Thursday, August 1, 2019

Cần thận trọng trong điều trị bệnh hồng ban nút khi mang bầu

Tin vui mang thai đến ngay thời điểm mẹ đang điều trị bệnh hồng ban nút, phải làm sao? Cần thận trọng khi dùng các loại thuốc nếu không muốn ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.>> https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina

Cần thận trọng trong chữa trị bệnh hồng ban nút lúc mang thai

Hồng ban nút không phải là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ mang thai, chỉ những ai đang hàng ngày phải đối diện với những tổn thương da từ bệnh này mới thực sự cảm nhận được sự khó chịu đến muốn “nổi điên” ấy.
Hồng ban nút là gì?
Y khoa hiện đại ghi nhận hồng ban nút là những nốt đỏ đau (hay tổn thương) thường xuất hiện ở cánh tay hoặc chân, nhưng cũng có thể xuất hiện ở những nơi khác trên cơ thể.
Các tổn thương trở nên cứng và đau đớn trong tuần đầu tiên. Sau đó có thể chuyển sang màu xanh hoặc xanh đen, trong tuần thứ 2. Những tổn thương này sẽ có chứa dịch và dần dần những tổn thương sẽ chuyển sang màu vàng và khỏi hẳn. Các tổn thương sẽ kéo dài khoảng hai tuần, nhưng có thể được thay thế bằng các thương tổn mới.
Những tổn thương trên da do hồng ban nút gây ra không hề dễ chịu chút nào>> dịch vụ sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Nguyên nhân gây bệnh có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau:
Do liên cầu, Coccidiomycosis
Nhạy cảm với các loại thuốc
Do ảnh hưởng của các bệnh như bệnh Sarcoid, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng
Có thể xảy ra trong quá trình mang thai
Không xác định được nguyên nhân.
Triệu chứng của bệnh hồng ban nút
Là một bệnh liên quan đế da liễu nên những dấu hiệu nhận biết sẽ thông qua những thay đổi của làn da:
Ban đầu xuất hiện các nốt ban màu đỏ, dạng u cục, sần sùi và cứng, kết hợp lại thành một mảng lớn
Bằng mắt thường có thể nhìn hoặc sờ thấy các nốt mụn đó ở dưới da, hình tròn với những kích thước to nhỏ khác nha
Vị trí xuất hiện là mặt trước của ống chân, dưới đầu gối và thường có tính chất đối xứng, ít khi xuất hiện ở da mặt, vùng cổ và cánh tay.
Các nốt hồng ban đỏ sẽ chuyển thành màu tím hơi xanh, nâu, vàng nhạt và cuối cùng là màu xanh lá cây.
Đi kèm là các triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau khớp, viêm màng hoạt dịch và cứng khớp
Hơn 50% những người mắc bệnh hồng ban nút thường mắc bệnh đau khớp
Bị hồng ban bút có nên mang thai?
Tuy bệnh hồng ban nút không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản nhưng trong quá trình điều trị sẽ phải sử dụng nhiều loại thuốc. Và bất kỳ một bệnh lý nào phải điều trị lâu dài bằng thuốc thì cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới thai nhi nếu phụ nữ có bầu.
Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia chị em nên điều trị ổn định hoặc ngưng dùng thuốc 3-6 tháng trước khi có ý định mang thai để tránh nhưng nguy cơ đáng tiếc. Đừng quên kiểm tra sức khỏe toàn diện đặc biệt là sức khỏe sinh sản trước khi quyết định có em bé.
Hồng ban nút có lây không?
Xin khẳng định rằng tuy là bệnh da liễu nhưng hồng ban nút không lây nhiễm. Nếu có, có thể là do sử dụng các thuốc nhóm sulfa, thuốc nội tiết estrogen, thuốc tránh thai, viên ngậm strep.
Thuốc điều trị hồng ban nút gồm: Thuốc chống viêm, cortisone, colchicine cũng có hiệu quả để làm giảm phản ứng viêm; potassium iodide có thể làm giảm tính nhạy cảm của thương tổn, giảm đau khớp và sốt. Dùng thuốc chống viêm không steroid có thể làm giảm triệu chứng viêm. Uống dung dịch Iodua kali có tác dụng làm nhỏ lại kích thước các nốt đỏ viêm.
Hồng ban nút ở thai phụ
Tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh hồng ban nút sẽ có biện pháp điều trị hợp lý song hành cùng 40 tuần thai của mẹ để hạn chế thấp nhất nguy cơ dị tật thai nhi.
Một điều đáng lưu ý khác là nếu đã từng bị bệnh trước khi mang thai, đã lành nhưng khi có bầu vẫn có khả năng tái phát cao. Chắc chắn uống thuốc kháng sinh khi mang thai cũng như sử dụng bất kỳ loại thuốc đặc trị nào đều cần hạn chết ở bà bầu. Bầu nên khám bác sĩ da liễu để được sử dụng các thuốc an toàn với phụ nữ có thai.
Bệnh hồng ban nút chữa ở đâu?
Bạn có thể tìm đến các bệnh viện uy tín có chuyên khoa da liễu như:
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội/ Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện Bạch Mai/ Địa chỉ: 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh/ Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện Nhân dân Gia Định/ Địa chỉ: 01 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Đối với thai phụ mắc bệnh hồng ban nút cần tìm đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đây cũng là cách tốt nhất để hạn chế những nguy cơ gây tổn thương đến sức khỏe thai nhi.

No comments:

Post a Comment