Friday, June 25, 2021

Cách mẹ bầu hiểu cảm xúc của con từ trong bụng

 Từ tuần tuổi thứ 3 - 4, cảm ứng thuộc ống thần kinh dẫn đến sự hình thành của não bộ và tuỷ sống đã bắt đầu diễn ra. mẹ hãy cùng sàng lọc trước sinh gentis hiểu cảm xúc của con từ trong bụng mẹ nhé !

Cách mẹ bầu hiểu cảm xúc của con

Vị giác: Vào tháng thứ 4, cơ quan nếm mùi vị trên lưỡi thai nhi đã phát triển hoàn toàn và đến tháng thứ 7 thì đã có thể thông với bên ngoài. Khi gặp vị ngọt, thai nhi sẽ nuốt nhanh hơn và phản ứng lại ngay khi gặp vị đắng. Khi mang thai, mẹ nên ăn những thức ăn đậm đà hương vị, thơm ngon, nóng sốt để phần nào cũng tác động tới vị giác của bé, tuyệt đối không ăn những thức ăn ôi thiu, đồ cay ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Nếu bạn thuộc típ người thích ăn cay, bạn vẫn có thể cho một ít vị cay vào khẩu phần ăn để món ăn đậm đà hơn.

Khứu giác: Từ 11 đến 15 tuần tuổi, mũi của thai nhi mới hình thành. Trước giờ, các nhà khoa học vẫn không tin bào thai có phát triển khứu giác, vì cho rằng để ngửi phải cần có không khí và hơi thở. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới nhất, hệ thống mũi bao gồm ít nhất bốn hệ thống phụ, và nước ối xung quanh bào thai có thể tràn qua khoang miệng và mũi của bé làm cho bé ngửi được những mùi vị có trong nước ối. Do đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình, mẹ nên thay đổi khẩu vị thường xuyên để làm thay đổi mùi vị nước ối và từ đó cũng có thể giúp phát triển khứu giác của bé yêu.

Thính giác: Âm nhạc từ lâu đã được mệnh danh là ngôn ngữ chung của toàn nhân loại có thể đi xuyên qua bất kỳ biên giới nào. Do đó, “ngôn ngữ thần kỳ” này cũng dễ dàng đi xuyên qua bụng mẹ để đến với đôi tai của thai nhi đang mở to tò mò về những thanh âm sống động bên ngoài. Những âm thanh du dương, trầm bổng và cảm động đều có thể khiến tâm lý của mẹ thoải mái, mang lại cảm giác yên bình cho thai nhi. Âm nhạc có tác động rất tích cực đến sự phát triển não của bé. Cơ chế thần kinh học cho rằng, âm nhạc lành mạnh có thể kích thích việc bài tiết một số loại men và axetin cholin ở mẹ giúp điều tiết lượng máu của mẹ và thúc đẩy tế bào thần kinh hưng phấn. Từ đó tăng cường cung cấp máu tới cuống rốn, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Ngoài việc cho bé nghe âm nhạc một cách thụ động, mẹ cũng có thể chủ động “thủ thỉ tâm tình” với bé yêu bởi vì lời nói có thể kích thích sự phát triển tích cực của não thai nhi.

Thị giác: Từ 4 tháng tuổi, thai nhi đã rất mẫn cảm với ánh sáng. Để phát triển thị giác cho bé, mẹ có thể áp dụng các biện pháp tắm nắng ở những nơi không khí trong lành, thoáng mát. Mẹ nằm trên thảm hoặc ghế tựa lưng, phơi bụng bầu khoảng 15 – 20 phút vào lúc chiều tối hoặc sáng sớm khi ánh nắng đã dịu nhẹ. Lưu ý không để ánh sáng chói (như ánh đèn sân khấu hoặc ánh nắng lúc trưa gắt) chiếu thẳng vào bụng bầu có thể làm tổn thương giác mạc mong manh của bé. xét nghiệm double test bao nhiêu tiền ?

Xúc giác: Cùng với tiết tấu âm nhạc, những cử chỉ của người mẹ qua thành bụng truyền tới thai nhi như: xoa hay vỗ tay rất nhẹ… có thể dẫn tới phản xạ có điều kiện ở thai nhi, kích thích tính tích cực hoạt động của thai nhi. Đây không chỉ là cách “giao lưu” mật thiết giữa mẹ và con, mà còn có lợi cho sự phát triển trí lực và tình cảm của thai nhi, hơn nữa, sau khi sinh ra, động tác của trẻ nhanh nhẹn, biết đi tương đối sớm và vững. Ngòai ra, phụ nữ mang thai cần duy trì tâm tư vui vẻ và trạng thái tình cảm tích cực, tránh những trạng thái như: lo nghĩ sốt ruột, căng thẳng làm ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Bố mẹ hãy nuôi dưỡng thai nhi bằng tình cảm yêu thương chân thành nhất của mình. Hát cho thai nhi nghe, trò chuyện cùng thai bằng giọng điệu thân thiện, ấp áp tràn đầy cảm xúc yêu thương.

Cẩn thận với những xúc cảm tiêu cực của thai phụ
Tất cả những cú sốc về mặt tâm lý, những căng thẳng về mặt tinh thần hoặc những buồn đau quá mức của người mẹ trong thời gian đang mang thai đều có thể tác động đến thai nhi. Về mặt sinh lý, sự biến đổi về tâm lý khác thường của phụ nữ mang thai sẽ dẫn đến tình trạng chất adrenosterol tăng lên rõ rệt. Sự phân tiết kích tố đã ảnh hưởng đến sự phân hóa và sự liên hợp những tế bào trong các tổ chức phôi thai, đo đó dẫn tới làm cho các kết cấu của thai nhi khác thường và gây nên những khuyết tật về sinh lý.

Những thai phụ có thái độ tiêu cực đối với việc sinh đẻ, xem đây là chuyện miễn cưỡng thì tỷ lệ số người sảy thai hoặc đẻ non rất cao, đứa trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân và thường hay quấy khóc thất thường. Cũng vậy, những mẹ có những mâu thuẫn dằn vặt như vừa thích trẻ nhỏ nhưng lại không muốn có con thì những đứa trẻ để ra đa số là có bệnh ở ruột và dạ dày. Những thai phụ lạnh lùng, đạm bạc, cay nghiệt do những nguyên nhân nào đó, họ không muốn có con thì những đứa trẻ sinh ra phần lớn có tính nết lạnh lùng, tinh thần không ổn định, tình cảm lúc nào cũng nhạt nhẽo. Đáng ngại hơn, những bé sinh ra trong tình trạng người mẹ quá lo lắng, buồn phiền hoặc quá bực tức, căm giận… thường bị các dị dạng bẩm sinh như nhẹ cân, trí lực kém, không phát triển tốt, sứt môi, hở hàm ếch.

Làm mẹ là thiên chức của phụ nữ và em bé đựơc sinh ra như những thiên thần góp phần làm trọn vẹn thêm thiên chức ấy. Chúc cho bạn và bé yêu luôn khỏe mạnh và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống tươi đẹp vốn ẩn chứa nhiều điều thú vị này.

Tham khảo thêm: bệnh edward gây ra những nguy cơ gì cho thai

No comments:

Post a Comment