Khi phụ nữ mang thai, nhu cầu về dinh dưỡng tăng cao để phù hợp với sự thay đổi sinh lý của người mẹ và cung cấp cho thai nhi. Thông thường nhu cầu về chất sắt và acid folic thường tăng gấp đôi so với bình thường. Nếu chế độ dinh dưỡng không đúng và không đủ, người mẹ sẽ dễ bị thiếu máu do thiếu hụt các thành phần tạo máu.
Dấu hiệu bà bầu thiếu sắt phổ biến
Phụ nữ do bị mất máu hàng tháng qua kinh nguyệt nên rất dễ bị thiếu máu từ trước khi mang thai. Đặc biệt, với những phụ nữ khi mang thai bị nhiễm giun sán thì sẽ càng bị thiếu máu nặng nề hơn.
Những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu trong thời kỳ mang thai
- Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.
- Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường.
- Chế độ ăn uống ít chất sắt. Thực đơn ăn kiêng hà khắc, hoặc chỉ ăn các loại thức ăn năng lượng thấp đều có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến thiếu máu.
Các bệnh lý mạn tính có liên quan đến máu cũng là nguyên nhân gây ra thiếu máu.
Bà bầu nhẹ cân khi bắt đầu mang thai hoặc bà bầu nghén nặng sẽ có nguy cơ thiếu máu cao hơn những bà bầu khác.
Các loại mất máu như dọa sẩy thai, xuất huyết trước sinh hoặc các loại xuất huyết khác đều có thể là nguyên nhân của thiếu máu.
- Nguy cơ thiếu máu cao hơn nếu mang đa thai.
- Thời gian để nguồn sắt dự trữ tái bổ sung sẽ không đủ nếu thai kì lần này quá gần lần sảy thai trước.
- Các bệnh lý mạn tính có liên quan đến máu cũng là nguyên nhân gây ra thiếu máu.
- Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu
- Da tái xanh, yếu ớt và không khỏe như bình thường.
- Mệt mỏi bất thường, uể oải, không có khả năng chịu đựng như bình thường.
- Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức. Cảm thấy đuối và dễ nhiễm bệnh.
- Dễ trở nên khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.
- Nhức đầu, xỉu. Bệnh nhân thiếu máu thường cảm thấy đau đầu.
- Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu. Tuy nhiên, các triệu chứng này ở nhiều bà bầu không rõ ràng mà chỉ có xét nghiệm máu mới cho kết quả chính xác
- Một số phụ nữ thiếu máu nặng khi mang thai thích ăn những thứ không ăn được như đất sét, cát, phần…là vì cơ thể họ quá thiếu sắt trong khi những chất này liên quan đến quá trình hấp thu sắt và có thể giải quyết phần nào. Ngoài ra bạn nên tham khảo vài gói xét nghiệm NIPT - sàng lọc trước sinh để chuẩn đoán sớm các dị tật thai nhi.
Lưu ý để hấp thu sắt tốt nhất
Để hấp thụ sắt tốt nhất bạn nên uống sắt khi đói. Lưu ý trước và sau khi uống sắt bạn không nên uống trà, cà phê hoặc sữa bởi nó sẽ cản trở sự hấp thụ sắt, thay vào đó bạn nên uống nước cam, các vitamin C giúp hấp thụ sắt rất tốt.
Sắt được bổ sung với mức độ cao có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
- Trong vòng một tuần hoặc lâu hơn kể từ lúc bạn bắt đầu uống bổ sung sắt, rất nhiều tế bào hồng cầu và huyết sắc tố mới được sản sinh. Một vài tháng sau tình trạng thiếu máu của bạn sẽ được giải quyết. Điều quan trọng cần lưu ý là bạn phải để thuốc bổ sung sắt tránh xa trẻ em. Trên thực tế đã có rất nhiều trẻ em tử vong do uống quá liều sắt gây ngộ độc.
- Sắt được bổ sung với mức độ cao có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Thông thường nó sẽ dẫn đến táo bón. Giải pháp tốt nhất lúc này dành cho bạn là uống nước ép mận. Nước ép mận vừa cung cấp sắt vừa giúp bạn giải quyết vấn đề táo bón.
- Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ sinh non và sinh thiếu cân, nghiêm trọng hơn thì có thể khiến thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh bị tử vong. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị mất nhiều máu khi sinh hoặc bị trầm cảm sau sinh.
- Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm như: thịt đỏ, nho khô, chà là, quả sung, quả mơ, bông cải xanh, mật mía, bột yến mạch… sẽ giúp bạn tăng cường chất sắt. Lưu ý bạn không nên ăn gan để bổ sung sắt. Gan tốt nhất là nên tránh trong thời gian mang thai vì nó có chứa một lượng vitamin A không an toàn, có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
No comments:
Post a Comment