án thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ù tai?

Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt ù tai do 1 số nguyên nhân sau đây:
+ Thiếu chất dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu do thời kì này rất nhiều chị em bị ốm nghén không ăn uống được. Bà bầu ù tai tháng cuối thai kỳ cũng hay gặp nhiều như 3 tháng đầu. Phụ nữ trong thời kì mang thai cần lượng sắt ( 30-60mg/ngày 400mcg /ngày acid folic) và calci nhiều hơn so với người bình thường.
Chính vì thế nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do thiếu máu, thiếu sắt,.. khiến lượng oxy cung cấp lên não không đủ, giảm khả năng lưu thông tuần hoàn máu. Cơ thể thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy nhược, gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có tai.

Thiếu acid folic gây ù tai cho mẹ bầu tháng đầu

+ Mắc các bệnh lí về tai: Mẹ bầu trước đó đã mắc các bệnh vể tai như viêm tai giữa, viêm màng nhĩ tai,..các bệnh này không điều trị kịp thời sẽ là cơ sở, tiền đề gây ra chứng ù tai.
+ Do tâm lí bất ổn: Khi mang bầu các chị em thường thay đổi nội tiết tố trong thai kì, gây ra nhiều thay đổi trong tâm sinh lí, tâm lí không ổn định dễ lo lắng, cáu gắt, suy nghĩ, trầm cảm,… dẫn đến mất ngủ, suy nhược cơ thể gây ra tình trạng ù tai khi mang thai.
+ Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Tiếp xúc với tiếng ồn như tiếng ồn công trường thi công, máy móc trong hoạt động sản xuất, thói quen sử dụng tai nghe trong thời gian dài và âm lượng lớn.. thường xuyên và kéo dài, sẽ gây tổn thương các tế bào dẫn truyền âm thanh, tiền đình ốc tai gây ra chứng ù tai.

Ù tai 3 tháng đầu phải làm sao?

Ù tai mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu nhưng đem lại tâm lí hoang mang và lo lắng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần. Chắc hẳn đây là vấn đề mà các mẹ bầu đắn đo suy nghĩ rất nhiều “ Làm thế nào để giảm tình trạng ù tai mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi”. Sau đây là một số biện pháp tham khảo giúp các mẹ bầu giảm thiểu được triệu chứng ù tai.

Chế độ dinh dưỡng hợp lí giảm ù tai

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng, đầy đủ dưỡng chất có thể cải thiện tình trạng ù tai một cách có hiệu quả. Các mẹ bầu cần tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt, calci, magie, kẽm có chứa nhiều trong các loại thịt đỏ và rau xanh như thịt bò, gan lợn, củ dền, hạt bí đỏ, ngũ cốc…
Các thực phẩm này không những tốt cho thính giác mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Bên cạnh đó các mẹ cũng nên tránh các thực phẩm có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…Bởi vì chúng không chỉ khiến tình trạng ù tai nặng hơn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ thai nhi.

Bổ sung thực phẩm giàu acid folic giảm thiếu máu ù tai

Giảm stress sẽ giảm hoa mắt chóng mặt ù tai

Tình trạng cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng là nguyên nhân gây nên tình trạng căng thẳng trong thai kì ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thính lực của tai. Do đó để giảm thiểu tình trạng này, các mẹ nên giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan,tránh lo âu, đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ. chẩn đoán trước sinh gồm xét nghiệm nào ?

Thay đổi thói quen khi mang thai

Thói quen ngoáy tai bằng gạc bông để làm sạch lỗ tai có thể làm tổn thương đến màng nhĩ gây ù tai và điếc tai. Chính vì thế mà các mẹ bầu nên bỏ thói quen xấu này. Mẹ bầu nào có thói quen đeo tai nghe thường xuyên cũng nên ngưng sử dụng.
Nếu dùng thì chỉ nghe ở mức không quá 60% âm lượng tối đa và không nghe liên tục 60 phút 1 ngày. Trường hợp khi phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc đặc thù công việc thì nên sử dụng các thiết bị bảo hộ cho tai, hoặc sử dụng nút bông để bịt tai lại.
Ngoài ra, để cải thiện những bất lợi do tình trạng ù tai gây ra mẹ bầu có thể áp dụng một số bài tập massage vùng tai, vùng đầu giúp kích thích dây dẫn truyền thần kinh làm giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai. Đồng thời các mẹ bầu nên tăng cường tập thể dục thể thao không những giúp tăng cường thể lực mà còn giảm căng thẳng, tăng lưu thông máu đến các tai.
Mong rằng mẹ bầu tìm ra được những biện pháp cải thiện tình trạng bà bầu bị ù tai 3 tháng đầu qua những kiến thức được chia sẻ trong bài viết trên đây.

Saturday, July 18, 2020

Ảnh hưởng của bệnh chân tay miệng đến mẹ bầu

Tay chân miệng là một dịch bệnh vô cùng nguy hiểm đang hoành hành khắp nơi trên cả nước. Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng có khả năng lây nhiễm cao do thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh. Cùng sàng lọc trước sinh tìm hiểu ngay trong bài viết này về các ảnh hưởng của bệnh chân tay miệng đến bà bầu.

Ảnh hưởng của bệnh chân tay miệng đến mẹ bầu

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi (trẻ từ 1 - 12 tháng tuổi) và trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua vật dụng, đồ dùng nhiễm khuẩn từ dịch tiết từ mũi, họng. Biểu hiện bệnh lý bao gồm sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi và phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân.
Bệnh có diễn biến vô cùng nguy hiểm và cho đến nay vẫn chưa có thuốc chuyên trị đặc biệt, các bệnh nhi chỉ có thể sử dụng các loại thuốc để giảm thiểu các triệu chứng sốt cao và đau từ lở loét.

Căn bệnh có đáng lo ngại đối với phụ nữ mang thai?

Dù căn bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em nhưng người trưởng thành vẫn có nguy cơ mắc phải đặc biệt đối với những người chưa từng bị. Trong đó, phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ nhiễm virus do thường xuyên phải tiếp xúc với mầm bệnh. Dù tỷ lệ phát bệnh sau khi nhiễm virus ở người lớn không nhiều như ở trẻ em điều này không có nghĩa là có thể lơ là.
Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về việc nhiễm virus đường ruột, trong đó có virus gây bệnh tay chân miệng ở bà mẹ, có liên quan đến hậu quả bất lợi đặc biệt của thai kỳ (như sẩy thai, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh). Nhưng với những ca phát bệnh trong thời gian sắp sinh thì vẫn có khả năng lây nhiễm cho con. hội chứng down khi mang thai là gì ?

Đề phòng bệnh tay chân miệng như thế nào?

Một số biện pháp nhằm phòng tránh lây nhiễm virus dẫn đến TCM:
Rửa sạch tay với xà phòng (ảnh minh họa).
- Hạn chế tiếp xúc với các nguồn bệnh.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh (nên rửa trực tiếp dưới vòi nước).
- Thực hiện ăn chín uống sôi, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến.
- Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi
- Vệ sinh sạch sẽ, khử trùng môi trường có khả năng xuất hiện virus gây TCM
- Đối với những bậc phụ huynh có con bị tay chân miệng cần chú ý giữ vệ sinh khi chăm sóc trẻ, tốt nhất là nên sử dụng găng tay
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng trong việc phòng chống hay chữa trị căn bệnh
Nước ép cam cà rốt bổ sung Vitamin A và C rất tốt cho hệ miễn dịch (ảnh minh họa).
- Bổ sung Vitamin và khoáng chất cho người bệnh. Vitamin C giúp bảo vệ mạch máu, mau lành vết thương; vitamin nhóm B bảo vệ đường tiêu hóa, da, hệ thần kinh; vitamin A giữ cho da, niêm mạc không bị nhiễm trùng, bảo vệ mắt; vitamin D có lợi cho phát triển cơ xương vững chắc; axit folic giúp cơ thể phát triển bình thường.
- Tránh các loại thực phẩm nóng, cứng, nên chọn các loại thức ăn mềm, nguội, nhiều chất xơ để dễ tiêu hóa.
- Tăng cường hoa quả, sữa chua, nước ép trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chia nhỏ bữa, không nên ép người bệnh ăn quá nhiều. Có thể bù đắp dinh dưỡng sau khi đã khỏi bệnh.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh tay chân miệng mà các bà bầu cần nắm rõ để bảo vệ sức khỏe cho cả bản thân lẫn thai nhi. Phụ nữ trong thời kỳ thai sản cần giữ gìn sức khỏe để có thể sinh con trong điều kiện tốt nhất. Còn vấn đề thắc mắc liên quan đến các xét nghiệm sàng lọc trước sinh các mẹ vui lòng liên hệ hotline của nipt illumina gentis : 18002010