Friday, March 29, 2019

Khám phá giám nghiệm máu khi mang bầu và những điều cần lưu ý

Xét nghiệm máu khi mang thai có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với mẹ bầu và thai nhi, nhất là vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra. Dưới đây là những điều nhất định bạn phải biết về xét nghiệm máu khi mang thai.>> NIPT

Gợi ý xét nghiệm máu khi có thai và những điều cần chú ý

Lợi ích của việc xét nghiệm máu trong thai kỳ

Xét nghiệm máu khi mang thai có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi
Vì sao cần xét nghiệm máu khi mang thai?
Bà bầu cần tiến hành xét nghiệm máu khi mang thai để bác sĩ chuyên khoa đánh giá được tình trạng sức khỏe của thai phụ và quá trình phát triển của thai nhi trong thai kỳ.
Đồng thời dựa trên các chỉ số của kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ hoặc bệnh viện nơi bạn đăng ký sinh có thể đưa ra những dự đoán nguy cơ (nếu có) trong thai kỳ và trong cuộc sinh, từ đó có những phương án can thiệp thích hợp, kịp thời để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Các xét nghiệm khi mang thai mẹ bầu không nên bỏ qua
Giúp kiểm tra các nồng độ có trong máu người mẹ từ đó có thể xác định được các dị tật mà thai nhi có khả năng cao bị mắc như Down, dị tật ống thần kinh, dị tật ở não,…
Xét nghiệm Double test và Triple test
Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có rất nhiều, nhưng an toàn và độ tin cậy cao, phổ biến nhất hiện nay là Double test và Triple test qua cách lấy máu của mẹ bầu. Đây là bộ xét nghiệm giúp tầm soát nguy cơ bị hội chứng Down, nguy cơ dị tật ống thần kinh (cột sống đóng không kín) và thai không có não bộ. Xét nghiệm này rất đơn giản, chỉ cần lấy mẫu máu mẹ bầu, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. ≫> Gói NIPT - illumina Cao Cấp
Xét nghiệm Double test: thực hiện vào 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày.
Xét nghiệm Triple test: thực hiện vào tuần thứ 14 đến tuần 20, tốt nhất vào tuần thứ 16 đến 18 tuần.
Siêm âm 4D
Thực hiện trong tuần thai thứ 22-24. Trong lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của nhai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương để từ đó có can thiệp kịp thời.
Siêu âm trước khi sinh: Tuần 35-36, thời gian gần sinh thai phụ sẽ được bác sĩ tiến hành siêu âm theo dõi doppler động mạch não, động mạch tử cung cũng như kiểm tra lượng nước ối, dây rốn… Trong thời gian này, bác sĩ cũng có thể cho mẹ bầu làm xét nghiệm Non-stress (xét nghiệm để theo dõi nhịp tim thai đơn thuần mà không cần tạo nên cơn co tử cung) để kiểm tra lượng oxy thai nhi nhận được, sức khoẻ của bé.
Đo độ mờ da gáy
Kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test, các bác sĩ sẽ tính toán nguy cơ mắc hội chứng Down sớm trong thai kỳ. Đo độ mờ da gáy cho kết quả chính xác nhất khi thai kỳ ở tuần lễ 11-13. Lưu ý, khi thai nhi sau 13 tuần, chỉ số xác định độ mờ sau gáy không còn độ chính xác cao. Vì vậy, mẹ bầu cần nhớ thời điểm này để đi làm xét nghiệm.
Đa số trường hợp độ mờ da gáy < 3 mm được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down).
Khi độ mờ da gáy dày 3,5-4.,4 mm có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1% và trong trường hợp ≥ 6,5 mm bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.
Trong trường hợp độ mờ da gáy >3 mm, vào tuần lễ 16-18 thai kỳ (có thể từ tuần lễ 15 tới 22) các mẹ bầu sẽ được tiến hành làm xét nghiệm Triple test (gồm alpha-fetoprotein, hCG và unconjugated estriol).
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra mức độ kháng thể với virus Rubella
Hầu hết phụ nữ miễn dịch với virus Rubella nhờ được tiêm phòng từ nhỏ. Nếu mẹ bầu nào chưa miễn dịch, trong thai kỳ, virus này có thể gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu, cũng như một số dị tật bẩm sinh khác liên quan đến thị giác, thính giác, tim.
Xét nghiệm máu tìm kháng thể HIV
Tất cả các chuyên gia khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV, virus gây bệnh AIDS. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và em bé sẽ được điều trị để giúp duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán viêm gan B
Bệnh viêm gan B thường rất khó phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh. Mẹ mắc viêm gan B nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, khiến gan của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mẹ bầu nên thực hiện đầy đủ các xét nghiệm tiền sản để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh
Xét nghiệm nhóm máu
Phụ nữ khi mang thai hoặc khi sinh nở rất khó lường hết những tình huống xảy ra, để hạn chế những rủi ro và phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai hoặc sinh nở mẹ bầu nên kiểm tra nhóm máu để chuẩn bị.
Thông thường, nhóm máu O là phổ biến nhất, sau đó mới đến nhóm máu A, B và AB. Nếu bạn thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ cần kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Nếu mẹ là âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, bé con sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+.
Lúc này, trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể, phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, với trường hợp này, bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được chích Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai hay lần mang thai tiếp theo.
Xét nghiệm máu để kiểm tra hàm lượng sắt
Xét nghiệm máu khi mang thai cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp, đây là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin, mang ô-xy vào hồng cầu. Vì thế, qua xét nghiệm máu bác sỹ sẽ kết luận được chính xác mẹ bầu có đang bị thiếu sắt hay không? Để có chỉ định dùng thuốc sắt phù hợp.
Sau cột mốc xét nghiệm ở 3 tháng đầu, mức heamoglobin được kiểm tra lại ở tuần thứ 28. Tuy nhiên, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi, bạn nên yêu cầu được xét nghiệm máu sớm hơn.

Xét nghiệm máu phát hiện bất thường hồng cầu
Thông qua việc xét nghiệm máu, bác sĩ chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Hai căn bệnh rối loạn tế bào máu này có thể gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ, cản trở sự phát triển của thai nhi. Nếu để lâu, thai nhi sẽ khó có thể phát triển bình thường và gặp những dị tật.
Ngoài ra, trong các trường hợp đặc biệt bác sĩ sẽ chỉ định một số loại xét nghiệm đặc biệt thêm để chẩn đoán chính xác được tình trạng của mẹ và thai nhi khi các xét nghiệm trên không đủ để đưa ra kết luận.
Việc thực hiện các xét nghiệm tiền sản là hoàn toàn cần thiết, và được thực hiện trong những tuần thai kì quan trọng, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và làm xét nghiệm nếu muốn, tránh trường hợp nguy hiểm cho thai nhi.

No comments:

Post a Comment