Monday, June 21, 2021

Bầu nên tránh hiến máu và làm 7 điều này để thai an toàn

 Khi mang thai, mẹ rất dễ rơi vào tình trạng thiếu máu. Lúc này, toàn bộ lượng máu trong cơ thể sẽ được huy động để nuôi dưỡng thai nhi. Đó cũng chính là lý do mà các mẹ bầu bị từ chối nếu có ý định hiến máu. cùng nipt gentis tìm hiểu ngay nhé !

Mẹ bầu nên tránh hiến máu và làm 7 điều này để thai an toàn

Mẹ bầu cần tránh rất nhiều thứ trong suốt thai kỳ của mình. Ví dụ như hiến máu.

Mặc dù hiến máu là việc nên làm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng nhưng theo các chuyên gia sản phụ khoa, mẹ bầu cần tránh hành động có ý nghĩa nhân đạo ấy. Lý do là mẹ cần dành tất cả lượng máu trong cơ thể hiện tại cho bản thân và thai nhi.

Chuẩn bị mang thai có nên hiến máu?

Trên thực tế, 50% phụ nữ sẽ trải qua tình trạng thiếu máu khi mang thai. Lượng hồng cầu sẽ giảm do thiếu sắt. Vì vậy, mẹ bầu không phải là ứng viên tốt để hiến máu.

Hiến máu là lấy đi một lượng không nhỏ máu trong cơ thể, nhiều hơn cả một chu kỳ kinh nguyệt, do đó nếu cơ thể khỏe mạnh thì lượng máu mất này không gây ra ảnh hưởng gì cả, cơ thể có thể tự bù trừ được.

Tuy nhiên, trên một cơ thể đang yếu, đang thiếu máu thì ngược lại, cùng một lượng máu mất trên có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như tụt huyết áp, choáng, ngất, té ngã hoặc làm nặng thêm tình trạng thiếu máu vốn có và máu của những người thiếu máu cũng không đủ “chất lượng”.

Có bầu hiến máu được không? Những mẹ bầu thiếu máu có thể dẫn đến thai nhi chậm phát triển hoặc sinh con nhẹ cân.

Thêm vào đó, các nguyên tắc của đơn vị nhận máu nhân đạo cũng không cho phép các mẹ bầu hiến máu. Một minh chứng cụ thể là tại Trung tâm Huyết học và Truyền máu của Mỹ, “mang thai” nằm trong danh sách “những lý do để trì hoãn hiến máu”.

Vậy chuẩn bị mang thai có nên hiến máu? Theo các chuyên gia y tế, mẹ bầu cần tránh hiến máu. Ít nhất bạn phải chờ khoảng 6 tuần sau khi sinh con mới có thể hiến máu.

Không biết có bầu hiến máu được không?

Tuy không được khuyến khích, mẹ bầu cũng không cần quá hốt hoảng khi lỡ cho máu trong những tuần đầu của thai kỳ. Trừ trường hợp thiếu máu nghiêm trọng (huyết sắc tố nhỏ hơn 6 gam/100ml máu), nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi thường không cao.

Nếu mẹ còn thắc mắc không biết có thai có đi hiến máu được không thì tình trạng thiếu máu nhẹ của các mẹ bầu sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, ngay khi phát hiện ra, mẹ cần đi khám để xem xét tình trạng thiếu máu của mình có nghiêm trọng hay không. Vì mang thai sẽ làm cho thiếu máu nặng thêm, ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu.

Các dạng thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu hồng cầu non có thể điều chỉnh thông qua bổ sung kịp thời chất sắt và vitamin và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

7 thói quen xấu mẹ bầu cần tránh sau khi ăn

Dưới đây là 7 thói quen sau bữa ăn tổn hại cho thai kỳ mẹ cần xem và tránh ngay nhé!

1. Ăn trái cây ngay sau bữa ăn

Nhiều mẹ bầu có thói quen ăn trái cây tráng miệng sau bữa cơm, thậm chí có người còn nghĩ ăn trái cây sau bữa ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Điều này thật không khoa học chút nào đâu nhé!

Thức ăn trong dạ dày cần 1 đến 2 tiếng mới tiêu hóa hết toàn bộ. Nếu bạn nạp thêm một lượng trái cây nữa sau khi khi ăn xong bữa chính có thể gây ra tình trạng “quá tải” cho dạ dày, làm chậm lại quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Thức ăn tồn đọng trong dạ dày trong một thời gian dài sẽ gây đầy hơi, táo bón và một số bệnh về đường tiêu hóa khác. Nếu mẹ bầu giữ thói quen này liên tục trong một thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất nên ăn trái cây sau bữa cơm 2-3 tiếng hoặc trước bữa ăn 1 tiếng, mẹ nhé! xét nghiệm double test có cần nhịn ăn không ?

2. Không nên tắm ngay lập tức

Sau khi ăn, dạ dày cần một lượng máu lớn để phục vụ cho hệ tiêu hóa hoạt động. Nếu bạn đi tắm lúc này, các mạch máu ngoài da sẽ bị kích thích khiến máu lưu thông mạnh mẽ hơn khiến lượng máu cần cung cấp cho hệ tiêu hóa giảm đi, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của cơ thể.

Do đó, sau khi ăn xong, mẹ bầu cần tránh đi tắm ngay lập tức. Nếu muốn, bạn có thể nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi mới tắm. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên tắm khi đang đói, vì có khả năng bạn sẽ ngất xỉu ngay trong nhà tắm luôn đấy!

3. Không nên đọc sách

Nhiều người có thói quen đọc sách sau khi ăn. Nhưng cũng giống như tắm, đọc sách hay suy nghĩ sau khi ăn sẽ làm máu dồn về não và làm giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày. Vì vậy, nếu bạn đang có thói quen này thì mẹ bầu cần tránh ngay đi nhé!

4. Uống trà

Với suy nghĩ uống trà sau khi ăn sẽ giúp khoang miệng sạch sẽ và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa nên nhiều mẹ có thói quen uống trà sau khi ăn. Mẹ bầu cần tránh thói quen này nhé!

Thực tế, uống trà sau khi ăn sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa, đồng thời axit tannic trong lá trà khi kết hợp với protein trong thức ăn sẽ tạo thành chất kết tủa gây khó tiêu, đầy bụng. Quan trọng nhất, lá trà có thể gây cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

5. Không nên tập thể dục mạnh

Khi vận động, lượng máu trong cơ thể sẽ phải vận chuyển một lượng lớn đến các cơ. Vì vậy, nếu bạn vận động ngay sau khi ăn sẽ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động kém đi, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thức ăn của cơ thể.

Hơn nữa, nếu bạn tập thể dục sau khi ăn, lượng thức ăn còn tồn đọng trong dạ dày có thể khiến mẹ bị nôn mửa và đau bụng.Vì vậy, sau khi ăn, mẹ nên nghỉ ngơi khoảng nửa tiếng rồi mới nên có những hoạt động nhẹ nhàng.

Nếu muốn đi bộ thì mẹ nên chờ khoảng 1 tiếng sau khi ăn. Còn những hoạt động có cường độ vận động mạnh hơn thì mẹ bầu cần tránh và chờ 2 tiếng sau khi ăn.

6. Đánh răng

Đánh răng ngay sau khi ăn sẽ làm men răng bị tổn thương và làm ảnh hưởng đến chất lượng của răng. Sau khi ăn xong, mẹ chỉ nên súc miệng và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám trên răng.

7. Ngủ

“Căng da bụng, chùng da mắt” là thói quen của nhiều người, đặc biệt phụ nữ mang thai lại là những người buồn ngủ nhiều hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, ngủ sau khi ăn có thể khiến não rơi vào trạng thái ức chế, kéo theo sự “đình công” của các bộ phận, trong đó có cả hệ tiêu hóa. Mẹ chỉ nên nghỉ ngơi sau khi ăn chứ tuyệt đối đừng ngủ ngay luôn nhé!

Trên đây là những vấn đề mẹ bầu cần tránh trong suốt thai kỳ. Chị em nhớ kỹ đừng quên nhé!

Tham khảo thêm: bệnh edward có nguy hại thế nào đến thai nhi

No comments:

Post a Comment