Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cả mẹ và bé. Thế nhưng khi xây dựng thực đơn cho bà bầu, nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết loại rau nào tốt cho thai phụ, hay bà bầu ăn canh gì tốt. Dưới đây là một số thông tin gentis cung cấp cho bạn có thể tham khảo về vấn đề dinh dưỡng cho bà bầu.
Một vài món canh tốt nhất dành cho bà bầu
1. Các món ăn cho bà bầu phải đảm bảo yếu tố gì?
Đầu thai kỳ, thai phụ nên chọn những thức ăn thanh đạm bình bổ, có thể căn cứ vào khẩu vị, ăn những thức ăn hơi chua cay để kích thích tiết acid hệ tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn. Thai phụ nôn ói do nghén nặng nên ăn thức ăn có tính kiềm như rau quả, ăn chuối, sung, khoai tây, cải bó xôi... chứa nhiều vitamin B. Dưa lưới, dâu tây, súp lơ trắng, ớt xanh... chứa nhiều vitamin C giúp giảm cảm giác khó chịu cho thai phụ. Ngoài ra bà bầu cần ăn thêm nhiều rau quả có màu sậm giàu khoáng chất.
Giữa và cuối thai kỳ, cần chọn thức ăn giàu protein, calcium, vitamin như cá, thịt, trứng, các loại đậu, hải đới, rong biển, canh xương thịt và các loại rau quả tươi.
Phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng các loại rau củ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Vậy trong các loại rau, bà bầu ăn rau gì tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé? Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, loại rau mà sản phụ nên ăn gồm rau ăn lá, ăn hoa và ăn củ.
Nhóm rau ăn lá, ăn hoa gồm: Bông cải xanh, rau bina (rau chân vịt), bông atiso, rau má, rau muống, cải ngọt, cải cầu vồng, rau cần, mồng tơi, rau đay, rau dền, rau lang.
Nhóm rau ăn củ gồm: Khoai lang, củ sen, cà rốt.
Phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng các loại rau củ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể
2. Bà bầu ăn canh gì tốt?
2.1. Canh xương bò
Có thể nấu món canh xương bò với hành tây, cà chua hoặc khoai tây đều rất ngon. Xương bò là món ăn hàng đầu để bổ sung calci cho thai phụ. Cà chua là loại rau ăn quả giàu vitamin C, sắt. Phụ nữ mang thai nên thường xuyên bổ sung cà chua vào chế độ ăn để giảm stress và chống lão hóa. THam khảo một số Gói xét nghiệm NIPT trước sinh chất lượng.
2.2. Canh khổ qua nấu cá rô
Canh khổ qua không những bổ dưỡng cho thai phụ mà còn tốt cho sản phụ. Là món ăn làm giảm chứng động thai lại thúc sữa cho sản phụ sau sinh. Cá rô tư bổ cường thân, ăn nhiều cũng không béo phì.
2.3. Canh câu kỷ tử nấu gà
Câu kỷ tử được coi là thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe. Kỷ tử có chứa hàm lượng caroten, vitamin, protein thiết yếu, chất béo thô, sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác, đặc biệt dễ hấp thu và rất tốt cho thai phụ. Ngoài ra, kỷ tử còn có hiệu quả trong điều trị chứng gan thận tinh huyết suy hư của phụ nữ sau mang thai.
Tuy nhiên, người có cơ địa thể ôn hàn, cảm sốt, cơ thể đang có triệu chứng viêm nhiễm thì không được dùng kỷ tử.
2.4. Canh bí đao
Bí đao được dùng nấu nước sâm như một loại nước thanh nhiệt, giải độc.
Ở giai đoạn 3 tháng cuối, bà bầu thường bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, tuần hoàn máu giảm. Theo Đông y, bí xanh có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước có thể chống khát nước, lợi tiểu. Do đó, bí canh bí đao nấu với thịt nạc hoặc cá chép có thể giúp thai phụ giảm nhẹ chứng phù chân khi mang thai.
2.5. Canh bí đỏ
Bí giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón
Bí giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón. Các dưỡng chất có trong bí đỏ đều rất hữu ích với phụ nữ mang thai, giúp thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh của thai nhi, tăng cường hoạt tính cho tế bào não.
Xào, luộc đọt bí non, hoa bí với tỏi hay thịt bò đều ngon. Quả bí nấu canh, nấu cháo ăn lợi cho gan thận đồng thời có tác dụng phục hồi phục thể lực và cảm giác thèm ăn cho phụ nữ mang thai.
2.6. Canh rong biển
Rong biển chứa nhiều vitamin C, B2, B3, DHA, chất khoáng. Đây là món canh giúp mẹ bầu cảm thấy khỏe khoắn, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, bởi tính chất giải nhiệt.
2.7. Canh hạt sen, củ sen
Hạt sen giúp an thần, củ sen vị ngọt tính mát là một bài thuốc an thai, dưỡng thần thích hợp cho bà bầu. Có thể kết hợp với thịt gà, sườn heo hoặc thịt băm.
2.8. Cháo sung
Sung chứa nhiều acid malic, lipase, protese, hydrolase... giúp hỗ trợ cơ thể tiêu hóa thức ăn, tăng cảm giác thèm ăn, nhuận tràng, thông tiện, đặc biệt tốt cho những mẹ bầu bị táo bón trong thời gian mang thai. Từ quả sung cũng có thể nấu canh sung hầm chân giò, quả sung hầm thịt nạc đều rất tốt cho sức khỏe.
2.9. Canh đu đủ nấu cá
Canh đu đủ nấu cá giúp phòng trị chứng động thai và phù thũng khi mang thai.
2.10. Cần tây xào thịt gà
Rau cần chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như carotene, axit nicotinic, vitamin B, C, canxi, phốt pho, sắt, giàu chất xơ... Các chất này có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp...
Theo Đông y, rau cần nước còn có các tác dụng như giảm ho, chống viêm, long đờm, hạ huyết áp, kháng nấm, giảm đường, mỡ máu...
Là loại rau giàu chất xơ nên rau cần có vai trò như một chiếc chổi “quét” tất cả chất thải ra khỏi hệ tiêu hóa một cách hiệu quả. Ngoài ra, mùi thơm của rau cần còn có công dụng kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, giảm huyết áp.
2.11. Gan heo trộn cải bó xôi
Cải bó xôi chứa nhiều carotene, vitamin C, calcium, phospho, sắt, vitamin E... Gan heo cũng là thực phẩm chứa nhiều sắt, do đó có thể hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu sắt khá tốt. Gan heo cũng chứa rất nhiều sắt, hàm lượng dinh dưỡng gan heo cao gấp 10 lần thịt heo, có thể điều tiết và cải thiện chức năng sinh lý hệ thống tạo máu của bệnh nhân thiếu máu.
2.12. Dứa xào mề gà
Đây là món ăn ngon trong giai đoạn nghén.
Dứa chứa chất phân giải tiêu hóa protein, cải thiện tuần hoàn máu cục bộ, tránh hình thành huyết khối, tiêu trừ chứng viêm, phù thũng. Mề gà xào dứa có vị chua ngọt giúp tăng cảm giác thèm ăn. Là món ăn ngon trong giai đoạn nghén.
Người bị mẩn ngứa, ghẻ lở, bệnh loét, bệnh thận, trở ngại chức năng đông máu, dị ứng với dứa thì không nn ăn vì có thể bị ngộ độc.
Trên đây là một số lưu ý trong việc chọn lựa rau xanh và các món canh tốt cho bà bầu được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng được phòng xét nghiệm gentis chia sẻ. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà bầu cũng cần chủ động đi khám thai định kỳ để theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm nhất các vấn đề của cả mẹ và con để có biện pháp can thiệp kịp thời. Đó là cách đảm bảo sức khỏe sinh sản toàn diện nhất.
No comments:
Post a Comment