Mẹ bầu không thể nấu nướng quá vất vả, vậy hãy thử cách nấu lẩu bò thập cẩm nhàn tênh này để đổi khẩu vị cho cả nhà nhé. Cách nấu lẩu bò thập cẩm là món ăn dễ chế biến nhưng có vị ngon hấp dẫn lại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẹ bầu đừng bỏ lỡ nhé! cùng dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu nhé !
Chia sẻ cách nấu lẩu bò thập cẩm dành cho mẹ bầu
Bà bầu có thể ăn thịt bò không? Lẩu bò ăn với rau gì?
Thịt bò giàu dinh dưỡng như axit amin, protein, lipid, glucose, vitamin B1, B2, canxi, sắt, niacin… có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí, tăng huyết, giúp xương gân chắc khỏe nên tương đối thích hợp với bà bầu.
Tuy nhiên, mỗi lần ăn không nên quá 100g và chỉ ăn khoảng 1 – 2 lần/tuần. Thịt bò có thể chế biến đa dạng như xào, kho, nướng, lẩu…
Với món lẩu, lẩu bò ăn với rau gì? Bà bầu nên ăn kết hợp với các loại thực vật có tính mát như khổ qua, rau sống, nấm kim châm… nhằm cân bằng lại tính nóng của thịt bò. Để tăng khẩu vị, mẹ bầu hãy học cách nấu lẩu bò thập cẩm sau đây nhé.
Cách nấu lẩu bò thập cẩm dễ làm “nhất quả đất”
1. Nguyên liệu làm lẩu thập cẩm
– Thịt bò 750g (tùy sở thích mà mẹ bầu có thể chọn phần thịt nhiều nạc hoặc cả đủ cả thịt, gân và mỡ để tăng độ giòn, béo khi ăn)
– Tàu hũ viên nhỏ 150g
– Tàu hũ ky 100g
– Miến (bún tàu) 3 vắt
– Xà lách và các loại rau ăn lẩu như rau muống, rau nhút, bông bí, rau đắng…
– Cải thảo 1/2 bắp
– Bò viên, cua viên vừa đủ
– Tôm tươi vừa đủ
– Nấm kim châm 100g
– Nấm đông cô (hoặc nấm hương) 8 cái
– 6 củ cải trắng
– Cơm cháy chiên giòn hoặc mì Udon, mì hột gà tùy thích
– Phụ liệu kèm theo như: trần bì, quế, bạch chỉ, hồi hương, bát giác, cam thảo, tiêu, đinh hương, thảo quả (các loại này bạn có thể mua ở tiệm thuốc Bắc); gừng, hành lá, ớt khô nguyên trái.
2. Cách nấu lẩu bò thập cẩm
– Thịt bò rửa sạch, cắt thành khối, cho vào nồi nước sôi luộc sơ qua cho vừa chín tới, nhớ vớt bọt và phần huyết tiết ra.
– Trần bì, quế, bạch chỉ, hồi hương, bát giác, cam thảo, tiêu, đinh hương, thảo quả cho ào miếng vải màn bọc lại làm túi gia vị để sẵn. Túi gia vị này sẽ giúp cách nấu lẩu bò thập cẩm tăng hương vị và tốt cho sức khỏe mẹ bầu. sàng lọc trước sinh là gì ?
– Gừng tươi xắt miếng mỏng; hành lá cắt khúc; ớt khô tách đôi, xắt sợi.
– Cho thịt bò vào nồi, túi gia vị đặt ở giữa và đổ nước sạch vào khoảng 2/3 nồi. Nêm nước tương, ít rượu trắng, đường, muối và cho luôn phần gừng, hành, ớt đã chuẩn bị sẵn vào nồi. Nấu khoảng 25 phút thì tắt bếp.
– Củ cải trắng gọt vỏ, cắt khoanh. Tôm rút chỉ lưng, rửa sạch và luộc sơ qua. Xà lách, rau ăn sống, cải thảo, nấm kim châm, nấm đông cô rửa sạch, để ráo.
– Thịt bò đã nguội bớt thì vớt ra, xắt lát mỏng. Lấy túi gia vị ra khỏi nồi, còn lại nồi nước lẩu chuyển sang đặt trên bếp ga mini để có thể ăn ngay trên bàn.
– Tiếp theo cho các nguyên liệu chính gồm thịt bò, tàu hũ viên, tàu hỹ ky, tôm, bò viên, cua viên, nấm kim châm, nấm đông cô, củ cải trắng vào nồi nước lẩu và bật bếp ga cho sôi lên.
– Đợi các nguyên liệu đã chín vừa ăn thì có thể nhúng xà lách, rau vào và bắt đầu thưởng thức. Cách nấu lẩu bò thập cẩm này có thể ăn kèm với mì hoặc miến đều ngon.
Cách nấu lẩu bò ngon sẽ giúp bà bầu có khẩu vị tốt hơn trong thai kỳ. Có rất nhiều loại lẩu bò mà bạn có thể biến tấu cách chế biến từ phương thức trên, ví dụ lẩu bò được nấu từ nhiều phần thịt khác nhau của con bò, như lẩu xương bò, lẩu đuôi bò, lẩu bò gân, lẩu lòng bò, lẩu bò nhúng, lẩu bò thập cẩm… hoặc các loại rau củ đi kèm, bạn có thể biến tấu cách nấu lẩu bò khoai môn, lẩu nấm thịt bò.
Lưu ý: Với cách nấu lẩu đuôi bò thì cách chọn đuôi bò ngon cũng là tuyệt chiêu bạn chớ bỏ qua nhé! Đuôi bò phải có phần thịt đỏ tươi, mỡ trắng và cứng. Phần gân trên đuôi cũng phải cứng và trắng. Bạn nên tránh chọn những phần thịt đuôi có màu đỏ sẫm, đây là hàng cũ, không ngon mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng.
Chúc bạn và gia đình có bữa ăn ngon miệng với nước lẩu bò thập cẩm hay lẩu đuôi bò, lẩu bò khoai môn đậm đà, ngọt thanh và có mùi thơm đặc trưng của thịt bò.
Đọc thêm: lấy mẫu xét nghiệm tận nơi uy tín chất lượng tại Hà nội
No comments:
Post a Comment