Sunday, May 9, 2021

Tư thế giúp bà bầu đau bụng đẻ không quá sợ hãi

 Đau bụng đẻ là lẽ tự nhiên và ai cũng phải cố gắng vượt qua. Tuy nhiên, nếu được hỗ trợ tốt hoặc nắm được các bí quyết giúp giảm đau và sinh đẻ dễ dàng hơn, phụ nữ sẽ không cảm thấy sinh con là một trải nghiệm kinh hoàng nữa. Ngoài phụ thuộc vào thuốc gây tê màng cứng, bà bầu có thể dùng cách nào để giảm cảm giác đau đớn và giúp em bé chào đời nhanh chóng, dễ dàng hơn? 5 bài tập hỗ trợ quá trình chuyển dạ sau rất hữu ích cho bà bầu đau bụng đẻ, bạn hãy theo dõi để áp dụng nhé. cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu nhé !

5 tư thế giúp bà bầu đau bụng đẻ không quá sợ

1. Tư thế con bướm 

Tư thế này giúp kéo giãn cơ sàn chậu và cơ đùi trong để xương và cơ vùng chậu mở rộng hơn, hỗ trợ tốt hơn cho quá trình em bé chào đời. Bạn có thể thực hiện tư thế này khi đang gây tê màng cứng. 

♦ Cách thực hiện 

Bạn ngồi trên sàn, lưng thẳng, áp hai lòng bàn chân áp sát vào nhau (như ảnh).

Bạn có thể chuyển động hai đầu gối nhẹ nhàng theo hướng lên xuống như chuyển động của cánh bướm. Nếu cảm thấy khó thực hiện, bạn có thể nắm hay tay vào hai đầu gối để nâng lên, hạ xuống.

2. Tư thế mèo bập bênh

Tư thế này tốt cho mọi giai đoạn của quá trình chuyển dạ vì có thể giúp em bé nằm ngửa rồi nằm sấp trở lại để dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ. Trong quá trình tập, bạn có thể nhờ người massage lưng hoặc tạo áp lực cho vùng lưng dưới để kích thích các cơn chuyển dạ diễn ra nhanh hơn.

♦ Cách thực hiện

  • Bạn quỳ hai đầu gối dưới đất, rồi hạ hai tay xuống phía trước sao cho toàn thân song song với mặt sàn. Hai tay đặt rộng bằng vai, hai đầu gối đặt rộng bằng hông. 
  • Bạn bắt đầu thực hiện động tác đẩy người về phía sau rồi lại kéo người trở lại về phía trước nhiều lần cho đến khi bạn sẵn sàng lên bàn đẻ.

3. Tư thế squats có trợ lực

Tư thế này rất tốt cho quá trình chuyển dạ vì có tác dụng mở rộng vùng sàn chậu để giúp em bé chào đời dễ dàng hơn, đồng thời giúp mẹ bầu thư giãn, bớt đau hơn.sàng lọc trước sinh khi nào chính xác nhất ?

♦ Cách thực hiện

Cách 1

  • Bạn đứng hai chân bằng vai rồi từ từ hạ thấp mông xuống phía sàn
  • Nếu cảm thấy khó giữ thăng bằng, bạn hãy dựa lưng vào tường

Cách 2

  • Một người hỗ trợ ngồi trên ghế và đỡ lấy hai cánh tay của bà bầu để giữ cân bằng đồng thời giúp bạn có thể nghỉ ngơi trong lúc tập. 
  • Bạn ngồi trên một chiếc gối mềm, đẩy mông về phía sau một chút, mở rộng hai đầu gối sang hai bên đồng thời hít thở nhẹ nhàng. 

4. Tư thế đứng hai tay áp tường

Tư thế này tốt cho mọi giai đoạn của quá trình chuyển dạ vì có thể giúp giảm áp lực cho phần lưng dưới. 

♦ Cách thực hiện

Bà bầu đứng cách tường khoảng nửa mét, cúi thấp người xuống sao cho mông chổng ra phía sau rồi đặt hai bàn tay áp sát tường.

5. Tư thế ngồi trên quả bóng 

Tư thế này cũng rất tốt cho mọi giai đoạn của quá trình chuyển dạ. Khi ngồi trên quả bóng, bạn sẽ tạo ra một chuyển động đàn hồi. Hoạt động này giúp em bé dễ dàng di chuyển xuống tử cung để chuẩn bị chui ra khỏi bụng mẹ.

♦ Cách thực hiện

  • Bạn ngồi trên một quả bóng nhựa lớn, lưng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai đầu gối vuông góc với sàn.
  • Bạn bắt đầu hít thở đều và xoay hông theo chuyển động từ trái qua phải rồi ngược lại để giúp cơ hông được thư giãn. 

Lưu ý khi bà bầu đau bụng đẻ 

Đau bụng đẻ như thế nào chắc hẳn ai đã từng làm mẹ cũng đều có ít nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, với các chị em mang thai lần đầu chưa có kinh nghiệm thì cần chú ý tới các vấn đề sau để giảm bớt cảm giác đau và giúp em bé chào đời dễ dàng hơn, ví dụ như: 

  • Ngoài các bài tập trên, trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi chuyển dạ, nếu phụ nữ đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ khoảng một giờ đồng thời hỗ trợ cho quá trình chào đời của em bé dễ dàng hơn. 
  • Một số nơi các bà bầu đến cơn chuyển dạ người nhà thường cho ăn một chút thuốc phiện để giảm cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, bà bầu không nên thực hiện theo cách này vì có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và em bé. 
  • Khi bà bầu đau bụng đẻ cần được đưa tới bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh con. Các bà bầu không nên tự sinh ở nhà vì không đủ điều kiện y tế, vệ sinh sạch sẽ dễ xảy ra nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm trong lúc sinh đe dọa tính mạng của cả mẹ và con.
Đọc thêm: Chia sẻ gói xét nghiệm sàng lọc ung thư uy tín tại hà nội

No comments:

Post a Comment