Tuesday, June 29, 2021

Lá dâu tằm rất tốt nhưng có an toàn với bà bầu không ?

 Tác dụng của lá dâu tằm với sức khỏe tuyệt vời đến mức có thể khiến bạn ngỡ ngàng. Ví dụ như tốt cho tim, hạ huyết áp, giảm viêm, đẹp da… Nhưng loại lá này có an toàn cho bà bầu không?

Từ ngàn xưa, hình ảnh cây dâu tằm đã quá đỗi thân thuộc trong đời sống của người Việt. Nói đến tác dụng của lá dâu tằm là người ta nghĩ ngay đến nghề nuôi tằm, dệt vải truyền thống. 

Song cũng chính vì thế mà các tác dụng tốt khác của loại cây này đã không được nhiều người chú ý đến. Thực tế, rất ít người biết rằng ngoài làm thức ăn tuyệt vời cho loài sâu biết nhả tơ giúp ích cho đời thì lá dâu tằm còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Song với bà bầu, lá dâu tằm có thật sự an toàn để sử dụng không?

Hãy cùng nipt gentis khám phá tác dụng của lá dâu tằm đối với sức khỏe nói chung và bà bầu nói riêng ngay sau đây nhé.

Lá dâu tằm rất tốt nhưng có an toàn với bà bầu ?

Lá dâu tằm rất giàu dinh dưỡng

Dâu tằm thuộc họ thực vật moraceae và có nhiều loại, nhưng phổ biến nhất là loại dâu đen, dâu đỏ và dâu xanh. 

Loại cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Trong số đó có Hoa Kỳ, châu Âu, châu Á và châu Phi.

Lá dâu tằm chứa các hợp chất thực vật mạnh mẽ, ví dụ như chất chống oxy hóa polyphenol, vitamin C. Ngoài ra, loại lá này cũng rất giàu khoáng chất như kẽm, canxi, sắt, kali, phốt pho và magiê. 

Tác dụng của lá dâu tằm trong đời sống

Lá dâu được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực ẩm thực, dược liệu và công nghiệp trên thế giới.

Lá và các bộ phận khác của cây có nhựa (mủ) màu trắng đục. Theo nghiên cứu, tính độc nhẹ của nhựa dâu có thể gây đau dạ dày hoặc kích ứng dasong không đáng kể. 

Thực tế, nhiều người cho biếtăn lá dâu rất ngon miệng, tốt cho sức khỏe và không gặp phải tác dụng phụ. 

  • Ở nhiều quốc gia châu Á, lá dâu tằm được dùng để làm rượu hoặc trà thảo dược. Một số nơi dùng lá non như một loại rau để ăn thường ngày. 
  • Lá dâu còn được dùng để nuôi tằm phục vụ cho mục đích lấy tơ dệt vải. Đây là một nghề thủ công truyền thống có từ ngàn đời ở nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam. 
  • Một số nơi, người dân dùng lá dâu tằm để làm thức ăn cho gia súc.
  • Ngoài ra, lá dâu cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian hoặc bài thuốc Đông y của Trung Quốc.

Tác dụng của lá dâu tằm với sức khỏe 

1. Hạ đường huyết và insulin

Lá dâu tằm chứa nhiều hợp chất có thể chống lại bệnh tiểu đường. Trong số đó có deoxynojirimycin (DNJ) giúp ngăn chặn sự hấp thụ carbs ở ruột. 

Ngoài ra, loại lá này còn chứa hormone có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm nồng độ insulin. 

Nghiên cứu ở 37 người trưởng thành ăn maltodextrin. Đây là một loại tinh bột giúp lượng đường trong máu tăng nhanh. Sau khi ăn, nhóm người này tiếp tục được dùng chiết xuất lá dâu tằm chứa 5% DNJ. 

Kết quả cho thấynhững người dùng 250-500mg chiết xuất lá dâu tằm, có mức tăng đường huyết và insulin thấp hơn đáng kể so với nhóm giả dược. 

Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Các bệnh nhân uống 1.000mg chiết xuất lá dâu với liều lượng 3 lần/ngày trong bữa ăn. Kết quả là người bệnh đã giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn so với nhóm dùng giả dược.  xét nghiệm hpv là làm gì ?

2. Có thể tăng cường sức khỏe tim mạch 

Nghiên cứu cho thấychiết xuất từ ​​lá dâu tằm có thể cải thiện sức khỏe của tim. Nguyên nhân là do các hợp chất trong loại lá này có khả năng giảm mức cholesterol, huyết áp, giảm viêm và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. 

Nghiên cứu ở 23 người bị cholesterol cao, khi dùng 280mg chất bổ sung có chiết xuất từ lá dâu tằm với liều lượng 3 lần/ngày. Sau 12 tuần, cholesterol LDL (có hại) đã giảm 5,6%, còn cholesterol HDL (có lợi) đã tăng 19,7% ở tất cả các bệnh nhân. 

3. Có thể giảm viêm 

Lá dâu chứa nhiều hợp chất chống viêm, bao gồm cả chất chống oxy hóa flavonoid. 

Nghiên cứu chỉ ra rằng lá dâu tằm có thể chống viêm và stress oxy hóa. Hai yếu tố này đều có liên quan đến các bệnh mãn tính. 

Một nghiên cứu ống nghiệm trên các tế bào bạch cầu của người cũng tiết lộtrà và chiết xuất từ ​​lá dâu giúp giảm protein gây viêm. Đồng thời, hai sản phẩm này cũng có thể làm giảm tổn thương DNA do stress oxy hóa.

4. Lợi ích sức khỏe tiềm năng khác

  • Chống ung thư: Một số nghiên cứu trong ống nghiệm nhận thấy, lá dâu có thể chống lại các tế bào ung thư cổ tử cung.
  • Sức khỏe gan: Các nghiên cứu cũng chỉ rachiết xuất từ lá dâu tằm có thể bảo vệ các tế bào gan khỏi bị viêm và ung thư.
  • Giảm cân: Nghiên cứu cũng cho biết, các hợp chất trong lá dâu có thể giúp đốt cháy chất béo. Từ đó, loại lá này có thể thúc đẩy giảm cân.
  • Làm đều màu da: Các nhà khoa học phát hiện ralá dâu tằm có thể ngăn ngừa sự tăng sắc tố hoặc các mảng da tối màu, giúp da đều màu hơn.  

Bà bầu có nên dùng lá dâu tằm không?

Mặc dù lá dâu tằm được chứng minh phần lớn là an toàn, song vẫn có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người có cơ địa nhạy cảm, ví dụ như phụ nữ mang thai. 

Một số người dùng thực phẩm bổ sung có chiết xuất từ lá dâu tằm báo cáo tác dụng phụ gặp phải như sau:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Đầy hơi
  • Táo bón 

Ngoài bà bầu, thì những nhóm người này cũng nên thận trọng khi dùng lá dâu tằm hoặc các chiết xuất từ lá dâu tằm.

  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh
  • Phụ nữ cho con bú

Tác dụng của lá dâu tằm đối với sức khỏe từ lâu đã được ghi nhận trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, đối với những người có tiền sử bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai, trẻ em và phụ nữ cho con bú, người có cơ địa nhạy cảm, mắc bệnh dị ứng thì nên thận trọng khi dùng lá dâu tằm nhé.

Tham khảo thêm: Địa chỉ làm xét nghiệm thalassemia tại đà nẵng 

Monday, June 28, 2021

Cách chữa đầy bụng cho bà bầu bằng lá trầu không

 Chữa đầy bụng cho bà bầu bằng lá trầu không là cách mà các mẹ Việt đã làm từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, phương pháp này có an toàn và hiệu quả hay không, xin mời chị em hãy cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Chữa đầy bụng cho mẹ bầu bằng lá trầu không

Trầu không có tên khoa học là piper betle L., chứa rất nhiều tinh dầu có lợi cho sức khỏe con người. Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 100g lá trầu không thì có tới 2,4% tinh dầu. 

Trầu không chứa các hoạt tính kháng sinh tự nhiên mạnh nên có thể ngăn ngừa được nhiều loại vi khuẩn và nấm. Trên thực tế, loại lá này cũng có mặt trong thành phần của rất nhiều loại dược phẩm và mỹ phẩm đặc trị các triệu chứng do nấm và vi khuẩn gây ra. 

Bên cạnh đó, trầu không còn giúp điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa như chứng khó tiêu, táo bón, kích thích ăn ngon và đầy hơi.

Cách chữa đầy bụng cho bà bầu bằng lá trầu không

Lúc mang thai, cơ thể của bà bầu hay bị nóng trong, cộng với sự mất ổn định nồng độ pH dạ dày nên dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, ứ hơi, ợ nóng.

Bạn có thể dùng lá trầu không để điều trị chứng tiêu hóa khó chịu này trong lúc phải hạn chế dùng thuốc Tây. Nguyên nhân là các hợp chất trong lá trầu không có thể kiểm soát nồng độ pH của dạ dày, từ đó giúp làm dịu tình trạng đầy hơi. 

Cách dùng: 

Bạn lấy một nắm lá trầu, rửa sạch rồi nấu nước để uống trước bữa ăn hàng ngày. Các hợp chất của lá trầu sẽ bao phủ lấy dạ dày, giúp kiểm soát lượng axit và kích thích tiêu hóa.

Cách chữa các chứng bệnh về tiêu hóa thường gặp khác ở bà bầu bằng lá trầu không

Bên cạnh chữa triệu chứng đầy hơi, bà bầu còn có thể dùng lá trầu không để chữa các chứng bệnh về tiêu hóa thường gặp khác như:

1. Cách chữa triệu chứng khó tiêu bằng lá trầu không 

Theo nghiên cứu, lá trầu không có thể cải thiện khả năng chuyển hóa các chất trong cơ thể và kích thích sự tuần hoàn của ruột. Nhờ đó, bộ phận này hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn.

Ngoài ra, một số chất trong loại lá này cũng tạo ra sự kích thích đối với cơ vòng, từ đó giúp bộ phận này hoạt động hiệu quả hơn để loại bỏ các chất thải trong ruột. 

Cách dùng: 

Bạn hái vài lá trầu không rồi rửa sạch, vò nát, sau đó thoa lên bụng. Hoặc bạn có thể nhai nuốt lá trầu để giúp tiêu hóa tốt hơn.

2. Cách chữa táo bón bằng lá trầu không 

Lá trầu không chứa các hợp chất chống oxy hóa có thể giúp khôi phục mức pH trong dạ dày. Đây cũng chính là lý do vì sao loại lá này lại có thể đẩy lùi chứng táo bón thường gặp ở các bà bầu.

Cách dùng:

Bạn lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch rồi thái nhỏ. Sau đó, bạn thả lá trầu vào cốc nước ấm để qua đêm. Sáng hôm saukhi tỉnh dậybạn hãy uống nước này trước khi ăn sáng. Hoặc bạn có thể nhai nuốt lá trầu lúc đói như cách chữa táo bón ở trên.  xét nghiệm hpv là làm gì ?

3. Cách kích thích ăn ngon bằng lá trầu không

Mức pH trong dạ dày không ổn định sẽ khiến bạn cảm thấy chán ăn. Tình trạng này hay xảy ra ở bà bầu, nhất là giai đoạn ốm nghén. Bạn có thể dùng lá trầu không để cải thiện tình trạng này mà không sợ làm ảnh hưởng đến thai nhi. 

Cách dùng:

Bạn có thể dùng một nắm lá trầu không nấu nước để uống. Những bà bầu có cơ địa nhạy cảm nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cách này nhé. 

Cách chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không 

Ngoài chữa các chứng bệnh về tiêu hóa, lá trầu không còn có thể điều trị những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ như viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung. 

1. Cách 1: Rửa vùng kín 

Bạn lấy 10 lá trầu không loại tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun với 2 lít nước và một nhúm muối hạt chừng 10 phút thì đổ ra chậu. Bạn đợi nước nguội thì dùng để rửa vùng kín. 

Mỗi tốibạn thực hiện một lần cho đến khi tình trạng viêm khỏi hẳn.

2. Cách 2: Rửa và xông vùng kín  

Bạn lấy một nắm lá trầu tươi, rửa sạch, vò nát rồi nấu với 2 lít nước. Khi nước sôi, bạn tắt bếp, đổ nước ra chậu vệ sinh nhỏ. Sau khi đã rửa sạch vùng kín, bạn hãy dùng nước lá trầu để xông bộ phận này. 

Trong lúc xông, bạn nên cẩn thận kẻo bị bỏng nhé. Mỗi ngàybạn xông một lần, mỗi lần khoảng 5 phút để tiêu diệt nấm và vi khuẩn.

Cách làm này đặc biệt tốt cho chị em sau sinh, vùng kín dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. 

Cách chữa đầy bụng cho bà bầu bằng lá trầu không rất đơn giản. Vì vậybạn có thể áp dụng để tránh phải dùng thuốc Tây. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá trầu không để điều trị các chứng bệnh thường gặp khác ở bà bầu và phụ nữ sau sinh mà trung tâm xét nghiệm gentis đã chia sẻ trong bài viết này nhé. 

Sunday, June 27, 2021

Bật mí năm cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu tẩm bổ

 Bí đỏ giúp trí não thai nhi phát triển, mẹ bầu không bị thiếu máu, giảm phù nề, ngừa táo bón... Vì thế hãy học cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu tẩm bổ nhé. cùng xét nghiệm nipt gentis tìm hiểu ngay thôi !

5 Cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu tẩm bổ

Bí đỏ cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể con người. Ngoài giúp bà bầu ngăn ngừa táo bón, giảm tình trạng thiếu máu, bí đỏ còn tác động rất nhiều vào sự phát triển trí não của thai nhi. Không chỉ vậy, hạt bí cũng giàu kẽm, giúp ngừa tiểu đường và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Chị em nhanh học cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu vừa đơn giản vừa ngon miệng nhé.

Cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu với thịt bằm

Nguyên liệu

– Bí đỏ 200g (có thể gia giảm tùy sở thích và số người ăn)
– Thịt nạc heo 100g
– Gạo ngon 1 bát (chén)
– Hành lá
– Củ hành tím
– Muối, tiêu, bột ngọt

Cách nấu cháo bí đỏ thịt bằm cho bà bầu

– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng nhỏ. Gạo vo sạch, vớt ra để ráo. Thịt heo rửa với chút muối hột cho sạch, băm nhỏ hoặc cho vào máy xay thịt cho nhanh.

– Cho gạo và bí đỏ vào nồi, thêm nước vừa đủ, cho chút muối vào rồi đun sôi với lửa lớn. Trong quá trình nấu nhớ vớt bọt. Sau đó cho củ hành tím đập giập vào nồi và giảm lửa Tiếp tục nấu cho cháo nhừ.

– Thịt băm cho vào chén, ướp với muối, tiêu xay, bột ngọt, trộn đều cho thấm gia vị.

– Khi cháo và bí đỏ đã chín nhừ thì cho thịt băm vào, dùng muôi khuấy cho hỗn hợp cháo, thịt và bí hòa đều vào nhau.

– Nêm lại gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp. Múc cháo ra tô, rắc thêm tiêu xay và hành lá cắt nhỏ lên trên để tăng thêm hương vị và bắt mắt hơn. 

Cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu rất đơn giản phải không mẹ?

Cách nấu cháo bí đỏ đậu xanh cho bà bầu

Nguyên liệu

– Bí đỏ 300g
– Đậu xanh nguyên vỏ 100g
– Gạo ngon 1 bát
– Đường, muối.

Cách nấu cháo bí đỏ đậu xanh cho bà bầu

– Đậu xanh khuyến khích chọn loại nguyên hạt vì loại cà sẵn thường khi nấu nhừ sẽ bị nát ăn không ngon. Cho nước sạch vào thau đậu, nhặt hạt lép, sạn và các chất tạp lẫn trong đậu, đãi sạch sau đó vớt ra để ráo nước.

– Chú ý đậu xanh nên để cả vỏ khi nấu cháo bạn nhé. Trong vỏ đậu xanh có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là mẹ bầu ăn đậu xanh nguyên vỏ vẫn an toàn và thanh nhiệt rất tốt.

– Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt từng miếng nhỏ rồi rửa sạch. Mẹ bầu nhớ chọn bí già để tăng hương vị ngọt và bùi cho món cháo.

– Gạo vo sạch, để ráo nước.

– Bắc nồi lên bếp, cho gạo, đậu xanh và bí đỏ vào, thêm nước lọc vừa đủ để nấu cháo rồi ninh cho các nguyên liệu chín mềm. Mẹ nhớ vớt bọt để nồi cháo được đẹp mắt và thơm ngon hơn.

– Nêm đường và các gia vị khác sao cho vừa miệng tùy sở thích mỗi người. Tuy nhiên bà bầu nên chế biến thanh đạm một chút để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, các dưỡng chất cũng dễ dàng hấp thu hơn.

– Múc cháo ra tô, ăn nóng và có thể kèm một số loại rau sống để tăng cường chất xơ và giúp mẹ đỡ ngán.

Vậy là mẹ đã thực hiện xong cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu rồi đấy.

Cách nấu cháo thịt bò bí đỏ cho bà bầu

Nguyên liệu

– Gạo ngon 1 bát
– Thịt nạc bò 100g
– Bí đỏ 50g
– Bắp non 30g
– Cà rốt 1 củ nhỏ
– Súp lơ 30g
– Phô mai 1 viên
– Các gia vị cần thiết

Cách nấu cháo thịt bò bí đỏ cho bà bầu

– Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng nhỏ, rửa sạch và để ráo. Cà rốt và súp lơ cũng sơ chế tương tự. Gạo vo sạch, để ráo nước. Cho 3 loại củ vào máy xay xay nhuyễn.

– Thịt bò rửa sạch với ít muối hột, cắt miếng nhỏ cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó ướp gia vị gồm dầu ăn, hạt nêm, trộn đều và để yên cho thấm gia vị.

– Cho gạo và nước lọc vào nồi, nấu cho cháo chín nhừ. Tiếp theo cho thịt bò xay vào khuấy cho thịt tan đều ra, nấu thêm 15 phút lại cho phần rau củ xay vào. Cuối cùng cho viên phô mai vào khuấy cho tan. Nêm lại gia vị, nấu sôi lần nữa thì tắt bếp. xét nghiệm hpv là làm gì ?

– Múc cháo ra tô, rắc ít tiêu xay lên trên và dùng nóng.

Cách nấu cháo cá hồi bí đỏ cho bà bầu

Nguyên liệu

– Gạo ngon 1 chén
– Cá hồi 200g
– Bí đỏ 100g
– Hành lá, gừng tươi và các gia vị khác

Cách nấu cháo cá hồi bí đỏ cho bà bầu

– Gạo vo sạch, để ráo nước. Cá hồi có thể rửa với muối và dùng lá chuối chà xát cho bớt tanh. Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng nhỏ và rửa sạch.

– Bắc nồi lên bếp, cho nước vào cùng với vài lát gừng tươi đập giập, cho cá hồi vào luộc sơ qua rồi vớt ra tô.

– Cho gạo và bí đỏ vào nồi nước luộc cá để nấu cháo. Trong khi chờ cháo chín nhừ, bạn bắt chảo phi thơm hành lá rồi cho cá hồi vào xào đều tay cho thịt tơi ra. Nêm gia vị cho vừa ăn.

– Cho phần cá hồi đã thấm gia vị vào nồi cháo, khuấy đều và nấu thêm chút nữa cho sôi. Vớt bọt, nêm lại cho vừa khẩu vị thì tắt bếp.

– Múc cháo ra tô, rắc ít tiêu xay và hành lá cắt nhỏ lên trên, dùng nóng.

Cách nấu cháo tôm bí đỏ cho bà bầu

Nguyên liệu

– Gạo ngon 1 chén
– Bí đỏ 200g
– Tôm tươi 150g
– Hành lá và các gia vị

Cách nấu cháo tôm bí đỏ cho bà bầu

– Cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu: Gạo vo sạch, để ráo. Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng nhỏ và rửa sạch. Tôm lột vỏ, lấy phần chỉ đen ở sống lưng, có thể cho vào máy xay nhuyễn hoặc cắt hạt lựu tùy thích.

– Bắc nồi lên bếp, cho gạo và bí đỏ cùng với nước lọc vừa đủ vào nấu cháo cho chín nhừ.

– Tôm ướp gia vị để yên 15 phút cho thấm, khi cháo đã mềm thì cho tôm vào khuấy đều cho tôm hòa lẫn vào cháo. Nêm lại gia vị vừa ăn thì tắt bếp.

– Múc cháo ra tô, rắc tiêu xay và hành lá lên trên, dùng nóng.

Trên đây là 5 cách nấu cháo bí đỏ cho bà bầu, bạn hãy tham khảo để thêm vào thực đơn của mình nhé. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh.

Đọc thêm: xét nghiệm thalassemia tại đà nẵng uy tín chất lượng

Friday, June 25, 2021

Cách mẹ bầu hiểu cảm xúc của con từ trong bụng

 Từ tuần tuổi thứ 3 - 4, cảm ứng thuộc ống thần kinh dẫn đến sự hình thành của não bộ và tuỷ sống đã bắt đầu diễn ra. mẹ hãy cùng sàng lọc trước sinh gentis hiểu cảm xúc của con từ trong bụng mẹ nhé !

Cách mẹ bầu hiểu cảm xúc của con

Vị giác: Vào tháng thứ 4, cơ quan nếm mùi vị trên lưỡi thai nhi đã phát triển hoàn toàn và đến tháng thứ 7 thì đã có thể thông với bên ngoài. Khi gặp vị ngọt, thai nhi sẽ nuốt nhanh hơn và phản ứng lại ngay khi gặp vị đắng. Khi mang thai, mẹ nên ăn những thức ăn đậm đà hương vị, thơm ngon, nóng sốt để phần nào cũng tác động tới vị giác của bé, tuyệt đối không ăn những thức ăn ôi thiu, đồ cay ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Nếu bạn thuộc típ người thích ăn cay, bạn vẫn có thể cho một ít vị cay vào khẩu phần ăn để món ăn đậm đà hơn.

Khứu giác: Từ 11 đến 15 tuần tuổi, mũi của thai nhi mới hình thành. Trước giờ, các nhà khoa học vẫn không tin bào thai có phát triển khứu giác, vì cho rằng để ngửi phải cần có không khí và hơi thở. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới nhất, hệ thống mũi bao gồm ít nhất bốn hệ thống phụ, và nước ối xung quanh bào thai có thể tràn qua khoang miệng và mũi của bé làm cho bé ngửi được những mùi vị có trong nước ối. Do đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình, mẹ nên thay đổi khẩu vị thường xuyên để làm thay đổi mùi vị nước ối và từ đó cũng có thể giúp phát triển khứu giác của bé yêu.

Thính giác: Âm nhạc từ lâu đã được mệnh danh là ngôn ngữ chung của toàn nhân loại có thể đi xuyên qua bất kỳ biên giới nào. Do đó, “ngôn ngữ thần kỳ” này cũng dễ dàng đi xuyên qua bụng mẹ để đến với đôi tai của thai nhi đang mở to tò mò về những thanh âm sống động bên ngoài. Những âm thanh du dương, trầm bổng và cảm động đều có thể khiến tâm lý của mẹ thoải mái, mang lại cảm giác yên bình cho thai nhi. Âm nhạc có tác động rất tích cực đến sự phát triển não của bé. Cơ chế thần kinh học cho rằng, âm nhạc lành mạnh có thể kích thích việc bài tiết một số loại men và axetin cholin ở mẹ giúp điều tiết lượng máu của mẹ và thúc đẩy tế bào thần kinh hưng phấn. Từ đó tăng cường cung cấp máu tới cuống rốn, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Ngoài việc cho bé nghe âm nhạc một cách thụ động, mẹ cũng có thể chủ động “thủ thỉ tâm tình” với bé yêu bởi vì lời nói có thể kích thích sự phát triển tích cực của não thai nhi.

Thị giác: Từ 4 tháng tuổi, thai nhi đã rất mẫn cảm với ánh sáng. Để phát triển thị giác cho bé, mẹ có thể áp dụng các biện pháp tắm nắng ở những nơi không khí trong lành, thoáng mát. Mẹ nằm trên thảm hoặc ghế tựa lưng, phơi bụng bầu khoảng 15 – 20 phút vào lúc chiều tối hoặc sáng sớm khi ánh nắng đã dịu nhẹ. Lưu ý không để ánh sáng chói (như ánh đèn sân khấu hoặc ánh nắng lúc trưa gắt) chiếu thẳng vào bụng bầu có thể làm tổn thương giác mạc mong manh của bé. xét nghiệm double test bao nhiêu tiền ?

Xúc giác: Cùng với tiết tấu âm nhạc, những cử chỉ của người mẹ qua thành bụng truyền tới thai nhi như: xoa hay vỗ tay rất nhẹ… có thể dẫn tới phản xạ có điều kiện ở thai nhi, kích thích tính tích cực hoạt động của thai nhi. Đây không chỉ là cách “giao lưu” mật thiết giữa mẹ và con, mà còn có lợi cho sự phát triển trí lực và tình cảm của thai nhi, hơn nữa, sau khi sinh ra, động tác của trẻ nhanh nhẹn, biết đi tương đối sớm và vững. Ngòai ra, phụ nữ mang thai cần duy trì tâm tư vui vẻ và trạng thái tình cảm tích cực, tránh những trạng thái như: lo nghĩ sốt ruột, căng thẳng làm ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Bố mẹ hãy nuôi dưỡng thai nhi bằng tình cảm yêu thương chân thành nhất của mình. Hát cho thai nhi nghe, trò chuyện cùng thai bằng giọng điệu thân thiện, ấp áp tràn đầy cảm xúc yêu thương.

Cẩn thận với những xúc cảm tiêu cực của thai phụ
Tất cả những cú sốc về mặt tâm lý, những căng thẳng về mặt tinh thần hoặc những buồn đau quá mức của người mẹ trong thời gian đang mang thai đều có thể tác động đến thai nhi. Về mặt sinh lý, sự biến đổi về tâm lý khác thường của phụ nữ mang thai sẽ dẫn đến tình trạng chất adrenosterol tăng lên rõ rệt. Sự phân tiết kích tố đã ảnh hưởng đến sự phân hóa và sự liên hợp những tế bào trong các tổ chức phôi thai, đo đó dẫn tới làm cho các kết cấu của thai nhi khác thường và gây nên những khuyết tật về sinh lý.

Những thai phụ có thái độ tiêu cực đối với việc sinh đẻ, xem đây là chuyện miễn cưỡng thì tỷ lệ số người sảy thai hoặc đẻ non rất cao, đứa trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân và thường hay quấy khóc thất thường. Cũng vậy, những mẹ có những mâu thuẫn dằn vặt như vừa thích trẻ nhỏ nhưng lại không muốn có con thì những đứa trẻ để ra đa số là có bệnh ở ruột và dạ dày. Những thai phụ lạnh lùng, đạm bạc, cay nghiệt do những nguyên nhân nào đó, họ không muốn có con thì những đứa trẻ sinh ra phần lớn có tính nết lạnh lùng, tinh thần không ổn định, tình cảm lúc nào cũng nhạt nhẽo. Đáng ngại hơn, những bé sinh ra trong tình trạng người mẹ quá lo lắng, buồn phiền hoặc quá bực tức, căm giận… thường bị các dị dạng bẩm sinh như nhẹ cân, trí lực kém, không phát triển tốt, sứt môi, hở hàm ếch.

Làm mẹ là thiên chức của phụ nữ và em bé đựơc sinh ra như những thiên thần góp phần làm trọn vẹn thêm thiên chức ấy. Chúc cho bạn và bé yêu luôn khỏe mạnh và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống tươi đẹp vốn ẩn chứa nhiều điều thú vị này.

Tham khảo thêm: bệnh edward gây ra những nguy cơ gì cho thai

Thursday, June 24, 2021

Cách giao tiếp với thai nhi thế nào

 Rất nhiều bà mẹ thắc mắc rằng: “Tôi đang mang thai, chồng tôi và tôi nói chuyện với em bé của chúng tôi rất nhiều. Đôi lúc chúng tôi cảm thấy như bé hiểu được những gì chúng tôi nói với bé. Có phải chỉ là do cảm giác?”

Không hẳn như thế, vì thực ra bào thai cũng phản ứng với những âm thanh bên ngoài. Trong một nghiên cứu, một đứa trẻ sơ sinh có mẹ thường xuyên theo dõi một vở kịch trong khi họ đang mang thai sẽ ngừng khóc khi bài hát chủ đề của chương trình vang lên. Trẻ sơ sinh có mẹ không theo dõi chương trình đã không có phản ứng khi họ nghe thấy tiếng nhạc.

Nhưng tại sao một người trưởng thành lại muốn dành nhiều thời gian để cố gắng giao tiếp với thai nhi trong khi họ có thể làm một cái gì đó khác? Rất đơn giản. Đó là niềm vui. Thêm vào đó, nó có thể có thể giúp bạn thiết lập một mối ràng buộc với em bé của bạn ngay cả trước khi bé sinh ra.

Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với chồng bạn. Rất nhiều ông bố ghen tỵ với sự kết nối nhanh chóng giữa con của họ với các bà mẹ. Nhưng một phần lợi ích khác của sự kết nối đó là sức mạnh từ giọng nói của người mẹ mà bé được nghe suốt chín tháng mười ngày. 

Cách giao tiếp với thai nhi đúng cách

Một số nhà nghiên cứu tin rằng giao tiếp trước khi sinh bằng cách trò chuyện, không chỉ bị giới hạn bởi lời nói sẽ kích thích bộ não của trẻ sơ sinh, kích hoạt sự phát triển tế bào thần kinh, giúp bé xử lý thông tin hiệu quả hơn. Nói cách khác, họ tin rằng nó có thể làm cho trẻ thông minh hơn.

Họ cũng chắc rằng các em bé bị  trước khi sinh có xu hướng khóc khi sinh, kéo dài sự chú ý lâu hơn, ngủ tốt hơn, ít có khả năng phát triển khuyết tật trong học tập, và có khiếu về sáng tạo và âm nhạc.

Cũng có rất nhiều bất đồng về ảnh hưởng của việc khích động trẻ trước khi sinh mặc dù không ai nói rằng chúng có tác hại. Vì vậy, nếu bạn đang suy nghĩ có nên thử hay không, đây là một số điều cần xem xét cùng nipt gentis tìm hiểu nào:

Thư giãn: Hãy nhắc chồng bạn rằng bạn cần một chút yên tĩnh trong khi anh ấy giao tiếp với bé. Mặt khác, hãy nhớ rằng một số nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng những bà mẹ có em bé được khích động trước khi sinh thì thời gian đau đẻ ngắn hơn và tỷ lệ sinh mổ ít hơn.

Nói to: Vì vậy, nói chuyện lớn tiếng đủ để một người nào đó trong phòng có thể nghe bạn. Giữ tiến độ thường xuyên. Giữ tiến độ như vậy sẽ giúp bé biết được là chuyện gì sắp xảy ra. Trước khi bắt đầu bạn nên vỗ nhè nhẹ vào bụng để giọng nói có thể đễ dàng đi vào trong bụng mẹ. Không nên làm quá nhiều. 30 phút/1 lần, 2 lần/1 ngày là đủ.

Kết hợp: Sẽ rất tốt nếu bạn nghe một bản nhạc, đọc một bài thơ mỗi ngày nhưng bằng nhiều cách khác nhau. Bạn đừng mong chờ nhiều quá, vì không có gì đảm bảo rằng bất cứ điều gì bạn làm sẽ khích động, vỗ về bé. Nhưng ít nhất, bạn và bé sẽ cảm thấy thoải mái.

Tham khảo thêm: xét nghiệm hpv và địa chỉ khám sàng lọc thai nhi ở đâu chính xác uy tín ?


Wednesday, June 23, 2021

Lá mật gấu có gây sảy thai hay không ?

 Tác dụng của lá mật gấu đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe như giúp hạ sốt, hạ huyết áp, chữa bệnh đau dạ dày… Tuy nhiên bà bầu dùng lá mật gấu có an toàn hay không, mời bạn tìm hiểu ngay sau đây cùng sàng lọc trước sinh gentis nhé. 

Lá mật gấu có gây sảy thai không ?

Cây mật gấu hay còn gọi là cây lá đắng, có nguồn gốc từ châu Phi, từ lâu đời đã được biết đến như một phương thuốc phổ biến có thể giúp điều trị nhiều loại bệnh. Ngoài ra, lá cây này còn được sử dụng rộng rãi để làm rau ăn hàng ngày.

I. Tác dụng của lá mật gấu 

Lá cây mật gấu chữa bệnh gì? Lá mật gấu rất giàu khoáng chất, vitamin, protein và nhiều thành phần khác, nhờ đó có thể mang đến một số tác dụng tốt cho sức khỏe như sau:

1. Hạ sốt 

Lá mật gấu chứa flavonoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Flavonoid hoạt động cùng với andrographolide lactones, glucoside, diterpene trong lá này có thể giúp hạ sốt. 

Ngoài ra, người dân châu Phi còn thường uống một ly nước ép lá mật gấu để điều trị bệnh sốt rét và hạ sốt.

2. Hạ huyết áp

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc nhai lá tươi hoặc uống nước ép lá mật gấu làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Điều này giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

Ngoài ra, lá mật gấu còn chứa kali nên rất tốt cho những người bị huyết áp cao. Kali giúp loại bỏ lượng muối dư thừa trong cơ thể (lượng muối cao là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp), nhờ đó có thể hạ huyết áp.

Tác dụng của lá mật gấu có thể hạ huyết áp

3. Điều trị bệnh về đường tiêu hóa 

Công dụng của cây mật gấu còn có thể được biết đến với việc điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, đau dạ dày, kiết lỵ và nhiều vấn đề khác liên quan đến đường ruột.

Người dân châu Phi và một số nước châu Á thường giã lá mật gấu tươi với muối, sau đó vắt lấy nước để uống 2 lần/ngày giúp điều trị bệnh đường ruột.

4. Cải thiện chức năng trao đổi chất 

Vitamin B1 (thiamine) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid, axit amin và glucose trong cơ thể. 

Lá mật gấu rất giàu vitamin B1, nhờ đó có thể giúp oxy hóa các axit béo khác để tạo ra sự tổng hợp lipid cho cơ thể.

5. Tăng cường sức khỏe của xương và răng 

Vitamin C trong lá mật gấu giúp chống oxy hóa và duy trì hệ xương và răng khỏe mạnh. 

Trong khi đó, vitamin K của loại lá này lại giúp ngăn ngừa sự suy yếu của mô xương, dẫn đến loãng xương.

6. Đánh bại các gốc tự do 

Vitamin E đóng vai trò là chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do gây hại cho cơ thể. 

Lá cây mật gấu cũng chứa hàm lượng vitamin E tương đối dồi dào nên có tác dụng trong việc chống lại các gốc tự do gây bệnh.

7. Lá mật gấu điều trị tiểu đường

Lá mật gấu trị bệnh gì? Khoa học đã chứng minh lá mật gấu chứa các hợp chất thực vật andrographolide có thể kiểm soát mức đường trong máu và thúc đẩy chức năng insulin hoạt động bình thường, nhờ đó hỗ trợ điều trị tiểu đườngbệnh edward gây những nguy cơ gì cho thai nhi ?

II. Tác dụng của lá mật gấu với thai kỳ

Đối với phụ nữ mang thai, lá mật gấu chứa nhiều hoạt chất có lợi cho thai kỳ. Trong số đó nổi bật nhất là vitamin C, kali, vitamin E, vitamin B1, vitamin K… giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ xương cho bà bầu, hỗ trợ quá trình phát triển trí não của thai nhi cùng nhiều tác dụng khác.

Đến nay, khoa học chưa ghi nhận tác dụng của lá mật gấu gây hại cho thai kỳ. Tuy nhiên, loại lá này được cho là có chứa một số hoạt chất gây co thắt cổ tử cung. Vì thế tốt nhất, trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳbà bầu không nên ăn lá mật gấu. Từ tam cá nguyệt thứ 2bà bầu có thể ăn loại lá này để bổ sung dinh dưỡng song chỉ nên ăn ít và không nên ăn liên tục. 

Phụ nữ cho con bú nên ăn loại lá này để tăng tiết sữa và bảo vệ xương, răng khỏe mạnh.

Tác dụng của lá mật gấu tốt cho thai kỳ nhưng không nên dùng trong tam cá nguyệt đầu tiên

III. Một số câu hỏi thường gặp về tác dụng của lá mật gấu

Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi thường gặp về loại lá này để có cách sử dụng tốt hơn.

1. Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không? Uống lá mật gấu nhiều có hại gì không? 

Mặc dù lá mật gấu có nhiều tác dụng tốt, song nếu bạn uống hàng ngày là không nên. Bởi vì việc uống bất kỳ loại lá nào quá thường xuyên cũng có thể gây dư thừa một số chất trong cơ thể. Điều này về lâu dài là không tốt cho sức khỏe.

2. Tác dụng phụ của lá mật gấu là gì? 

Lá mật gấu có chứa kháng sinh tự nhiên. Nếu bạn uống quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy.

3. Những ai không nên dùng lá mật gấu? 

  • Người huyết áp thấp
  • Bà bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên  

4. Cách dùng lá mật gấu như thế nào? 

  • Ép lấy nước để uống
  • Dùng để nấu canh/súp
  • Dùng đắp ngoài da
  • Lá phơi khô, sắc nước để uống

5. Lá mật gấu giảm cân có đúng không? 

Nhờ giàu chất xơ, vitamin nên lá mật gấu có thể hỗ trợ giảm cân khi kết hợp với chế độ ăn kiêng và các phương pháp giảm cân khác. Nếu chỉ ăn/uống lá mật gấu mà không kết hợp với các phương pháp giảm cân khác thì bản thân lá mật gấu không thể giúp bạn giảm cân.

Tác dụng của lá mật gấu đã được nghiên cứu là tốt cho sức khỏe, kể cả với bà bầu. Tuy nhiên, mặc dù chưa có ghi nhận về các trường hợp lá mật gấu gây sảy thai, song vì loại lá này chứa các hoạt chất kích thích cổ tử cung nên bà bầu cần tránh ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên để đảm bảo an toàn cho thai kỳ nhé.

Mẹ tham khảo thêm: Địa chỉ làm xét nghiệm double test ở đâu uy tín chính xác ?