Monday, January 13, 2020

Chia sẻ cách chăm sóc da khi mang thai

Nhiều phụ nữ khi mang thai lo sợ rằng sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể làm nhan sắc bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu biết chăm sóc da đúng cách sẽ giúp cho thai phụ luôn tươi trẻ và có một thai kỳ khỏe mạnh. Hãy cùng tìm hiểu về cách chăm sóc da khi mang thai trong bài viết dưới đây của gentis.

Chia sẻ cách chăm sóc da khi mang thai 

1. Một số thay đổi về da phổ biến trong thai kỳ

Trong thời gian mang thai, nhiều phụ nữ có những dấu hiệu thay đổi về da, móng tay và tóc. Dưới đây là một số thay đổi phổ biến nhất:
  • Núm vú trở nên sẫm màu hơn.
  • Melasma - đường sọc nâu chạy từ rốn dọc tới gần vùng kín. má, mũi và trán..
  • Linea nigra- đường sọc nâu chạy từ rốn dọc tới gần vùng kín
  • Vết rạn da.
  • Mụn trứng cá.
  • Tĩnh mạch mạng nhện.
  • Suy tĩnh mạch.
  • Tăng trưởng móng tay và tóc.
Làn da của thai phụ có thể xuất hiện vết nám và tàn nhang

2. Yếu tố dẫn đến những thay đổi da trong thai kỳ

Theo các chuyên gia, không thể chắc chắn về nguyên nhân chính xác gây thay đổi da của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, một số thay đổi da hầu hết đều bắt nguồn từ sự thay đổi nồng độ hormone xảy ra trong thai kỳ.

3. Tại sao nám và tàn nhang xuất hiện trên da khi mang thai?

Nám và tàn nhang được gây ra bởi sự gia tăng các hắc tố melanin - một chất tự nhiên quyết định màu da và tóc cho con người. Các nốt nám và tàn nhang thường tự mờ dần sau khi bạn sinh con. Tuy nhiên, một số phụ nữ có tình trạng nám và tàn nhang nặng hơn có thể kéo dài trong nhiều năm mà không thể mờ đi. Để giúp ngăn ngừa nám và tàn nhang trở nên tồi tệ hơn, hãy mặc áo chống nắng và đội mũ rộng vành mỗi ngày khi bạn ở bên ngoài.

4. Rạn da là gì?

Tình trạng rạn da thường xuất hiện khi trọng lượng cơ thể của người mẹ phát triển nhanh trong thai kỳ. Các vết rạn da thường có màu đỏ. Đến kỳ tam cá nguyệt thứ ba, nhiều bà bầu thường có vết rạn ở bụng, mông, ngực hoặc đùi. Để giúp làm mờ các vết rạn da và giữ cho làn da luôn mềm mại, bà bầu nên lựa chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho mình. Hầu hết các vết rạn da sẽ mờ dần sau khi sinh em bé, nhưng chúng không thể biến mất hoàn toàn.
Các vết rạn da sẽ mờ dần sau khi sinh nếu được chăm sóc phù hợp

5. Mụn trứng cá có phổ biến khi mang thai?

Nhiều phụ nữ bị mụn trứng cá khi mang thai. Một số đã bị mụn trứng cá từ trước và nhận thấy tình trạng mụn ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong khi mang thai. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nội tiết tố bị thay đổi và đây là nguyên nhân chính khiến mụn trứng cá sinh sôi.

6. Cách điều trị mụn trứng cá trong khi mang thai

Nếu bị mụn trứng cá khi mang thai, hãy thực hiện các bước sau để cải thiện làn da của mình:
  • Rửa mặt hai lần một ngày với sữa rửa mặt có độ PH dịu nhẹ và nên rửa với nước ấm.
  • Nếu tóc tiết nhiều dầu, hãy gội đầu mỗi ngày và cố gắng giữ cho tóc không chạm vào da mặt thường xuyên.
  • Tránh nặn mụn để không bị sẹo.
  • Chọn mỹ phẩm không chứa dầu.
  • Trị mụn trứng cá bằng thuốc OTC khi mang thai
Thuốc OTC là các loại thuốc không cần kê đơn của bác sĩ, có chứa các thành phần sau đây có thể được sử dụng trong thai kỳ: thuốc bôi peroxide, Axit azelaic, Axit salicylic, Axit glycolic.
Nếu sử dụng một sản phẩm OTC có chứa một thành phần không có trong danh sách trên, hãy hỏi bác sĩ liệu sản phẩm đó có an toàn cho da.

Có nên trị mụn bằng thuốc theo toa khi mang thai?

Một số loại thuốc trị mụn theo toa không nên được sử dụng trong khi đang mang thai:
Liệu pháp nội tiết tố: Một số loại thuốc ngăn chặn các hormone có thể được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng trong khi mang thai không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai vì nó có thể gây nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Isotretinoin: là một dạng vitamin A. Nó có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở thai nhi, bao gồm khuyết tật trí tuệ, khuyết tật tim và não, đe dọa tính mạng và các dị tật thể chất khác.
  • Thuốc tetracyclines: thuốc kháng sinh này có thể gây đổi màu cho răng của thai nhi nếu được dùng sau tháng thứ tư của thai kỳ và cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ.
  • Retinoids: là một dạng vitamin A và cùng họ với isotretinoin. Không giống như isotretinoin, retinoids được bôi lên da và khả năng hấp thụ lượng thuốc của cơ thể khá thấp. Tuy nhiên, thai phụ nên tránh sử dụng các loại thuốc này trong thai kỳ. Một số retinoids có sẵn theo toa, nhưng một số khác khác có thể được tìm thấy trong một số sản phẩm OTC. Vì vậy cần cẩn thận khi đọc các thành phần trong sản phẩm.

7. Nguyên nhân gây ra tĩnh mạch mạng nhện?

Sự thay đổi nội tiết tố và lượng máu cao hơn trong cơ thể khi mang thai dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch và hình thành nên các tĩnh mạch mạng nhện xuất hiện trên mặt, cổ và cánh tay. Triệu chứng này sẽ mờ dần sau khi sinh em bé.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch?

Trọng lượng và áp lực của tử cung có thể làm giảm lưu lượng máu từ phần dưới cơ thể của người mẹ và làm cho các tĩnh mạch ở chân bị sưng và đau. Điều này gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch cũng có thể xuất hiện ở âm hộ và trực tràng gây ra bệnh trĩ. Loại bệnh này gây mất thẩm mỹ, tuy nhiên nó sẽ biến mất sau khi sinh.

Có thể ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch không?

Mặc dù không thể ngăn chặn chúng hoàn toàn, nhưng có một số cách có thể áp dụng để giảm sưng, đau và ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn:
Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu, thường xuyên đi lại giúp lưu thông máu
Tuyệt đối không bắt chéo chân khi ngồi trong thời gian
Khi ngồi, nên kê cao chân bằng ghế hoặc bệ đỡ
Tập thể dục thường xuyên, đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp
Tránh táo bón bằng cách ăn thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước

8. Những thay đổi về tóc trong thai kỳ

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể khiến tóc và lông cơ thể phát triển và trở nên dày hơn. Đôi khi phụ nữ mang thai bị mọc lông ở các khu vực mà trước đây không có, chẳng hạn như mặt, ngực, bụng và cánh tay. Tóc và lông sẽ trở lại bình thường trong vòng 6 tháng sau khi sinh.
Khoảng 3 tháng sau khi sinh con, hầu hết phụ nữ gặp tình trạng rụng tóc. Điều này xảy ra bởi vì hormone đang trở lại mức ổn định, giúp cho tóc trở lại chu kỳ phát triển và rụng bình thường. Trong hầu hết các trường hợp, tóc sẽ mọc lại hoàn toàn trong vòng 3- 6 tháng.

9. Những thay đổi về móng tay trong khi mang thai

Một số phụ nữ khi mang thai phát hiện thấy móng tay của họ phát triển nhanh hơn bình thường. Chúng có thể trở nên giòn hơn hoặc dễ bị gãy. Giống như những thay đổi về tóc, các thay đổi về móng tay sẽ giảm bớt sau khi sinh.

10. Ngứa khi mang thai là gì?

Khi bị ngứa khi mang thai, những vết sưng nhỏ, ngứa trông giống như vết côn trùng cắn có thể xuất hiện ở hầu hết mọi nơi trên da. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ và thường bắt đầu với một vài vết sưng, sau đó sẽ tăng số lượng mỗi ngày. Nó được gây ra bởi những thay đổi trong hệ thống miễn dịch xảy ra trong thai kỳ.

11. Pemphigoid khi mang thai là gì

Pemphigoid là một loại bệnh về da hiếm gặp, thường bắt đầu trong kỳ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ hoặc đôi khi ngay sau khi sinh con. Với tình trạng này, mụn nước xuất hiện trên bụng, và trong trường hợp nghiêm trọng, mụn nước có thể bao phủ một khu vực rộng của cơ thể. Bệnh này có thể ảnh hưởng tới thai kỳ bao gồm sinh non và em bé có kích cỡ nhỏ hơn bình thường.

12. Ứ mật trong thai kỳ là gì?

Ứ mật trong thai kỳ (ICP) là tình trạng bệnh gan phổ biến nhất xảy ra trong thai kỳ. Triệu chứng chính của ICP là ngứa dữ dội nhưng không bị phát ban. Ngứa thường xảy ra ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, nhưng nó cũng có thể lan sang các khu vực khác. Các triệu chứng thường xảy ra cuối thai kỳ nhưng thường biến mất một vài ngày sau khi sinh con. ICP có thể làm tăng nguy cơ sinh non và tử vong thai nhi.
Các mẹ có thể tham khảo thêm các gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh chuẩn đoán dị tật thai nhi sớm của gentis tại đây: https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

No comments:

Post a Comment