Tuesday, February 2, 2021

Các dinh dưỡng cần thiết nhất chuẩn bị mang thai

 Các yếu tố như tình trạng sức khỏe, chỉ số cân nặng so với chiều cao (chỉ số BMI), lối sống… đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản. Bên cạnh đó, việc đảm bảo vấn đề dinh dưỡng trước khi mang thai cũng cần được quan tâm đặc biệt.

Trong bài viết này, sàng lọc trước sinh gentis sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề dinh dưỡng trước khi mang thai, yếu tố cân nặng cùng những dưỡng chất thiết yếu nên được bổ sung đầy đủ trước khi thụ thai. 

Dinh dưỡng cần thiết trước khi có bầu

Vai trò của chế độ dinh dưỡng cân bằng đối với sức khỏe

Việc ăn uống cân bằng, đảm bảo yếu tố dinh dưỡng trước khi mang thai và trong suốt thời gian bầu bí giúp bạn có đủ các dưỡng chất thiết yếu để có nền tảng sức khỏe tốt, hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh. Những phụ nữ có chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giảm được các nguy cơ như huyết áp cao, đái tháo đường thai kỳ, béo phì… khi mang thai. 

Ngay khi bắt đầu thực hiện kế hoạch mang thai, bạn nên ưu tiên vấn đề sức khỏe bằng việc tiêu thụ thực phẩm lành mạnh, vận động thể chất thường xuyên, đảm bảo ngủ đúng giờ và đủ giấc. Việc tiêu thụ thực phẩm bổ dưỡng trước khi bầu bí giúp phổi, tim, não và các cơ quan quan trọng của thai nhi phát triển tốt ngay giai đoạn đầu. 

Ngoài ra, bạn nên đi khám sức khỏe, trao đổi với bác sĩ về việc dùng viên uống bổ sung, liều lượng và thời gian sử dụng. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để sử dụng vitamin tổng hợp cần thiết cho thai kỳ. 

Cân nặng trước khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?

Khi có dự định mang thai, vợ chồng bạn thường quan tâm đến các yếu tố như cách nhanh có thai, thời gian rụng trứng, các vấn đề trong chuyện bầu bí, dinh dưỡng khi mang thai, thai giáo… ? Bạn có biết mình đã để lỡ một yếu tố quan trọng đó là cân nặng khi thụ thai không? 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ thừa hay thiếu cân đều có khả năng thụ thai thấp hơn 23 – 43% so với những phụ nữ bình thường. Phụ nữ thừa cân khi mang thai sẽ gia tăng nguy cơ bị đái tháo đường và cao huyết áp, khó sinh… Trong khi đó, tình trạng thiếu cân có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt, gặp khó khăn trong việc dự đoán ngày rụng trứng.

Ngoài ra, mẹ bầu thiếu cân còn làm tăng nguy cơ sinh non và bé sinh ra có cân nặng thấp. Do đó, khi có ý định mang thai, bạn cần kiểm soát cân nặng ở mức ổn định nhằm tăng khả năng thụ thai cũng như đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Do mỗi người sẽ có chỉ số khối cơ thể khác nhau nên không có chỉ định cụ thể về cân nặng khi mang thai. Tuy nhiên, các bác sĩ thường đưa ra khuyến cáo khi có ý định mang thai, bạn nên duy trì chỉ số khối của cơ thể trong ngưỡng từ 19 – 25. 

Dinh dưỡng trước khi mang thai, bạn cần lưu ý những gì?

dinh dưỡng trước khi mang thai

Để có một sức khỏe tốt, chuẩn bị cho quá trình mang thai, bạn nên ăn đủ 5 nhóm thực phẩm trong danh sách dinh dưỡng trước khi mang thai sau:

Ngũ cốc

Gạo trắng, gạo lứt, lúa mì, yến mạch, lúa mạch, bột ngô… là những thực phẩm nên có trong chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai. Hãy ưu tiên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt để nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Rau củ quả

Bạn nên bổ sung nhiều loại rau củ vào chế độ dinh trước khi mang thai và ưu tiên rau củ quả có màu xanh đậm, cam, đỏ cùng các loại đậu (đậu Hà Lan, các loại đậu khô), các loại củ giàu tinh bột (khoai tây, khoai lang). Nếu có điều kiện, bạn nên chọn sử dụng rau củ được trồng theo chuẩn Vietgap để đảm bảo không có thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm.  Bảng bảng giá xét nghiệm nipt tại gentis ?

Trái cây

Hãy ưu tiên sử dụng trái cây theo mùa vào trong danh sách thực phẩm dinh dưỡng trước khi mang thai. Nguyên do là để có trái cây trái vụ, các nhà vườn thường sử dụng rất nhiều thuốc kích thích và thuốc bảo vệ thực vật. Những chất này có thể còn tồn dư đến tận khi trái chín, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Ngoài ăn trái cây tươi, bạn hãy dùng trái cây sấy khô, uống nước ép trái cây nguyên chất.

Thịt, cá và các loại hạt

Để cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể, bạn nên đưa thịt nạc, thịt gia cầm ít béo, cá, các loại hạt, đậu… vào chế độ ăn hằng ngày. Hãy thay đổi luân phiên và có sự kết hợp các thực phẩm này một cách linh hoạt, khoa học để có những bữa ăn đa dạng, bổ dưỡng. 

Ngoài ra, để cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất, bạn đừng quên thêm dầu vào chế độ ăn. Ưu tiên sử dụng dầu có nguồn gốc từ thực vật.

Sữa, các sản phẩm từ sữa

Sữa, các sản phẩm từ sữa là nguồn cung dồi dào canxi. Hãy ưu tiên các loại sữa đã tách béo, sữa ít béo có nhiều canxi đã qua tiệt trùng. 

Nếu không dùng được sữa động vật, bạn thay thế bằng sữa từ các loại hạt. Tuy nhiên, các loại sữa này thường không cung cấp đủ lượng canxi mà cơ thể cần.

Nước

Mỗi ngày, bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít nước để cung cấp đủ lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể. Việc được cung cấp đủ nước giúp quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, hoạt động bài tiết… diễn ra trơn tru.

Ngoài thực hiện chế độ ăn uống như trên, bạn hãy dành thời gian vận động thể chất đều đặn, ở mức vừa phải nhằm tăng sức dẻo dai cho cơ thể. Bên cạnh đó, để hạn chế nguy cơ thiếu máu khi mang thai, bạn nên sử dụng viên uống bổ sung sắt có các thành phần axit folic, vitamin B12. Nguyên do là axit folic và vitamin B12 là các dưỡng chất thiết yếu cho quá trình sản xuất hồng cầu, duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào máu, tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể… 

Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm bổ sung sắt dành cho mẹ bầu được bày bán rộng rãi tại nhiều nhà thuốc. Thế nhưng để chọn được sản phẩm bổ sung sắt phù hợp, bạn nên tham khảo các gợi ý sau:  

  1. Ưu tiên chọn sản phẩm có chứa loại sắt hữu cơ (sắt fumarate) có hàm lượng sắt cao, dễ hấp thu, ít gây táo bón so với sắt vô cơ. 
  2. Sản phẩm bổ sung sắt trên thị trường có hai dạng: nước và viên. Bạn nên ưu tiên sản phẩm ở dạng viên nang mềm vừa dễ uống vừa có hương vani giúp che giấu được mùi vị khó chịu của sắt. 
  3. Hãy chọn các sản phẩm có chứa sắt kết hợp với axit folic cùng vitamin B12.
Tham khảo thêm: xét nghiệm double test là gì ?

No comments:

Post a Comment