Thursday, February 28, 2019

Vì sao phái nam còn tồn tại trên trái đất ?

Một nghiên cứu mới phát hiện rằng trong quá trình tiến hóa, đàn ông mất phần lớn những gen gốc, bao gồm cả trên nhiễm sắc thể Y, tuy nhiên những gen quan trọng đối với sự sống vẫn được bảo quản nguyên vẹn.>> https://phantichadn.com/

Vì sao phái nam còn xuất hiện trên trái đất ?

Phần lớn những gen gốc còn lại trên nhiễm sắc thể Y có vẻ như ít tham gia vào việc quyết định giới tính hay sản sinh tinh trùng, nhưng lại có mặt tích cực trên khắp cơ thể và có thể đóng góp vào sự khác nhau giữa nam và nữ trên phương diện một số căn bệnh.
“Tất cả những gen còn sót lại qua quá trình tiến hóa ở các loài khác nhau đều có những đặc điểm chung giúp phân biệt chúng với những gen bị loại bỏ. Chúng thật sự đặc biệt, không phải may mắn,” Daniel W. Bellott, tác giả của nghiên cứu này, chia sẻ. Ông hiện đang là nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu y sinh Whitehead, Cambridge, Mass. “Chúng tôi cho rằng những gen này rất quan trọng đối với sự phát triển của nam giới, và cần thiết cho sự sinh tồn của phái mạnh.”
Nhiễm sắc thể giới tính ở người, X và Y, đã tiến hóa trong suốt 300 triệu năm từ những nhiễm sắc thể không liên quan đến giới tính. Nhiễm sắc thể X giữ lại 98% bộ gen của nó, nhưng nhiễm sắc thể Y trải qua quá trình suy thoái gen, chỉ còn giữ lại được 3% bộ gen gốc. Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã tái tạo quá trình tiến hóa của nhiễm sắc thể Y trên người và 7 loài động vật có vú khác để tìm ra liệu yếu tố may rủi có tham gia vào việc quyết định sự sống còn của gen, hoặc có yếu tố nào khác đã tách những gen này ra khỏi nhóm gen bị loại bỏ trong quá trình tiến hóa.
Kết quả thu được cho thấy những gen sống sót được biểu hiện nhiều hơn trong các mô ở khắp cơ thể so với các gen bị loại bỏ. Những gen sống sót còn tham gia vào việc giải mã và phiên dịch các gen khác xuyên suốt bộ gen.>> Bảng giá làm thẻ ADN cá nhân
Cặp nhiễm sắc thể giới tính. Ảnh: Sebastian Kaulitzki, Shutterstock
Hơn nữa, để một sinh vật có thể sinh tồn, đa phần các gen sống sót phải bắt cặp với bản sao tương ứng của chúng trên nhiễm sắc thể X. Nói cách khác, nếu mất đi bản sao tương ứng trên nhiễm sắc thể Y, sinh vật sẽ khó có thể sinh tồn, theo nghiên cứu mới đây trên tạp chí Nature. Một gen trên nhiễm sắc thể Y quyết định giới tính: biểu hiện của nó sẽ kích hoạt quá trình hình thành tinh hoàn, sau đó tinh hoàn sẽ sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục. Các hormone này là nguồn gốc cho những đặc điểm của nam giới như thân hình cơ bắp và giọng nói trầm. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng đây chỉ là một phần vai trò của nhiễm sắc thể Y.
“Vai trò quyết định giới tính thật sự chỉ do một gen đảm nhiệm,” Bellott cho biết. Phần còn lại trên nhiễm sắc thể Y có thể là nguồn gốc của những khác biệt khó thấy ở các mô trong suốt cơ thể giữa hai giới.
“Những gen này có thể đang làm nhiều công việc chưa được đánh giá đúng mức. Ngoài phương diện sinh sản, chúng còn có thể đóng vai trò lớn trong sự khác biệt giữa nam và nữ,” ông chia sẻ. Nhiều căn bệnh có tỉ lệ xuất hiện khác nhau ở nam và nữ, và vẫn chưa được giải thích thuyết phục bằng sự khác biệt giới tính. Ví dụ như bệnh tự kỷ phổ biến hơn ở nam so với nữ, trong khi các bệnh liên quan đến tự miễn dịch lại xuất hiện nhiều hơn với phái nữ.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, tỷ lệ mắc bệnh khác nhau ở nam và nữ có thể là do nguyên nhân từ sự khác nhau ở cơ thể, sự khác nhau sâu hơn ở cấp độ tế bào.
Bước kế tiếp, nhóm nghiên cứu dự định xem vai trò của nhiễm sắc thể Y, và nó có tác động như thế nào đối với sự khác nhau giữa tế bào của nam và nữ, điều này có thể sẽ là khởi đầu của y sinh.
“Tất cả sự khác biệt đến hằng hà sa số giữa nam giới và nữ giới – từ giải phẫu học cho đến sự mẫn cảm với bệnh – bắt nguồn từ sự khác nhau trong gen của nhiễm sắc thể X và Y”, nhóm nghiên cứu cho biết.
<Theo Live Science>

Tham khảo giám định ADN để chọn lựa bạn đời

Hôm nay bạn đi hẹn hò buổi đầu tiên? Cơ hội dẫn đến đám cưới, một phần có thể còn tùy thuộc vào sự giống nhau giữa ADN của bạn và người ấy.>> Giám định ADN hành chính

Bật mí giám định ADN để chọn lựa bạn đời

Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (ngày 19/5/2014) phát hiện rằng người ta có xu hướng chọn bạn đời có những đặc điểm giống nhau về gen di truyền. Tuy hiệu ứng này chưa thật sự rõ ràng (nếu so sánh với các điểm tương đồng khác giữa hai người, ví dụ như trình độ học vấn sẽ có ảnh hưởng rõ rệt hơn nhiều), nhưng lại quan trọng để biết rằng quá trình ghép đội thật sự không phải là ngẫu nhiên về mặt gen di truyền.
HIệu ứng di truyền thậm chí còn có thể biểu hiện hay đóng góp vào sự bất công xã hội. Ví dụ như hệ thống xã hội Mỹ hiện nay có thể đã vô tình phân chia người dân theo gen, hoặc góp phần vào sự chia rẽ như được thấy trong các cấp của ADN của chúng ta.
Chọn người bạn đời
Khi bàn đến hôn nhân, người ta thường dùng thành ngữ “nồi nào úp vung đó”, và nhiều công trình nghiên cứu đã phát hiện ra người ta thường kết hôn với những người có điểm tương đồng về học vấn, tầng lớp xã hội, chủng tộc hoặc thậm chí là trọng lượng cơ thể. Hiện tượng này được gọi là ghép đôi có lựa chọn.
Có nhiều yếu tố dẫn đến hôn nhân, trong đó có gen. Ảnh: Shutterstock
Câu hỏi là liệu sự khác nhau giữa ghép đôi có lựa chọn và phần còn lại có được nhìn thấy ở cấp độ gen di truyền, theo như nghiên cứu của Benjamin Domingue tại Đại học Colorado. Nhóm nghiên cứu đã xét nghiệm ADN từ dữ liệu di truyền của 825 người Mỹ da trắng (không có gốc Latin) tham gia chương trình nghiên cứu Sức khỏe và nghỉ hưu Mỹ. Học đã so sánh sự giống nhau về ADN của các cặp vợ chồng, với sự giống nhau giữa các cá nhân ngẫu nhiên và không bắt cặp.>> Thẻ ADN cá nhân
Kết quả cho thấy các cặp vợ chồng có những đoạn ADN tương đồng nhiều hơn so với những cặp ngẫu nhiên.
Sắp xếp lại
Nhà nghiên cứu Benjamin Domingue. Ảnh: University of Colorado
Tuy nhiên gen đóng vai trò trong nhiều tiêu chí mà người ta thường dùng để tìm một nửa kia, bao gồm quê quán, khả năng tư duy và nhiều hơn nữa. Nhóm nghiên cứu cố gắng giải thích những yếu tố này bằng cách giới hạn trong đặc điểm địa lý mà sau đó kết quả phân tích gen vẫn giữ nguyên. Họ cũng đã khảo sát kết quả thu được trên phương diện thành tựu học vấn, vốn phần nào được quyết định bởi khả năng tư duy.
Họ phát hiện rằng sau khi giới hạn trong thành tựu học vấn, hiệu ứng gen giảm 42%. Nhìn chung, hiệu quả phân loại của trình độ học vấn mạnh gấp 3 lần phân loại theo gen.
Hiệu ứng gen của thành tựu học vấn chỉ đóng một vai trò nhỏ: Nhóm nghiên cứu thấy rằng ở một cặp vợ chồng, không quá 10% giống nhau giữa trình độ học vấn và gen di truyền.
Kết quả được giới hạn trong các cặp da trắng (không có gốc Latin) và nghiên cứu này chỉ là “bước đầu tiên” trong việc tìm ra yếu tố di truyền đằng sau quá trình chọn bạn đời. Vẫn còn có nhiều câu hỏi, ví dụ như liệu gen có giúp thuyên chuyển một người vào những môi trường – chẳng hạn như trường học hay thương trường – nơi mà họ tình cờ gặp gỡ và bắt cặp với người có chung đặc điểm gen, như thế sẽ giúp giải thích rõ ràng hơn hiệu ứng gen.
Hiểu được cách thức sự tương đồng gen tác động đến quá trình bắt cặp là rất quan trọng, bởi vì những nhà nghiên cứu gen và tiến hóa không thể suy đoán rằng gen được tổ hợp một cách ngẫu nhiên. Các nhà di truyền học thường cố gắng ước lượng sự bắt cặp không ngẫu nhiên này bằng cách so sánh với các dữ kiện của cha mẹ, tuy nhiên phương pháp này vô cùng khó khăn.

Đoán trước khi sinh bằng nghiên cứu ARN có trong máu

Nghiên cứu gần đây cho thấy những mảnh nhỏ ADN lưu chuyển trong máu một người có thể cho phép các nhà khoa học theo dõi tiến triển của ung thư và thậm chí có thể biết được quá trình phát triển gen của bào thai. Tuy nhiên việc tách chiết và giải trình tự các mảnh nhỏ gen này chỉ thu được chút ít thông tin về cách thức ADN được sử dụng để tạo nên những dãy hằng hà sa số những tế bào, mô và các tiến trình sinh học hình thành nên cơ thể và cuộc sống của chúng ta.>> https://phantichadn.com/

Chẩn đoán trước khi sinh bằng nghiên cứu ARN có ở máu

Hiện nay các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford đã có bước tiến vượt bậc, không còn phải chỉ dựa trên các dữ liệu tĩnh có được từ giải trình tự ADN có trong máu. Thay vào đó, họ tạo nên một bức tranh sinh động hơn bằng cách theo dõi sự thay đổi hàm lượng của một loại vật chất di truyền khác – ARN – có trong máu. Đó là sự khác nhau về mặt sinh học giữa một bức ảnh tĩnh và một đoạn phim khi tìm hiểu cơ thể đang làm gì và tại sao như thế.
Tiến sỹ Stephen Quake. Ảnh: Stanford School of Medicine
“Chúng tôi nghĩ rằng kỹ thuật này giống như một loại “ống nghe phân tử,” Tiến sỹ Stephen Quake cho biết, ông hiện đang là giáo sư ngành kỹ thuật sinh học và vật lý ứng dụng, “và nó rất hữu dụng khi bạn muốn phân tích bất kỳ mô nào. Có rất nhiều ứng dụng tiềm năng cho công trình này. Chúng tôi có thể sử dụng nó để tìm những bất thường của quá trình mang thai, như tiền sản giật hay các dấu hiệu của sinh non. Và chúng tôi hy vọng có thể ứng dụng nó để theo dõi các vấn đề sức khỏe khác ở nhiều loại cơ quan.”
Tiến sỹ Quake và cộng sự đã kết hợp sử dụng phương pháp microarray lưu lượng cao và giải trình tự gen thế hệ mới để phân tích trình tự và nồng độ liên quan của ARN có trong máu của những phụ nữ có thai, những người tình nguyện khỏe mạnh và các bệnh nhân Alzheimer. Bằng cách tập trung vào các những thông tin ARN có chức năng tổng hợp protein chỉ ở một số mô nhất định, họ có thể theo dõi quá trình phát triển hoặc tình trạng sức khỏe của một số bộ phận cụ thể trong suốt cơ thể.
Lực lượng lao động cấp tế bào
Ngoại trừ một số ngoại lệ, hệ gen của bạn (được mã hóa bởi các ADN) có mặt ở mọi tế bào trên người bạn. Các mô và tế bào cụ thể được hình thành bằng cách biểu hiện của một số tập hợp con chuyên biệt từ hàng ngàn lựa chọn trong hệ gen của bạn. Biểu hiện gen này được hoàn thành từng phần thông qua các phân tử được gọi là ARN thông tin, có chức năng mang những thông điệp được mã hóa từ trong gen đến các nhà máy sản xuất protein của tế bào. Các protein chuyên biệt và các phân tử điều hành khác trong mỗi tế bào sẽ quyết định gen nào được biểu hiện, khi nào được biểu hiện và số lượng mỗi thông điệp ARN được sản xuất. Kết quả là những trình tự cụ thể mà ARN thông tin sử dụng có thể thay đổi đa dạng giữa các mô và vô vàn các trạng thái sinh học và môi trường khác.>> xét nghiệm ADN
Hàng thập kỷ nay người ta đều biết rằng trong máu có chứa hàm lượng rất nhỏ các ADN và ARN tự do được phóng thích từ các tế bào chết hoặc bị hư hỏng trong khắp cơ thể. Thông thường tế bào chết rồi được thay thế là một quá trình tự nhiên, trong vài trường hợp đó còn là kết quả của bệnh tật. Tuy nhiên, mãi cho đến gần đây, phân tích loại hình vật liệu di truyền này vẫn còn gặp nhiều khó khăn do số lượng quá ít của chúng.
Kỹ thuật giải trình mới với khả năng xử lý một hàm lượng vật chất di truyền vô cùng nhỏ đang mở ra cánh cửa rộng cho các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Phần lớn các nỗ lực nghiên cứu đã tập trung vào phân tích ADN có trong máu, gồm xác định trình tự của nó hoặc so sánh số lượng tương quan của một số nhiễm sắc thể cụ riêng biệt. Những kỹ thuật này đã được ứng dụng để tầm soát ung thư bằng cách tìm kiếm các đột biến cụ thể không xuất hiện trong hệ gen của bệnh nhân. Tiến sỹ Quake đã có bước đi tiên phong, cho phép các bác sĩ xác định tình trạng bất thường của thai nhi như hội chứng Down, có nguyên nhân do bản sao phụ của nhiễm sắc thể. Theo ước tính năm 2013, từ kỹ thuật ban đầu của Quake, có hơn 500.000 thai phụ sử dụng phương pháp xét nghiệm thai nhi không xâm lấn để tìm hiểu tình trạng sức khỏe của bào thai.
Xét nghiệm ADN thai nhi có thể phát hiện sớm bất thường nhiễm sắc thể. Ảnh: Shutterstock
Theo dõi sự phát triển của thai nhi
Trong nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật từng được phát triển tại phòng lab của Quake để xác định các phân tử ARN trong người thai phụ, bao gồm phân tử nào có nguồn gốc từ thai nhi và phân tử nào là của mẹ. Phương pháp xét nghiệm trước sinh không xâm lấn đơn giản bằng cách phân tích mẫu máu của thai phụ qua từng ngày, họ có thể theo dõi được sự phát triển của các mô cụ thể, bao gồm não và gan của thai nhi cũng như nhau thai, trong suốt 3 giai đoạn của thai kỳ.
Quake và các cộng sự tin rằng kỹ thuật này có thể được sử dụng rộng rãi như một công cụ chẩn đoán hiệu quả, bằng cách phát hiện các tín hiệu bất thường từ các cơ quan bị bệnh, có lẽ trước cả khi có các dấu hiệu lâm sàng. Cụ thể là họ có thể phát hiện sự tăng cao của hàm lượng ARN thông tin từ tế bào neuron thần kinh ở các bệnh nhân Alzheimer khi so sánh với các người bình thường.
Cuối cùng, bên cạnh việc theo dõi hàm lượng ARN thông tin (có chức năng mã hóa các chỉ dẫn sản xuất protein), nhóm nghiên cứu còn có thể phát hiện các dạng khác ARN khác – ví dụ như ARN dài, không mã hóa và ARN vòng – có thể có vai trò điều khiển chủ chốt trong tế bào. Phân tích sâu hơn các phân tử này có thể mang lại thêm thông tin về sức khỏe và bệnh tật.
“Chúng tôi đã vượt qua giới hạn, từ chỗ chỉ tìm ra trình tự gen, tiến đến thật sự phân tích và hiểu phương thức hoạt động của gen,” Quake cho hay. “Việc tìm ra trình tự ADN của một gen có trong máu đã được cho thấy có nhiều lợi ích trong một số trường hợp, như ung thư, sản phụ và cấy ghép cơ quan. Phân tích được ARN sẽ mở ra một cái nhìn rộng lớn hơn về những gì đang diễn ra trong cơ thể tại bất kỳ thời điểm cụ thể nào.”

Wednesday, February 27, 2019

Gợi ý biện pháp mới giám nghiệm thai nhi

Phương pháp sàng lọc trước sinh mới nhất hiện nay, có độ chính xác cao và không xâm lấn, được thực hiện dựa trên việc phân tích adn của thai nhi có trong máu của người mẹ. Phương pháp này có thể được thực hiện vào cuối giai đoạn thứ nhất của thai kỳ và đạt tỷ lệ chính xác cao so với các phương pháp truyền thống.>> dịch vụ xét nghiệm ADN huyết thống

Gợi ý cách thức mới giám nghiệm thai nhi

Theo thống kê vào năm 2005 của Bộ Y tế, tại Việt Nam số người mắc các dị tật bẩm sinh và bất thường về nhiễm sắc thể chiếm 0,26% trên tổng số bệnh nhân tại các bệnh viện . Hàng năm ở nước ta có khoảng 20.000 trường hợp trẻ có dị tật bẩm sinh và bất thường về nhiễm sắc thể gây ra Hội chứng Down được sinh ra, nhưng trên thực tế trong cộng đồng, con số này có thể lớn hơn rất nhiều. Việc phát hiện sớm các bất thường nhiễm sắc thể là việc cần thiết để người mẹ có nhiều lựa chọn cho thai nhi trong bụng.
Báo The New York Times và Discover đã có bài giới thiệu về phương pháp xét nghiệm trước sinh không xâm lấn với nhiều ưu điểm như có thể phát hiện sớm các bất thường nhiễm sắc thể từ tuần lễ thứ 10 của thai kỳ, và an toàn với thai nhi hơn so với phương pháp chọc ối truyền thống.
Chẩn đoán trước sinh
Hơn 30 năm trước, một người bạn của tôi đã có thai ngoài ý muốn ở tuổi 37, bác sỹ sản khoa khuyên không nên làm xét nghiệm thai nhi bằng phương pháp chọc ối vì “quá nguy hiểm” và có nguy cơ sẩy thai. Cuối cùng, cháu bé ra đời và bị ảnh hưởng trầm trọng bởi hội chứng Down, vốn có thể dễ dàng phát hiện được nếu trước đó cô ấy làm xét nghiệm trước sinh.
Với nền y học hiện nay thì câu chuyện của bạn tôi sẽ có một hồi kết khác. Cô ấy sẽ trải qua một loạt các xét nghiệm sàng lọc, và nếu kết quả cho thấy có nguy cơ cao mắc hội chứng Down thì phương pháp xét nghiệm thai xâm lấn thông qua chọc ối (amniocentesis) sẽ được thực hiện. Cô ấy sẽ có quyền lựa chọn bỏ hay giữ cái thai.
Xét nghiệm thai nhi bằng phương pháp không xâm lấn có thể phát hiện sớm Hội chứng Down. Ảnh: The New York Times
Trong tương lai, nếu một sản phụ quyết định giữ lại thai có dấu hiệu của hội chứng Down, cô ta sẽ được đề nghị thực hiện các biện pháp điều trị trước sinh nhằm làm giảm sự phát triển của những tác nhân tiêu cực lên thai.
Chẩn đoán trước sinh đã đạt được bước tiến lớn kể từ giữa thập niên 70 và hiện tại đang trên đỉnh cao của những phát triển mang tính cách mạng, góp phần làm cho việc chẩn đoán thai là một phần không thể thiếu của quá trình chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Phương pháp sàng lọc mới
Gần bốn thập kỷ kể từ khi phương pháp chọc ối được công nhận rộng rãi, các kỹ thuật mới không ngừng đạt được những tiến bộ trong việc nâng cao độ chính xác và an toàn cho các chẩn đoán trước sinh. Người ta đã phát triển phương pháp xét nghiệm thai nhi có thể phát hiện được hơn 800 rối loạn gen và số thai phụ phải thực hiện chọc ối hay CVS (chorionic villus sampling) giảm đi đáng kể.
Phương pháp sàng lọc mới nhất hiện nay, có độ chính xác cao và không xâm lấn, được thực hiện dựa trên việc phân tích ADN của thai nhi có trong máu của người mẹ. Theo nghiên cứu ở một số quốc gia, phương pháp này khá chính xác trong việc phát hiện hội chứng Down ở một vài trường hợp đã bị bỏ sót và từ đó giúp giảm thiểu số thai phụ phải làm xét nghiệm xâm lấn để xác định hay loại bỏ sự hiện diện của Down.
Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn bằng cách phân tích ADN của thai nhi có trong máu người mẹ. Ảnh: ostetriciaeginecologia.sm
Xét nghiệm mới này được thực hiện vào cuối giai đoạn 1 của thai kỳ, có thể phát hiện thêm các bệnh về gen khác, ví dụ như có thêm các bản sao của nhiễm sắc thể 13 và 18, hay mất đi một nhiễm sắc thể giới tính. Tuy nhiên hiện nay Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vẫn chưa phê duyệt loại xét nghiệm mới này, và Trường Cao đẳng Sản và phụ khoa Hoa Kỳ đề xuất chỉ nên áp dụng cho các trường hợp có nguy cơ cao mắc các chứng bất thường nhiễm sắc thể.
Theo Tiến sỹ Diana W. Bianchi, nhà nghiên cứu nhi khoa và gen đến từ Đại học Dược Tufts, phần lớn các thai phụ đều có thể thực hiện phương pháp sàng lọc mới này nếu có yêu cầu của bác sĩ và họ tự nguyện trả các chi phí phát sinh. Tiến sỹ Bianchi, hiện nay đang tham gia trong ban cố vấn cho một công ty thực hiện các xét nghiệm ADN thai nhi, cho biết bà kỳ vọng các xét nghiệm này sẽ sớm nằm trong danh sách thực hiện cho tất cả các phụ nữ có thai bởi vì ngoài “sự chính xác lạ thường” khi phát hiện hội chứng Down ở thai nhi, chúng có thể được thực hiện sớm hơn các phương pháp khác và từ đó giảm thiểu chi phí cũng như nguy cơ xảy ra biến chứng.
Thực nghiệm khoa học
Tại Mỹ, cứ 700 trẻ em ra đời thì có 1 trường hợp mắc hội chứng Down, đây được xem là chứng bất thường nhiễm sắc thể phổ biến nhất cho đến thời điểm hiện nay. Nó gây ảnh hưởng cả về thể lực và trí lực đủ mức độ từ nhẹ đến nặng.
Trong quá khứ, quyết định thực hiện xét nghiệm nước ối hay C.V.S được dựa trên tuổi của thai phụ hay quá trình theo dõi về gen. Phụ nữ tuổi càng cao, thì càng có nguy cơ sinh con có khiếm khuyết về gen do một số bất thường về nhiễm sắc thể.>> Xét nghiệm ADN hành chính
Xét nghiệm thai nhi xâm lấn bằng phương pháp chọc ối.
Theo tiêu chuẩn hiện nay, tất cả phụ nữ có thai sẽ được đề nghị thực hiện một loạt các xét nghiệm sàng lọc (prenatal diagnosis) không xâm lấn vào giai đoạn thứ nhất và thứ hai của thai kỳ nhằm phát hiện hiện khả năng bào thai có thêm một nhiễm sắc thể số 21, vốn là nguyên nhân gây ra Hội chứng Down. Sau đó thai phụ sẽ quyết định việc thực hiện chọc ối (hoặc CVS) hay không.
Gộp chung lại thì các phương pháp sàng lọc truyền thống có thể phát hiện 92% các ca mắc Hội chứng Down, nhưng lại bỏ qua 8% còn lại. Tiếp đó, trong các kết quả kết luận dương tính với Down, có 5% không chính xác.
Phương pháp chọc ối được thực hiện vào tuần thứ 15 đến 20 của thai kỳ, bao gồm đưa một mũi kim dài vào bọc ối của người mẹ, sau đó hút ra một lượng nước ối và tế bào bao quanh thai nhi. Ở phương pháp CVS, người ta thường làm tại tuần thứ 11 của thai kỳ, bằng cách lấy mẫu tế bào thai nhi từ nhau thai. Các tế bào sau đó được phân tích để kiểm tra các khiếm khuyết về gen. Cả hai cách làm này đều có một xác suất nhỏ dẫn đến sẩy thai.
Phương pháp chẩn đoán mới bằng cách phân tích ADN của thai có trong máu của người mẹ có thể phát hiện hầu như toàn bộ các trường hợp mắc hội chứng Down, và trong số đó chỉ có ít hơn 1% báo dương tính giả. Chỉ những trường hợp có kết quả dương tính mới cần phải thực hiện chọc ối hay CVS để kết luận sự hiện diện của hội chứng Down, và chỉ có 1 trong số 1000 phụ nữ đã được chẩn đoán bằng phương pháp mới cần phải tiếp tục tiến hành phương pháp xâm lấn để xác định rõ bào thai của cô ấy không có hội chứng Down.
Hướng phát triển tương lai
Trong một bài báo đăng trên Tạp chí y học New England, Stephanie Morain, nghiên cứu sinh tại Đại học Harvard, cùng với đồng tác giả cho rằng phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi có một số hạn chế nhất định. Một số hội chứng bất thường nhiễm sắc thể vẫn bị bỏ sót nếu so sánh với phương pháp sàng lọc truyền thống, và “phương pháp mới này chưa được ngành bảo hiểm áp dụng rộng rãi”. Chi phí cho các xét nghiệm khoảng từ $800 đến hơn $2000, mặc dù một số công ty đưa ra “giá giới thiệu” đặc biệt chỉ vào khoảng $200.
Phương pháp mới này không được yêu cầu phải tuân theo các tiêu chuẩn ngặt nghèo về an toàn và hiệu quả ban hành bởi FDA, và chỉ có thể áp dụng cho các ca sinh đơn. Hàng chục ngàn xét nghiệm đã được thực hiện cho đến thời điểm hiện nay.
Người ta chỉ cần lấy một ít mẫu máu của người mẹ, trong đó có chứa ADN của cô ta và cả thai nhi. Trong một lần phỏng vấn, tiến sỹ Bianchi đã chia sẻ rằng tại tuần lễ thứ 10 của thai kỳ, trung bình chỉ có khoảng 10-12% ADN trong máu của người mẹ là ADN của bào thai.
Sử dụng các kỹ thuật giải trình tự gen tiên tiến, người ta sẽ phân tích ADN nhanh chóng chỉ với một chi phí tương đối thấp, bởi vì một lần thực hiện có thể phân tích đồng thời mẫu của nhiều người. Tiến sỹ Lee P. Shulman, nhà di truyền học tại Đại học dược Northwestern Feinberg, nhấn mạnh rằng phương pháp xét nghiệm ADN mới này cũng giống như các phương thức sàng lọc khác, không thực sự là “chẩn đoán” đúng nghĩa, một kết quả dương tính cần phải được xác nhận bởi một xét nghiệm nước ối hay CVS.

Con người chỉ có thể dùng hết 8.2% ADN

Hơn một thập kỷ trôi qua kể từ khi dự án Bản đồ gen người hoàn thành, một dự án hợp tác quy mô toàn cầu để giải mã các “ký tự” trong ADN của chúng ta. Nỗ lực to lớn này đã mở ra những khám phá di truyền học mang tính cách mạng tại thời điểm đó, nhưng hơn 10 năm sau người ta vẫn chưa thể biết chính xác bao nhiêu phần trăm trong bộ gen người thật sự giữ vai trò quan trọng.>> Bảng giá làm thẻ ADN cá nhân

Con người chỉ có khả năng dùng hết 8.2% ADN

Một nghiên cứu mới đăng trên PLOS Genetics cho rằng chỉ có 8,2% ADN của người, hay khoảng 250 triệu cặp ký tự ADN, là có chức năng, và hơn 2 tỷ cặp còn lại không giữ vai trò gì.
Kết quả này cao hơn so với ước tính trước đây vốn chỉ khoảng 3-5%, và thấp hơn rất nhiều so với con số 80% được công bố vào năm 2012 bởi Encyclopedia of DNA Elements Project (ENCODE), một dự án công ích được dẫn đầu bởi Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về bộ gen người, tập trung nghiên cứu vai trò của 3 tỷ ký tự trong ADN người.
Giáo sư Chris Ponting. Ảnh: Wikipedia
Khác biệt số liệu có thể là do quan niệm không đồng nhất về “ADN có chức năng”, Chris Ponting cho biết, đồng tác giả công trình nghiên cứu và hiện đang là giáo sư di truyền học tại Đại học Oxford.
“Dự án ENCODE đếm tất cả các phân đoạn của ADN mà tại đó có diễn ra những hoạt động của protein, dù cho những hoạt động này có hữu ích hoặc không đối với tế bào,” Ponting chia sẻ với Live Science. “Khó khăn ở chỗ hoạt động của protein diễn ra tại tất cả ADN, ví dụ như khi chúng tự nhân bản trước khi phân bào.”
Trong nghiên cứu mới này, Ponting và các cộng sự cho biết phần lớn bộ gen người không có chức năng, hay còn được gọi là “ADN rác”. Theo như kết quả nghiên cứu, một số các ADN rác này có thể tham gia tác động vào biểu hiện gen, nhưng chỉ một phần nhỏ trong đó. Thay vào đó, hơn 90% bộ gen người có thể không được sử dụng.>> trung tâm giám định adn
“Dù cho người ta có chấp nhận hay không, phần lớn bộ gen của chúng ta là rác,” Dan Graur cho biết, ông hiện đang là giáo sư sinh học phân tử tiến hóa tại Đại học Houston, Texas. “Chúng ta biết điều này bởi vì có nhiều sinh vật với bộ gen nhỏ hơn rất nhiều so với con người và các sinh vật khác với bộ gen lớn hơn chúng ta rất nhiều. Kích thước bộ gen thật sự không là vấn đề.”
Lấy ví dụ bộ gen của lúa mì, có kích thước gấp 5 lần bộ gen người, theo như nghiên cứu vừa đăng tải trên tạp chí Science.
Chỉ 8,2% ADN người là có chức năng hoạt động. Ảnh: Shutterstock
Trong nghiên cứu mới, người ta sử dụng một hình mẫu tiến hóa để ước tính tỷ lệ phần trăm bộ gen người sẽ có chức năng hoạt động và tỷ lệ phần trăm là rác. Đột biến ngẫu nhiên xảy ra ở ADN. Mã di truyền có ít đột biến thường đóng vai trò quan trọng bởi vì chúng cho biết những phân vùng này của bộ gen nhiều khả năng thực hiện những chức năng quan trọng, Ponting giải thích.
Nhóm nghiên cứu đã xét nghiệm ADN sau đó so sánh trình tự gen của 12 loài động vật có vú, bao gồm gia súc, chồn sương, thỏ và gấu trúc để thấy được cách mà ADN của những loài này đã thay đổi so với tổ tiên chúng cách đây 100 triệu năm. Sau đó, họ đếm những phân đoạn ADN còn được giữ lại nguyên vẹn sau quá trình chọn lọc tự nhiên.
“Chúng tôi đã lựa chọn cẩn thận số lượng có hoạt động bằng cách kiểm tra kỹ càng những gì đã diễn ra trong suốt giai đoạn dài tiến hóa,” Ponting cho biết.
Những động vật có họ hàng gần với con người sẽ chia sẻ nhiều trình tự ADN tương đồng hơn so với các loài họ hàng xa. Ví dụ như giữa người và chuột có chung 2,2% ADN chức năng bởi vì đã có một số lượng lớn các đột biến xảy ra từ cách đây hơn 80 triệu năm.
Tương tự như ở người, chỉ 8,2% ở các loài động vật này có chức năng cụ thể. Tuy nhiên, có một số ADN quan trọng hơn phần còn lại. Khoảng hơn 1% ADN người có chức năng mã hóa protein, các protein này sau đó đảm nhiệm phần lớn các chức năng sinh học của cơ thể. 7% Còn lại có thể đóng vai trò điều tiết hoạt động của những gen mã hóa protein này bằng cách quyết định thời điểm bật và tắt chúng.
Những kết quả này có thể giúp nghiên cứu các loại bệnh và các chứng rối loạn. “Nếu phải xác định vị trí những đột biến gen gây bệnh, chúng tôi chỉ việc xem xét trong phạm vi dưới 10% của bộ gen người,” Ponting chia sẻ.

Tuesday, February 26, 2019

ADN không hẳn là vật chất di truyền hoàn toàn

Nghiên cứu mới cho thấy các đặc điểm di truyền qua các thế hệ không chỉ được quyết định một mình bởi ADN, mà còn bởi các vật liệu khác trong tế bào.>> trung tâm xét nghiệm gentis

Gen không phải vật chất di truyền hoàn toàn

Các nhà khoa học đã nghiên cứu những protein tìm thấy trong tế bào, được gọi là histone, vốn không phải là mã di truyền nhưng lại đóng vai trò như những lõi mà các chuỗi ADN cuộn quanh. Histone được biết đến với chức năng điều khiển việc tắt mở gen.
Nhóm nghiên cứu khám phá ra rằng ở các protein này xảy ra các sự thay đổi tự nhiên làm ảnh hưởng đến cách chúng điều khiển gen. Các thay đổi này có thể được lưu giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác và tác động đến sự di truyền các đặc điểm sinh học. Với phát hiện này, ADN lần đầu tiên được chứng minh không chỉ là căn cứ duy nhất cho việc di truyền các đặc điểm sinh học. Nó mở ra hướng nghiên cứu vào cách thức và thời điểm mà phương thức di truyền này xảy ra trong tự nhiên, và liệu nó có mối liên kết nào với một số đặc điểm cụ thể hay tình trạng sức khỏe.
Giáo sư Robin Allshire, người dẫn đầu dự án. Ảnh: Epigenesys.eu
Nó còn có thể cho các nhà nghiên cứu biết được liệu các thay đổi ở histone protein gây ra bởi những điều kiện tự nhiên – như stress hay chế độ dinh dưỡng – có thể ảnh hưởng đến chức năng của gen di truyền cho thế hệ sau.
Nghiên cứu này khẳng định một sự trông chờ từ lâu trong giới khoa học rằng những thay đổi diễn ra ở protein histone có thể điều khiển gen di truyền qua các thế hệ. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của quá trình này vẫn còn phải được tiếp tục theo dõi.>> Bảng giá xét nghiệm ADN huyết thống
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra giả thuyết này bằng cách tiến hành các thí nghiệm trên một con men có cơ chế điều khiển gen tương tự như tế bào người. Các thay đổi được đưa vào một protein histone, bắt chước như quá trình xảy ra một cách tự nhiên, làm cho nó tắt các gen gần đó. Hiệu ứng này được truyền qua các thế hệ sau đó của tế bào con men.
Các protein histone hỗ trợ cấu trúc cho nhiễm sắc thể, chuỗi ADN cuộn xung quanh histone để đạt kích thước nhỏ nhất. Ảnh: Darryl Leja, NHGRI
Công trình này đã được tăng tải trên tạp chí Science và được tài trợ bởi Wellcome Trust và EC EpiGeneSys Network.
Giáo sư Robin Allshire đến từ khoa Sinh thuộc Đại học Edinburgh, người dẫn đầu dự án nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi đã cho thấy những thay đổi ở các cuộn histone tạo thành nhiễm sắc thể có thể được sao chép và di truyền qua các thế hệ. Phát hiện của chúng tôi khẳng định ý tưởng rằng các đặc điểm di truyền có thể là ngoại di truyền, điều đó cũng nghĩa là chúng không chỉ phụ thuộc vào những thay đổi ở ADN của một gen.”

Triển vọng sao ghép cơ quan của lợn sang con người

Bằng một phương pháp chỉnh-sửa-gen mới đầy ưu việt, các nhà nghiên cứu đã tiến một bước trong việc cấy ghép bộ phận của heo sang người. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Science, họ mô tả phương pháp CRISPR được dùng để chỉnh sửa tế bào của heo nhằm triệt tiêu các chuỗi ADN nguy hiểm có mặt tại 62 vùng trên bộ gen của con vật.>> Xét nghiệm ADN hành chính

Triển vọng cấy ghép bộ phận của heo sang con người

Chỉ riêng tại Mỹ, hiện có khoảng 122.500 người đang chờ đợi phẫu thuật cấy ghép để giành giật mạng sống, do đó một nguồn cung cấp ổn định nội tạng heo có thể là cứu cánh bởi vì chúng có kích thước tương đương với ở người.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa ai giải quyết được vấn đề sốc phản vệ do tế bào của heo gây ra, hơn nữa các tế bào này còn ẩn chứa nguy cơ tiềm tàng khác: ADN của chúng có chứa rải rác nhiều đoạn copy ADN có nguồn gốc từ một loại virus và vẫn có thể tạo ra những mẫu virus lây nhiễm. Loại retrovirus có trong lợn (porcine endogenous retrovirus – PERV) này có thể di chuyển từ heo sang tế bào người qua đường thức ăn, và lây nhiễm sang tế bào người được cấy ghép trên những con chuột có hệ miễn nhiễm yếu.
George Church, tác giả công trình nghiên cứu. Ảnh: Havard University
Những đoạn ADN có nguồn gốc từ PERV này chính là nghiên cứu CRISPR mới của nhà di truyền học George Church và cộng sự tại Đại học Havard, với hy vọng có thể hồi sinh ý tưởng “dị ghép”.
Dựa trên cơ chế phòng vệ cổ xưa mà vi khuẩn sử dụng nhằm tiêu diệt ADN của các virus xâm nhập, các nhà nghiên cứu đã phát triển phương pháp CRISPR để nhắm một vị trí cụ thể trên bộ gen bằng một đoạn RNA mồi và sau đó cắt đi bằng enzyme để bỏ đi hay thêm vào một gen.>> Thẻ ADN cá nhân
Nhóm của Church thiết kế đoạn ARN mồi nhắm vào một gen có mặt ở tất cả 62 chuỗi PERV trong ADN của tế bào thận heo. Với một nhóm nhỏ các tế bào này, CRISPR đã loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện của gen mục tiêu, đây là kết quả tốt nhất hiện nay chỉ với một lần chạy CRISPR. Kết quả là các tế bào được chỉnh sửa cho thấy giảm hơn 1000 lần khả năng lây nhiễm PERV qua tế bào thận người trong phòng thí nghiệm. Những tế bào này thậm chí vẫn sống khỏe mạnh với ADN đã được chỉnh sửa ở 62 vị trí.
Những cơ quan của heo có thể cấy ghép cho người. Ảnh: quora
Tuy nhiên, Church cảnh báo rằng chỉnh sửa nhiều đoạn đơn lặp trên bộ gen khác với thao tác trên nhiều đoạn độc nhất cùng một lúc. Ông đặt nghi vấn rằng sở dĩ thí nghiệm này thành công bởi vì dường như nó dựa vào một hiện tượng hiếm gặp được gọi là chuyển đổi gen, khi các vùng ADN bị bất hoạt do CRISPR lại ngăn cản tế bào sửa chữa các vùng vừa bị cắt, từ đó các đoạn copy PERV bị bất hoạt vĩnh viễn. Church cho rằng phương pháp này chưa thể áp dụng rộng rãi, và không thể dễ dàng để chỉnh sửa 62 gen khác nhau.
Nhóm của Church đã thành công trong việc làm bất hoạt PERV trong tế bào của heo bình thường, và chuyển nucleic của các tế bào này sang phôi heo. Bước tiếp theo họ phải xác định các mô trong tế bào heo gây ra phản ứng đào thải ở người, sau đó loại bỏ từng cái mà không ảnh hưởng đến sự sống của heo. Church cho biết nhóm của ông đã có một danh sách và đang tích cực làm việc để loại bỏ chúng bằng CRISPR và các phương pháp khác. Họ hy vọng có được các phôi không gây phản ứng miễn dịch và không PERV để cấy vào heo mẹ vào 2016.
<Theo Science Mag>

Sunday, February 24, 2019

Bật mí ADN sẽ cho biết khi nào chúng ta chết

Jonathan Alder, nhà nghiên cứu sinh học tại Đại học Brigham Young, có một bí mật đầy bất ngờ mà ông không muốn chia sẻ rộng rãi: ông ấy biết được thời điểm mà phần lớn chúng ta sẽ chết.>> https://phantichadn.com/

Chia sẻ ADN sẽ cho biết khoảng thời gian nào chúng ta chết

Dĩ nhiên ông ấy không biết chính xác ngày hay giờ, nhưng ông ấy biết khá rõ nhờ vào công trình nghiên cứu về các đồng hồ sinh học tí hon gắn kết với những nhiễm sắc thể của chúng ta. Những đoạn kết thúc của các ADN này, được gọi là telomere, có thể dự đoán chính xác tuổi thọ: telomere càng ngắn, thì tuổi thọ càng ít. Nhưng đó không phải là thông tin duy nhất mà những đoạn ADN thú vị này có thể dự đoán. Telomere ngắn cũng cho biết nguy cơ cao về thoái hóa tủy xương, bệnh gan, bệnh về da và phổi.
Biết được điều này, Alder và các nhà khoa học khác đã làm việc liên tục với telomere trong suốt ba thập kỷ qua, cố gắng tìm ra cách để kéo dài chúng và nghiên cứu những đột biết bên trong chúng. Hiện nay, một nhóm nghiên cứu bao gồm Alder đã tìm ra mối liên kết giữa telomere và bệnh phổi. “Khi chào đời, các telomere của chúng ta dài hơn. Tuổi tác càng cao, thì chúng càng ngắn lại,” Alder cho biết, ông hiện đang là trợ lý giáo sư về lý sinh và phát triển sinh học tại Đại học Brigham Young. “Chúng tôi đã khám phá ra rằng những người mắc bệnh phổi có telomere ngắn hơn chúng ta.”
Tiến sĩ Jonathan Alder. Ảnh: BYU
Alder hiện đang nghiên cứu các đột biến gen gây ra hiện tượng telomere ngắn một cách không tự nhiên ở con người. Trong nghiên cứu gần đây Alder đồng tác giả với các đồng nghiệp tại Đại học John Hopkins, đăng trên Journal of Clinical Investigation và Chest cho thấy những đột biến này liên quan đến cả hai triệu chứng chứng xơ hóa và tràn khí phổi.>> https://phantichadn.com/dich-vu
Telomere là đầu bịt bảo vệ cho các nhiễm sắc thể của chúng ta, giống như đầu nhựa bọc ở cuối dây giày. Mỗi lần tế bào phân chia và nhân bản, đoạn ADN tại cuối telomere bị ngắn đi. Bởi vì quá trình phân chia tế bào diễn ra suốt cuộc đời nên telomere ngày càng ngắn khi chúng ta già đi.
Khi telomere hết, tế bào trở nên không hoạt động hoặc chết, từ đó dẫn đến bệnh tật. Một vài nhà khoa học đã tìm ra cách kéo dài telomere, nhưng đó cũng không phải là phép tiên: duy trì chiều dài teleomere có thể dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp khác như ung thư. “Đây rõ ràng là một tình huống nan giải,” Alder chia sẻ. “Quá ít, bạn già trước tuổi; quá nhiều, bạn có thể mắc nhiều bệnh nghiêm trọng hơn. Cần phải vừa đủ.”
Những phát hiện từ nghiên cứu về tràn khí phổi – một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ – là rất quan trọng. Nhóm nghiên cứu thấy rằng một tỷ lệ nhỏ những người tiến triển tràn khí phổi nặng có mang các đột biến tại một trong những gen chịu trách nhiệm duy trì telomere. Bởi vì đột biến tại gen telomere được biết đến như tác nhân gây xơ hóa phổi, phát hiện này đã chỉ ra mối liên hệ giữa hai căn bệnh mà trước đây được cho là không liên quan. Những đột biến này cũng có tác động lên các thế hệ sau.
McKenzie Hamilton, đồng tác giả công trình nghiên cứu. Ảnh: BYU
“Những gia đính có đột biến telomere sẽ di truyền cho các thế hệ sau, tức là thế hệ con cháu sẽ khởi đầu với các telomere ngắn. Cứ mỗi thế hệ kế tiếp, căn bệnh ngày càng xấu đi và xuất hiện sớm hơn,” Alder cho biết.
Trong khi chỉ những người với telomere rất ngắn có nguy cơ cao mắc bệnh phổi, phát hiện ra mối liên kết này đã không được ngờ tới. Nghiên cứu của Alder sẽ tập trung vào nguyên nhân tại sao nó diễn ra.
“Phần lớn người ta đều không nhận ra rằng bệnh phổi là tác nhân gây chết người phổ biến thứ ba tại Mỹ,” Mary Armanios cho hay, bà hiện là người dẫn đầu công trình nghiên cứu và là giáo sư thỉnh giảng về ung thư tại Khoa Y thuộc Đại học John Hopkins. “Nghiên cứu về telomere mang đến các lợi ích trực tiếp và to lớn cho lĩnh vực về phổi của sức khỏe cộng đồng.”
Nghiên cứu đã cho thấy người hút thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh phổi do các đột biến telomere. Hút thuốc – ngay cả chỉ trong một thời gian ngắn của cuộc đời – có thể mang lại những hiểm họa cao hơn nữa.
<Theo The Brigham Young University

Chia sẻ 10 con số thú vị về ADN

Các học giả đã nghiên cứu di truyền học hiện đại từ giữa thế kỷ 19, nhưng đến bây giờ thậm chí họ vẫn tiếp tục có những khám phá đáng ngạc nhiên về gen và di truyền. Dưới đây là một vài con số mà họ đã biết được cho đến nay.>> dịch vụ xét nghiệm ADN huyết thống

Khám phá 10 con số đặc biệt về ADN

1,8
Đó là chiều dài theo mét của ADN từ một trong các tế bào của bạn khi từng chuỗi được tháo xoắn và xếp nối đuôi nhau. Nếu làm như thế với tất cả các ADN trong cơ thể sẽ tạo thành sợi có chiều dài 107,8 tỷ km, tương đương khoảng 150.000 chuyến du hành khứ hồi đến mặt trăng.
20.000
Đây là con số xấp xỉ về số lượng gen trong hệ gen người. Gen của chúng ta cung cấp cho các tế bào thông tin về cách tạo ra protein. Các nhà khoa học đã ước tính rằng con người có thể sản xuất lên đến 100.000 phân tử protein, do đó họ đã nghĩ rằng số lượng gen người cũng nhiều như thế. Ngày nay, người ta biết rằng một số gen có chứa mã để tổng hợp nhiều loại protein.
37
Đó là số gen trong bộ gen “khác” của chúng ta được gọi là bộ gen ti thể. Ti thể là nhà máy điện của tế bào, nhiều gen trong đó tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng cho tế bào. Chúng có riêng những bộ gen chuyên biệt, được cho là đã tiến hóa từ vi khuẩn bị chôn vùi bởi các tế bào nhân thực (tế bào chứa một hạt nhân) khoảng 1,5 tỷ năm trước, trong thời kỳ tiền Cambri.
3,2 tỉ
3,2 tỉ là số cặp base – hoặc cặp “ký tự” di truyền – tạo nên bộ gen của con người. Để liệt kê hết tất cả những ký tự này, một người sẽ phải gõ 60 từ mỗi phút, 8 giờ một ngày, trong khoảng 50 năm! Tuy nhiên, con người không phải là loài có số cặp base nhiều nhất. Loài cá phổi cẩm thạch (Protopterus aethiopicus) có khoảng 133 tỷ cặp base trong hệ gen của chúng.
Cá phổi đá có 133 tỷ cặp base. Ảnh: Wikimedia Commons
0,0002
Đó là độ dài tính theo inch dọc nhân tế bào, nơi chứa ADN của bạn. Nếu bạn cắt một sợi tóc thành mười phần theo chiều dọc, mỗi lát cắt sẽ có kích thước tương đương thế. Để tiết kiệm không gian, ADN cuốn quanh một nhóm các protein gọi là histone. Kết quả là ADN sẽ được đóng gói thành sợi nhiễm sắc, nơi mà chúng được cuộn chặt chẽ hơn để tạo thành nhiễm sắc thể.>> Xét nghiệm ADN hành chính
99,6
ADN của hai người bất kì trên trái đất giống nhau đến 99,6%. Nhưng 0,4% khác nhau này đại diện cho khoảng 12 triệu cặp base, điều này giúp giải thích nhiều sự khác nhau giữa các cá thể, đặc biệt nếu những thay đổi nằm ở các gen chủ chốt. Môi trường sống của chúng ta cũng góp phần tạo nên sự khác biệt.
Bộ gen của mỗi người chỉ khác nhau 0,4%. Ảnh: Dreamstime
1/3
Đó là tỷ lệ ước tính của gen người được điều khiển bởi các microRNA. Những “micromanagers” di truyền chỉ chứa khoảng 22 đơn vị ARN gọi là nucleotide, nhưng chúng có thể ngăn chặn một gen sản xuất protein mà nó mã hóa. Các nhà khoa học đã xác định được hàng trăm microRNA ở người và mối liên hệ giữa sự đỗ vỡ ở một vài trong số của chúng với một số loại ung thư.
98
Hơn 98% bộ gen của chúng ta là ADN không mã hoá – ADN này không chứa thông tin để tạo ra các protein. Hóa ra, một số “ADN rác” này lại có nhiệm vụ khác. Cho đến nay, các nhà khoa học đã biết được rằng chúng có thể giúp tổ chức ADN trong nhân tế bào và giúp bật hoặc tắt các gen mã hóa protein.
47
Đó là số lượng nhiễm sắc thể trong nhân của một người bị hội chứng Down và một số bệnh di truyền khác. Hầu hết các tế bào của con người có 46 nhiễm sắc thể, nhưng đôi khi, một trục trặc trong quá trình phân chia tế bào sẽ cho ra kết quả là quá ít hoặc quá nhiều nhiễm sắc thể. Khi điều này xảy ra trong các tế bào trứng hoặc tinh trùng, đứa trẻ có thể có một số bất thường nhiễm sắc thể. Người bị hội chứng Down có thêm một bản sao của nhiễm sắc thể 21, một trong các nhiễm sắc thể nhỏ nhất trong hệ gen.
Có thêm một nhiễm sắc thể 21 gây ra hội chứng Down. Ảnh: Wikimedia Commons
1953
Đây là năm mà các nhà khoa học phát hiện ra cấu trúc xoắn kép của ADN. Trước đó, họ biết rằng những đặc điểm được truyền lại cho con cái theo những cách có thể dự đoán, nhưng họ không hiểu chúng di truyền như thế nào. Tất cả đã thay đổi khi James Watson và Francis Crick cho thấy ADN có hình dáng như một cầu thang xoắn và có thể được phân chia, sao chép và truyền lại cho các thế hệ tương lai. Watson và Crick nhận được giải thưởng Nobel năm 1962 cho khám phá này.
<Lê Duyên dịch>
<Theo Live Science>

Saturday, February 23, 2019

Tìm hiểu về đột biến gen là gì ? Phần 2

Thông thường, đột biến được cho là nguyên nhân gây ra các nhiều căn bệnh. Theo Genetics Home Reference Handbook, mặc dù có một số trường hợp cụ thể nhưng những đột biến gây bệnh lại không phổ biến trong quần thể. Mặt khác, đột biến có vai trò quan trọng trong suốt quá trình tiến hóa, giúp con người thích nghi với những điều kiện sinh sống tại các vùng địa lý khác nhau trên trái đất.>> xét nghiệm adn gentis

Chia sẻ về đột biến gen là gì ? Phần 2

Tác động của đột biến
Hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gẫy gây ra bởi đột biến động, xảy ra ở 1 trên 4.000 đàn ông và 1 trên 8.000 phụ nữ. Đột biến động khá nguy hiểm bởi vì mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể gia tăng khi số lượng nucleotide lặp lại gia tăng. Trong các trường hợp bị bệnh, trình tự nucleotide CGG lặp lại hơn 200 lần trên gen FMR1 (số lượng lặp lại bình thường nằm trong khoảng 5-40). Số lượng lớn CGG lặp lại dẫn đến tình trạng chậm nói và kĩ năng giao tiếp, thiểu năng trí tuệ, hay lo âu và có hành vi hoạt động thái quá. Tuy nhiên, trong các trường hợp số lượng lặp lại thấp hơn (từ 55-200 vị trí lặp) thì phần lớn có trí tuệ bình thường. Bởi vì gen FMR1 nằm trên nhiễm sắc thể X, nên đột biến này di truyền.
Một biến thể của hemoglobin ở người lớn, hemoglobin S, có thể xảy ra do đột biến sai nghĩa, gây ra bởi sự thay thế glutamic acid bằng valin. Nếu một cá thể thừa hưởng gen bất thường từ cả bố và mẹ, cá thể đó sẽ mắc bệnh tế bào hình liềm. Bệnh được lấy tên dựa trên việc các tế bào máu đỏ có hình trông như lưỡi liềm thay vì hình tròn như thông thường. Người bệnh lâm vào tình trạng thiếu máu, thường xuyên bị nhiễm trùng và đau đớn. Ước tính rằng tình trạng này diễn ra ở 1 trên 500 người Mỹ gốc Phi và khoảng 1 trên 1000-1400 người Mỹ Latinh.
Đột biến có thể xảy ra do các yếu tố môi trường. Ví dụ, theo như một bài viết năm 2001 được đăng tải trên tạp chí Biomedicine and Biotechnology, tia UV từ mặt trời, đặc biệt là sóng UV-B, chịu trách nhiệm cho việc gây ra đột biến ở một gen ức chế khối u mang tên p53. Đột biến ở gen p53 có liên quan đến ung thư da.>> xét nghiệm ADN

Đột biến gen có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tiến hóa. Ảnh: Shutterstock
Đột biến có một ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra sự thay đổi trong gen ở một quần thể. Theo như Genetics Home Resource Handbook, thay đổi di truyền được thấy trong hơn 1% của quần thể thì được gọi là tính đa hình. Sự khác biệt giữa màu mắt, màu tóc và các nhóm máu khác nhau diễn ra đều do tính đa hình.
Trên góc nhìn rộng hơn, đột biến có vai trò như một công cụ tiến hóa, hỗ trợ phát triển các đặc điểm mới, tính cách hay loài mới. “Việc tích lũy nhiều đột biến theo một hướng hay sự tham gia của gen theo một chương trình phát triển dường như chịu trách nhiệm cho sự biệt hóa (cách tạo ra loài mới)”, Boekhoff-Falk chia sẻ.
Theo thông tin từ Understanding Evolution được công bố bởi Đại học California Museum of Paleontology, chỉ có đột biến tế bào mầm đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa vì chúng di truyền cho thế hệ con cháu. Một lưu ý quan trọng là đột biến thì ngẫu nhiên và chúng không diễn ra theo nhu cầu tại một quần thể nhất định.
>> dịch vụ xét nghiệm ADN huyết thống

Thursday, February 21, 2019

Nguyên nhân ADN là vũ khí của hệ miễn dịch

Đại thực bào là thành phần chính trong hệ miễn dịch bẩm sinh của chúng ta, bảo vệ cơ thể bằng cách hủy diệt các vi khuẩn. Để làm được điều đó, chúng sử dụng 2 cơ chế. Thứ nhất là tiêu diệt ngoại vật ngay bên trong đại thực bào, thứ 2 là loại trừ chúng bên ngoài tế bào. Giới nghiên cứu đã biết rõ hai phương thức này, nhưng chỉ trên người và các động vật bậc cao khác.>> giá xét nghiệm ADN huyết thống

Lí do ADN là vũ khí của hệ miễn dịch

Các nhà vi sinh vật học từ Đại học Geneva (UNIGE), Thụy Sĩ, đã khám phá ra một loại amip cộng sinh, một dạng vi sinh vật đơn bào sống trong đất ở các khu rừng ôn đới, cũng đã sử dụng cả hai cơ chế như trên hơn một tỷ năm qua. Bởi vì loại amip này sở hữu hệ thống bảo vệ tự nhiên tương tự như ở con người, trong khi thể biến đổi về mặt di truyền học, nên các nhà nghiên cứu có thể tiến hành các thí nghiệm trên chúng để hiểu và tìm cách điều trị các căn bệnh di truyền của hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu trên được đăng tải trên tạp chí Nature Communications.
Các tế bào miễn dịch trong cơ thể chúng ta có 2 cơ chế phòng vệ. Thứ nhất, các đại thực bào sẽ tiêu diệt các vi khuẩn ngay bên trong cơ thể chúng bằng cách bao lấy ngoại vật và loại bỏ chúng bằng cách sử dụng các chất oxy hóa (ozon, hydro peroxit, chất tẩy) được tạo ra nhờ ezyme NOX2. Tuy nhiên, khi kẻ xâm nhập quá lớn để có thể nuốt, tế bào sẽ sử dụng cơ chế bảo vệ thứ 2 là giải phóng vật liệu di truyền hay còn gọi là ADN. ADN này biến đổi thành mạng lưới kết dính và gây độc gọi là “các bẫy bạch cầu trung tính ngoại bào” (“neutrophil extracellular traps” – NETS). Những mạng lưới ADN này sẽ bắt các vi khuẩn bên ngoài thế bào và hủy diệt chúng.
Thủy tổ của hệ thống miễn dịch tự nhiên
Giáo sư Thierry Soldati. Ảnh: UNIGE
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Y Baylor ở Huston (USA) cùng hợp tác với nhóm Giáo sư Thierry Soldati đến từ Bộ môn Sinh hóa học thuộc Khoa Khoa học tại UNIGE, tiến hành nghiên cứu loại amip cộng sinh Dictyostelium discoideum. Những vi sinh vật này là các sinh vật ăn vi khuẩn. Nhưng khi nguồn thức ăn trở nên hạn chế, chúng sẽ liên kết với nhau tạo thành một “động vật nhỏ” với hơn 100.000 tế bào, gọi là slug. Sau đó sẽ tạo thành dạng “cơ thể sinh dưỡng” với tập hợp phần lớn các bào tử nằm ở đầu cuống. Tập hợp các bào tử có thể sống sót trong điều kiện không có thức ăn cho đến khi gió hoặc các yếu tố khác phân tán chúng đến các khu vực mới mà chúng có thể sinh sản hoặc tìm được thức ăn.>> Giá làm thẻ ADN cá nhân
Để tạo thành dạng slug, khoảng số tế bào 20% sẽ hy sinh cơ thể để tạo nên cuống và 80% sẽ trở thành bào tử. Tuy nhiên, 1% nhỏ nhoi còn lại vẫn giữ chức năng thực bào. Theo Giáo sư Thierry Soldati giải thích: “ Phần trăm cuối cùng đó được hình thành từ những tế bào gọi là tế bào “canh gác”. Chúng hình thành nên hệ thống miễn dịch tự nhiên nguyên thủy của slug và hoạt động với vai trò tương tự như tế bào miễn dịch ở động vật. Thật vậy, chúng cũng sử dụng thực bào và mạng lưới ADN để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại đến sự tồn tại của slug. Vì thế, chúng tôi đã khám phá ra rằng những gì mà chúng ta cho là phát minh của động vật bậc cao thì thực ra lại là cơ chế hoạt động ở vi sinh vật đơn bào một tỷ năm trước đây.”
Slug tạo thành bởi các amip cộng sinh. Màu đỏ là các chất oxy từ các tế bào “canh gác”. Ảnh: UNIGE
Từ amip đến con người
Nghiên cứu này đóng vai trò cơ bản để hiểu rõ về các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch ở người. Bệnh nhân mắc bệnh u hạt mãn tính (CGD) là một ví dụ về trường hợp mất khả năng biểu hiện hoạt động của enzyme NOX2. Vì thế, bệnh nhân bị nhiễm trùng tái phát, bởi vì hệ thống miễn dịch của họ thiếu các phản ứng oxy hóa để tiêu diệt những vi khuẩn trong cơ thể của thực bào hoặc thông qua mạng lưới ADN. Bằng cách biến đổi gen của amip Dictyostelium discoideum, các nhà vi sinh vật học từ UNIGE có thể thực hiện tất cả các loại thí nghiệm về cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch tự nhiên. Do đó, vi sinh này có thể được sử dụng như mẫu khoa học để nghiên cứu về các khiếm huyết trong quá trình hoạt động của hệ thống miễn dịch, mở ra các hướng điều trị khả thi mới.

Gợi ý cơ chế hoạt động của ngoại di truyền ADN

Thông qua ngoại di truyền, những trải nghiệm sống của chúng ta có thể được để lại cho thế hệ con cháu. Nghiên cứu trên những người trải qua tổn thương tinh thần cho thấy stress có thể mang đến những di chứng đến cả những thế hệ sau. Nhưng bằng cách nào những “ký ức” di truyền này có thể được kế thừa?>> https://phantichadn.com/giam-dinh-adn-hanh-chinh

Chia sẻ cơ chế hoạt động của ngoại di truyền ADN

Công trình nghiên cứu mới của Đại học Tel Aviv xác định chính xác cơ chế “tắt” và “mở” những đặc điểm di truyền do tác động môi trường. Nghiên cứu này được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Oded Rechavi và nhóm cộng sự tại TAU’s Faculty of Life Sciences and Sagol School of Neuroscience, hé lộ những quy luật quyết định các đặc điểm ngoại di truyền nào được thừa hưởng và trong thời gian bao lâu.
“Cho đến bây giờ, người ta vẫn cho là sự suy giảm thụ động hay thoái hóa quyết định sự kế thừa của những tính trạng ngoại di truyền. Nhưng chúng tôi chứng minh có một quy trình chủ động điều tiết các tính trạng ngoại di truyền qua các thế hệ,” Tiến sĩ Rechavi chia sẻ.
Di truyền stress từ thế hệ này sang thế hệ khác
Giáo sư Oded Rechavi. Ảnh: tau.ac.il
Từ lâu, người ta đã biết cách thức di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của những di chứng do stress, chấn thương tâm lý và các ảnh hưởng môi trường khác. Các phân tử ARN nhỏ – những đoạn ARN ngắn quy định biểu hiện gen – nằm trong số những yếu tố then chốt liên quan đến việc trù tính cho những đặc điểm kế thừa này. Trước đây, Tiến sĩ Rechavi và nhóm cộng sự đã xác định được cơ chế “di truyền bằng các ARN nhỏ” khi các phân tử ARN tạo ra phản hồi theo nhu cầu riêng biệt của tế bào và cách thức chúng được điều chỉnh giữa các thế hệ.
“Vừa rồi chúng tôi đã cho thấy trùn kế thừa các ARN nhỏ sau khi thế hệ cha mẹ chúng bị đói kém và nhiễm khuẩn. Những ARN nhỏ này giúp thế hệ sau chuẩn bị cho những tình huống khó khăn tương tự,” Tiến sĩ Rechavi cho hay. “Chúng tôi cũng tìm ra cơ chế tăng cường kế thừa các ARN nhỏ giữa các thế hệ, vì thế tính trạng sẽ không bị mai một.>> Xét nghiệm ADN làm thẻ ADN cá nhân
Phần lớn các tính trạng ngoại di truyền được thừa kế ở trùn C.elegans chỉ tồn tại trong vài thế hệ, từ đó dẫn đến giả thuyết rằng hiệu quả của ngoại di truyền đơn giản là mất dần theo thời gian thông qua quá trình suy giảm hay thoái hóa.
“Nhưng giả thuyết này đã bỏ qua khả năng là quá trình đó đơn thuần không mất đi mà thay vào đó lại được điều tiết,” Tiến sĩ Rechavi chia sẻ. Trong nghiên cứu trên trùn C.elegans, ông đã theo dõi các ARN nhỏ nhắm vào GFP (green fluorescent protein – protein phát sáng huỳnh quang xanh), một gen thường được dùng trong thí nghiệm. “Bằng cách theo dõi các ARN nhỏ kế thừa thực hiện các hoạt động điểu tiết GFP, chúng tôi khám phá ra cơ chế di truyền mang tính chủ động và điều chỉnh được, từ đó có thể “tắt” hay “mở” biểu hiện gen.
Nghiên cứu mới xác định chính xác cơ chế “tắt” và “mở” những đặc điểm di truyền do tác động môi trường. Ảnh: Shutterstock
Các nhà khoa học đã phát hiện những gen chuyên biệt có liên quan đến việc tắt hay mở sự kế thừa ngoại di truyền. Những gen này được gọi là “MOTEK” (Modified Transgenerational Epigenetic Kinetics).
“Chúng tôi khám phá ra cách điều khiển thời gian tồn tại của ngoại di truyền trên trùn bằng cách “mở” hay “tắt” các ARN nhỏ có chức năng điều tiết gen. Những công tắc này được điều khiển bởi tác động phản hồi qua lại giữa ARN-nhỏ-điều-tiết-gen (có tính kế thừa) và các gen MOTEK cần có để sản xuất và truyền dẫn những ARN nhỏ này qua các thế hệ.”
“Tín hiệu phản hồi quyết định ký ức ngoại di truyền sẽ tiếp tục đến với con cháu hay không, và mỗi tính trạng ngoại di truyền sẽ tồn tại trong bao lâu,” Rachevi cho biết.
Học thuyết di truyền hoàn thiện?
Mặc dù nghiên cứu này được thực hiện trên trùn, nhóm nghiên cứu tin rằng nắm được các nguyên lý điều khiển sự kế thừa của thông tin ngoại di truyền là yếu tố then chốt để xây dựng một học thuyết di truyền hoàn thiện cho mọi sinh vật, bao gồm cả loài người.
“Hiện chúng tôi đang lên kế hoạch nghiên cứu các gen MOTEK để biết chính xác cách thức chúng ảnh hưởng đến thời gian của hiệu ứng ngoại di truyền,” Leah Houri-Zeevi cho biết, ông hiện đang là nghiên cứu sinh tại phòng lab của Tiến sĩ Rachevi. “Hơn nữa, chúng tôi sẽ xem xét liệu quá trình tương tự có tồn tại ở người hay không.”

Bật mí định nghĩa về ADN, nhiễm sắc thể và cấu trúc

Nhiễm sắc thể (NST) là một phân tử dạng hình sợi chứa thông tin di truyền cho mọi thứ từ chiều cao tới màu tóc. Chúng được tào thành từ protein và một phân tử ADN, phân tử này chứa cấu trúc di truyền của sinh vật và được truyền từ cha mẹ. Ở người, động vật và thực vật, hầu hết các NST được xếp thành từng cặp trong nhân của tế bào. Ở người có 22 cặp NST thường.>> Xét nghiệm ADN làm thẻ ADN cá nhân

Chia sẻ định nghĩa về ADN, nhiễm sắc thể & cấu trúc

Giới tính được quyết định như thế nào?
Con người có một cặp NST giới tính trong tổng số 46 NST. NST giới tính được gọi là X, Y và sự kết hợp của chúng quyết định giới tính của một cá nhân. Nữ giới có 2 NST XX và nam giới thì có 1 cặp XY. Hệ thống XY quy định giới tính được tìm thấy ở hầu hết các động vật có vú cũng như ở một vài loài bò sát và thực vật.
Một cá nhân mang NST XX hay XY được quyết định khi một tinh trùng thụ tinh cho một trứng. Không giống như các tế bào khác của cơ thể, tế bào trứng và tinh trùng – gọi là giao tử hay tế bào giới tính – chỉ chứa 1 NST. Các giao tử được tạo thành bởi quá trình phân bào giảm phân, kết quả tạo ra các tế bào sau khi phân chia với số lượng NST giảm đi một nửa so với cha mẹ, hay từ tế bào ban đầu. Ở người, điều này có nghĩa là tế bào cha mẹ có 2 NST và giao tử thì chỉ có 1.
Tất cả giao tử từ trứng của mẹ đều có nhiễm sắc thể X. Tinh trùng của cha thì một nửa chứa NST X và một nửa chứa NST Y. Tinh trùng là yếu tố quyết định giới tính của em bé. Nếu tinh trùng mang NST X, khi nó kết hợp với NST X của trứng tạo thành hợp tử là bé gái. Ngược lại, nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thì tạo thành bé trai.
Con người có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính. Ảnh: U.S. National Library of Medicine
Cấu trúc NST X và Y
Trong khi các NST ở các bộ phận khác của cơ thể mang hình dạng và kích thước giống nhau – tạo thành một cặp tương đồng – NST X và Y lại có cấu trúc khác nhau.
NST X dài hơn đáng kể so với NST Y và chứa hơn một trăm gen. Bởi vì các gen trên NST X không có bản sao trên NST Y, nên các gen trên X chiếm lợi thế. Điều này có nghĩa hầu hết các gen trên NST X, dù có là gen lặn ở nữ giới, thì chúng sẽ được biểu hiện ở nam giới. Chúng được gọi là các gen liên kết với X. Các gen chỉ được tìm thấy trên NST Y thì được gọi là gen liên kết với Y và chỉ được biểu hiện ở nam giới. Các gen nằm trên NST giới tính được gọi là gen liên kết giới tính.
Có xấp xỉ khoảng 1098 gen liên kết với X, mặc dù hầu hết trong số đó không mang đặc tính nữ giới. Thực tế là chúng liên quan đến các rối loạn như bệnh máu khó đông, bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne, hội chứng X dễ gãy và nhiều hơn nữa. Chúng là nguyên nhân cho bệnh mù màu đỏ-xanh, một rối loạn di truyền phổ biến thường được tìm thấy ở nam giới. Những gen liên kết với X không liên quan đến giới tính cũng chịu trách nhiệm trong hội chứng hói đầu ở nam giới.>> giá làm xét nghiệm adn
Những gen liên kết với X không liên quan đến giới tính cũng chịu trách nhiệm trong hội chứng hói đầu ở nam giới. Ảnh: © Drx | Dreamstime.com
Ngược lại với NST X, NST Y chỉ chứa 26 gen. 16 Gen trong số đó chịu tránh nhiệm duy trì tế bào. 9 Gen liên quan đến quá trình sản xuất tinh trùng, nếu một trong số chúng bị mất hoặc khiếm khuyết sẽ gây ra tình trạng số lượng tinh trùng thấp hoặc vô sinh. Gen cuối cùng được gọi là gen SRY, chịu trách nhiệm cho các đặc điểm giới tính ở nam. Gen SRY kích hoạt và điều khiển 1 gen khác không nằm trên NST giới tính là Sox9. Sox9 kích hoạt sự phát triển tuyến sinh dục trong tinh hoàn thay vì trong buồng trứng.
Những bất thường của NST giới tính
Những bất thường trong sự kết hợp của NST giới tính có thể gây ra một số đặc tính bất thường và hiếm khi gây chết người.
Bất thường ở nữ giới gây Hội chứng Turner hay Trisomy X. Hội chứng Turner xảy ra khi nữ giới chỉ mang duy nhất 1 NST X thay vì 2 như bình thường. Các triệu chứng bao gồm: cơ quan sinh dục tạo thành tế bào trưởng thành bình thường bị lỗi dẫn tới vô sinh, ngực nhỏ và không có kinh nguyệt, tầm vóc thấp, nặng hơn thì ngực hình màng chắn và có màng cổ.
Hội chứng Trisomy X gây ra bởi tình trạng cá nhân mang 3 NST X thay vì 2. Các triệu chứng bao gồm: tầm vóc cao lớn, chậm nói, suy buồng trứng sớm hoặc bất thường buồng trứng và cơ bắp yếu – mặc dù nhiều cô gái và phụ nữ không hề có biểu hiện.
Nam giới có thể bị ảnh hương bởi hội chứng Klinefelter. Các triệu chứng bao gồm ngực phát triển, một vài tỉ lệ bất thường như hông hớn, cao, vô sinh và tinh hoàn nhỏ.

Thích hợp genne hay khả năng miễn nhiễm bệnh vì di truyền

Công trình nghiên cứu bộ gen của gần 600.000 người khỏe mạnh cho thấy một số ít người có khả năng chống lại một số rối loạn di truyền.>> xét nghiệm gentis

Thích ứng genne hay khả năng miễn nhiễm bệnh vì di truyền

Cho đến nay phần lớn các nghiên cứu di truyền đều tập trung vào mối liên kết giữa đột biến và bệnh. Bằng cách tiếp cận mới, các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích bộ gen của các cá nhân khỏe mạnh, từ đó xác định được một vài người dường như có thể chống lại các rối loại di truyền nghiêm trọng mà lẽ ra đã tiến triển trong suốt thời thơ ấu. Trong số 589.306 bộ gen được phân tích, các nhà nghiên cứu đến từ Trường Y Icahn, tại Mount Sinai, thành phố New York và cộng sự xác định được 13 cá nhân mang những đột biến gây ra các rối loại di truyền nhưng lại không hề xuất hiện các triệu chứng liên quan đến bệnh, nghiên cứu được đăng tải trên Nature Biotechnology vào ngày 11/04/2016.
Eric Topol, Giám đốc Viện Dịch mã Khoa học Scripps, người không liên quan đến nghiên cứu, nói trên tờ The Scientist: “Đó thực sự là một nghiên cứu thú vị bởi vì những gì chúng ta xem là gây bệnh hóa ra lại không phải như vậy. Điều mới mẻ ở đây là vấn đề đã được tiếp cận một cách có hệ thống.” Đã có một số báo cáo về trường hợp những người mang đột biến gây bệnh nhưng không hề có biểu hiện của bệnh lý.
Nhà nghiên cứu Stephen Friend. Ảnh: sagebase.org
Stephen Friend – đồng tác giả nghiên cứu – Giám đốc tổ chức phi lợi nhuận Sage Bionetworks và là một nhà di truyền học Mount Sinai, nói trong một cuộc họp báo: “Nếu muốn tìm đầu mối để phòng bệnh, thay vì tìm kiếm trên những người mắc bệnh, hãy nhìn vào những người lẽ ra đã mang bệnh.”
Friend và các cộng sự phân tích dữ liệu hiện có từ 12 nghiên cứu di truyền trên toàn thế giới (bao gồm dữ liệu thu thập bởi công ty di truyền 23andMe), kiểm tra 874 gen trên 589.306 bộ gen. Với hơn 15.000 ứng cử viên ban đầu, sau quá trình sàng lọc kỹ càng, các nhà nghiên cứu xác định được 13 người trưởng thành mang đột biến gây ra 8 rối loạn di truyền nghiêm trọng ở thời thơ ấu – bao gồm cả xơ nang, hội chứng Smith Lemli-Opitz, và familial dysautonomia (một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn tại của các tế bào thần kinh) – nhưng chưa hề có dấu hiệu của bệnh.
Friend và cộng sự chọn các nghiên cứu về rối loạn thời thơ ấu bởi vì ở những người mang đột biến gây bệnh, lẽ ra các dấu hiệu của rối loạn đã tiến triển ở một giai đoạn trong thời thơ ấu, nhưng họ đã vượt qua quãng thời gian này một cách bình thường. Tuy nhiên, theo Friend, khái niệm thích ứng cũng có thể áp dụng cho các bệnh khác.
Phát hiện này cũng cung cấp thêm bằng chứng rằng một vài cá nhân mang đột biến gây bệnh có thể được hệ gen bảo vệ chống lại một số rối loạn.
“Mục tiêu của dự án là xác định các yếu tố bảo vệ (hầu hết là các biến thể di truyền) để ngăn chặn sự xuất hiện bệnh nguy hiểm ở một cá nhân có thể mắc bệnh do mang một hay nhiều biến thể gây bệnh,” theo Eric Evans viết trong một email gửi tới The Scientis, ông hiện là Giám đốc khoa học của công ty xét nghiệm di truyền Counsyl tại San Francisco, người không liên quan đến nghiên cứu.>> Giá làm thẻ ADN cá nhân
Một hướng tiếp cận mới về mối liên kết giữa đột biến và bệnh di truyền. Ảnh: NHGRI, DARRYL LEJA
Trong khi nghiên cứu này là một nỗ lực quan trọng sơ khởi, các nhà khoa không được phép liên hệ lại 13 cá nhân được xác định là có tính thích nghi do một số quy định về nghiên cứu di truyền trong quần thể. Nhóm nghiên cứu cảnh báo nếu không tiếp tục theo dõi các cá nhân này thì không thể xác nhận là ADN của họ có khớp với hồ sơ bệnh án hay không, liệu họ đã được chẩn đoán không mắc rối loạn, và không biểu hiện dạng thể khảm (dạng cá nhân với tế bào chứa hỗn hợp nhiều kiểu hình).
Bước tiếp theo là xác định cơ chế thích ứng ở một vài cá nhân, Theo như Topol: “Tại sao họ có “áo-chống-đạn?”
Hai trong số các cá nhân thích ứng với bệnh di truyền có mang phiên bản gây bệnh của gen DHCR7 liên kết với Hội chứng Smith Lemli-Opitz. Thật ngạc nhiên là cả hai người đều mang thêm những biến thể của DHCR7, và 5 trong số đó được biết là lành tính.
Tuy nhiên, số lượng bộ gen được giải trình tự rất đa dạng trong số các nghiên cứu được đưa vào phân tích này, nên Friend và các cộng sự không đủ độ bao phủ để tìm kiếm các đột biến ở những vùng khác trên bộ gen của những nhân thích ứng khác mà có thể bảo vệ họ chống lại các kiểu hình bệnh.
Nếu đột biến ở một gen thứ 2 ngăn chặn hoạt động của đột biến thứ nhất được tìm thấy, Evans lưu ý rằng: “họ có thể phát triển liệu pháp điều trị các bệnh này. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là con đường tới liệu pháp như vậy còn rất dài và chưa thực sự rõ ràng từ những gì chúng ta biết hiện nay.”

Wednesday, February 20, 2019

Mỗi người có khoảng 100 genne bị hỏng

Một phân tích mới trên 185 bộ gen người cho thấy rằng mỗi người chúng ta có khoảng 100 “gen hỏng”. Một vài gen trong số đó gây tác động có hại, nhiều gen có vẻ vô hại và một vài gen dường như có lợi.>> Giá làm thẻ ADN cá nhân

Một con người có khoảng một trăm genne bị hỏng

Tìm ra những gen bình thường trong bộ gen có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu sâu hơn về bệnh tật (và các đột biến có thể gây ra bệnh đó).
Nhà nghiên cứu Daniel MacArthur thuộc Wellcome Trust Sanger Institute tại Anh, cho biết: “Hiện nay, hàng ngàn bệnh nhân có bộ gen đang được giải trình tự như một phần của các dự án nghiên cứu trên toàn thế giới. Nghiên cứu của chúng tôi sẽ biến trình tự bộ gen trở nên dễ diễn giải hơn – ví dụ, các nhà nghiên cứu có thể xem liệu những thay đổi ADN họ tìm thấy ở bệnh nhân có phải là những gen được chứng minh là không cần thiết trong công trình của chúng tôi, nghĩa là chúng ít có khả năng gây bệnh”.
Những gen hỏng
Các nhà nghiên cứu đã quan sát 20.000 gen mã hóa protein ở người, các gen này chỉ huy quá trình sản xuất protein – những phân tử thực hiện hầu hết các công việc trong tế bào của chúng ta. Các gen mã hóa protein chiếm khoảng 1,5% bộ gen người, còn lại là các thành phần điều tiết và các chuỗi ADN khác không sử dụng.
Nhà nghiên cứu Daniel McArthur. Ảnh: macarthurlab.org
Họ đã phân tích 185 bộ gen người và tìm kiếm các gen hỏng, chính là những gen không thể tạo protein hoạt động do có đột biến (các thay đổi trên trình tự ADN của chúng). Nhóm mẫu bao gồm nhiều chủng tộc: những người tham gia đến từ Nigeria, Mỹ ( Utah), Trung Quốc và Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều phép kiểm tra để đảm bảo rằng các gen bị phá vỡ thực chất bị hỏng, chứ không phải là lỗi do quá trình giải trình tự.
Họ tìm thấy 1.285 gen hỏng, tương đương mỗi người khoảng 100 gen.
MacArthur nói rằng: “Phiên bản bất hoạt của những gen này liên quan đến nhiều tính trạng khác nhau. Phần lớn những đột biến nằm ở những gen không quan trọng. Trong trường hợp sự bất hoạt phổ biến trong quần thể, chúng có xu hướng trở thành các tính trạng lành, ví dụ như nhóm máu, hay khả năng ngửi được một số mùi.”
Một vài gen trong số đó dường như đi theo một cách riêng: ở một trong những gen này, 42% người tham gia nghiên cứu có ít nhất 1 bản sao hỏng của nó.
Tác nhân gây bệnh
26 gen bị hỏng được xác định trước đó có liên quan đến nguyên nhân gây ra một số bệnh nghiêm trọng (như xơ nang), 21 gen dường như đóng vai trò tác nhân gây bệnh (bởi vì chúng liên quan đến các protein trọng yếu của cơ thể), nhưng chúng lại không liên quan đến bệnh tật trước đó.
26 gen hư hỏng có liên quan đến những căn bệnh nghiêm trọng. Ảnh: Shutterstock
MacArthur cho hay: “Chúng tôi cũng phát hiện ra một vài trường hợp hiếm hoi khi các đột biến bất hoạt liên quan đến một số bệnh nghiêm trong như bệnh loạn dưỡng cơ. Trong tất cả trường hợp, các đột biến hiếm chỉ được phát hiện trên một bản sao của một người, trong khi chúng cần hiện diện 2 bản sao thì mới có thể gây bệnh – nên những người này không bị ảnh hưởng khi “mang” trong người những đột biến gây bệnh.”
Khoảng 20 gen đột biến bị mất chức năng ở bất kì cá nhân nào nhận được gấp đôi gen hỏng, có nghĩ là có cả hai bản sao (một từ cha và một từ mẹ của họ). Trong một thiết lập tổng thể, 253 cặp gen hỏng – khoảng 1% – dường như không ảnh hưởng đến sức khỏe của một cá nhân. Bằng cách phân tích đặc tính những gen này và xác định là lành tính, sẽ hữu ích khi phân tích những bộ gen khác khi loại ngay chúng ra khỏi danh sách những tác nhân tiềm tàng gây bệnh.
<Thu Hà dịch>

Tuesday, February 19, 2019

Sáu sai lầm lớn nhất về thực hiện xét nghiệm ADN

1. Mẫu máu cho kết quả chính xác nhất?
phải sẽ cho kết quả chính xác nhất không? Thực tế, loại mẫu không ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm ADN vì bộ gen của một cá nhân là giống nhau trong tất cả các tế bào (bao gồm niêm mạc miệng, máu, chân tóc, móng tay, chân, cuống rốn, tinh trùng,…).
Nói cách khác, dù loại mẫu là gì, kết quả phân tích ADN vẫn cho kết quả chính xác 100%.
➡️ Vì thế, khi thử ADN tại Trung tâm xét nghiệm ADN GENTIS, mẫu nào cũng cho kết quả chính xác 100%.>> trung tam xet nghiem adn

Sáu sai lầm lớn nhất về làm xét nghiệm ADN

2. Mẫu tóc cắt ngang dùng để thử ADN cha con?
Do tính chất bí mật, nhiều khách hàng chọn cách thu mẫu tóc. Tuy nhiên, trước khi thu mẫu, khách hàng chưa được tư vấn nên đã cắt tóc của người cho mẫu (cha hoặc con) thay vì phải nhổ tóc có chân.
Trong khi đó, chân tóc chính là phần sống của tóc và có chứa tế bào. Do đó, nếu tóc cắt ngang, không có chân tóc thì không thể dùng để kiểm tra ADN cha con.
Hãy: luôn dùng tóc có chân để thử ADN cha con
3. Mẫu cuống rốn sấy bằng bóng đèn để lưu trữ phòng khi phải xét nghiệm ADN?
Mẫu cuống rốn tươi thường có mùi nếu không được vệ sinh đúng cách. Để giảm mùi này, cha mẹ thường sấy bằng bóng đèn để làm khô mẫu, tránh việc mẫu còn ẩm ướt và có mùi. Tuy nhiên, nhiệt độ cao của bóng đèn đỏ có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu và có thể không dùng để xét nghiệm ADN được.
Hãy: phơi khô dưới nắng nhẹ hoặc hong bằng quạt. Nếu sấy bằng máy sấy, hãy đảm bảo máy sấy được điều chỉnh ở chế độ sấy bằng gió.

4. Có thể xác định huyết thống bằng nhóm máu ABO?
Khi công nghệ phân tích ADN chưa ra đời thì các giám định viên đã dựa vào hệ thống phân loại nhóm máu ABO để xác định mối quan hệ huyết thống. Mỗi nhóm máu thuộc hệ thống phân loại ABO đều được quy định bởi các gen đặc trưng mang tính trội (gen trội) hoặc tính lặn (gen lặn). Sự kết hợp giữa các gen lặn và gen trội sẽ quy định nhóm máu đặc trưng của mỗi người. Người nhóm máu A có thể mang kiểu gen AA hoặc AO, người nhóm máu B mang kiểu gen BB hoặc BO, người nhóm máu AB mang kiểu gen AB, người có nhóm máu O mang kiểu gen OO. 
Do đó, sự kết hợp giữa người bố mang nhóm A, mẹ mang nhóm máu B có thể sinh ra con mang nhóm máu AB.
Chính vì có sự tương đối trong kết hợp tạo nhóm máu nê nếu chỉ dựa vào nhóm máu để xác định huyết thống thì MỨC ĐỘ CHÍNH XÁC RẤT THẤP và việc này không được thừa nhận về mặt pháp lý. Chỉ có xét nghiệm ADN mới giúp xác định huyết thống một cách chính xác và có độ tin cậy cao nhất.
5. Xét nghiệm ADN để xác định có bị gay, les hay không?
Cơ chế biểu hiện giới tính phức tạp và phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau: di truyền, hormon, môi trường sống, văn hóa… Trong khi xét nghiệm ADN chỉ cho biết chính xác cặp nhiễm sắc thể là gì. Nói cách khác, phân tích ADN sẽ cho biết giới tính sinh học của cá nhân nào đó là gì, có bất thường về nhiễm sắc thể giới tính hay không. Xét nghiệm ADN không thể khẳng định ca nhân nào đó có là gay (đồng tính nam) hay les (đồng tính nữ) hay là người lưỡng giới, người vô tính.
Hãy: xét nghiệm ADN khi muốn biết nhiễm sắc thể giới tính của mình (con mình) có bất thường gì không. Các vấn đề khác liên quan đến biểu hiện giới tính, phụ huynh cần cho con đến các bệnh viện có chuyên khoa phù hợp để được chẩn đoán cụ thể.
6. Giá xét nghiệm ADN tại Việt Nam rất cao?
Thực tế giá xét nghiệm ADN ở giai đoạn những năm 2000-2005 tương đối cao và có mức giá từ 8-10 Triệu cho 1 ca xét nghiệm ADN. 
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới và những kỹ thuật mới trong giám định ADN, chi phí cho 1 ca xét nghiệm ADN hiện nay đã được Trung tâm xét nghiệm ADN Gentis ưu đãi chỉ còn 2,500,000đ --> chính sách giá này đang áp dụng cho cả trường hợp chỉ cần thử ADN để biết kết quả mối quan hệ huyết thống và cả mục đích pháp lý như là làm giấy khai sinh, giám định ADN theo yêu cầu của tòa án

Khám phá vụ án áp dụng ADN thực vật trong quá trình tìm sự thật

Chỉ với bằng chứng nhỏ tới mức không thể tin được, các nhà điều tra vẫn có thể tìm ra kẻ thủ ác sau hàng loạt dấu vết hết sức mong manh. Đây được đánh giá là vụ án mạng đặc biệt nhất nước Mỹ, khi lần đầu tiên sử dụng ADN thực vật trong quá trình phá án.>> giá xét nghiệm ADN huyết thống

Khám phá vụ án áp dụng ADN thực vật trong quá trình tìm sự thật

Trong những năm tháng công tác tại lực lượng cảnh sát bang Arizona, điều tra viên Paul Gruber đã gặp rất nhiều vụ trọng án. Hầu hết các vụ án đều không dễ dàng. Tuy nhiên, có một vụ mà Paul Gruber vẫn còn nhớ mãi. Đây là một trong những thử thách đòi hỏi trí thông minh, sự kiên trì của anh và các đồng nghiệp nhiều nhất. Nếu không, chẳng biết kết quả sẽ đi đến đâu. Chứng cứ để có thể khép tội được thủ phạm rất mong manh. Đó là vụ án giết người ném xác ở hạt Phoenix từng gây rúng động dư luận vào năm 1992.
Xác nạn nhân được tìm thấy tại hiện trường (trái) và chân dung hung thủ.
Vụ giết người bí ẩn
Gần khuya ngày 3/5/1992, chuông điện thoại của phòng cảnh sát điều tra bang Arizona đổ liên hồi. Đó là tin báo về một vụ nghi giết người ở một khu vực hẻo lánh thuộc hạt Phoenix. Paul Gruber cùng các đồng nghiệp lập tức lên đường.>> Bảng giá làm thẻ ADN cá nhân
Tại đây, giữa lùm cây dại um tùm, cảnh sát tìm thấy thi thể một người phụ nữ. Thi thể trong tư thế nằm úp, áo bị vén lên đến ngực, cơ thể bầm tím, xây xước. Nạn nhân sau đó được xác định là Denise Johnson. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, Denise tử vong do ngạt thở.
Tuy nhiên, các dấu vết tại hiện trường gần như không có gì bất thường. Có khả năng nạn nhân bị giết tại một địa điểm khác rồi bị ném xác ở đây.
Mở rộng tìm kiếm, họ phát hiện một chiếc máy nhắn tin thuộc về người đàn ông có tên Mark Bogan cách hiện trường không xa. Người đàn ông thừa nhận rằng đã cho Denise đi nhờ một đoạn. Hai người có quan hệ tình dục trong chiếc xe bán tải của hắn ta. Sau đó, Mark đưa Denise tới điểm cô muốn xuống. Sau khi chia tay nhau, Mark Bogan mới phát hiện chiếc máy nhắn tin cũng không cánh mà bay.
Nhiều nhân chứng khẳng định đã thấy chiếc xe bán tải giống loại xe của Mark quanh khu vực hiện trường trong khoảng thời gian Denise bị giết. Nhưng Mark một mực phủ nhận các cáo buộc. Hắn khăng khăng mình chưa từng xuất hiện ở gần hiện trường vụ án.
Khi thực vật vạch mặt kẻ thủ ác
Cơ quan điều tra không có đủ dữ liệu để phá án. Dù bằng linh cảm nghề nghiệp, họ tin rằng Mark Bogan có liên quan đến cái chết của nạn nhân. Thế nhưng lại không tìm ra bằng chứng buộc tội khiến cuộc điều tra rơi vào bế tắc.
Tuy nhiên, nhất định không bỏ cuộc, lực lượng cảnh sát Arizona đã tỏa đi. Họ cẩn trọng xem xét từng gốc cây, ngọn lá, để tìm kiếm những dấu vết bất thường liên quan đến vụ án trên cả một khoảng đất rộng. Công việc tưởng chừng mong manh ấy đã hé lộ điều bất ngờ. Đó là những vết xước nhỏ trên thân cây Palo Verde gần đó.
Cảnh sát quyết không từ bỏ bất kì dấu vết nào. Với niềm hy vọng yếu ớt, cảnh sát đành nhờ tới sự giúp đỡ của một nhà thực vật học. Qua phân tích, vị chuyên gia này cho rằng vết xước này có thể do một chiếc ô tô gây ra.
Ngay lập tức, cảnh sát tiến hành khám xét chiếc xe bán tải của nghi phạm. Họ phát hiện 2 vỏ hạt Palo Verde nhỏ trên thùng xe. Vì đây là loại cây rất phổ biến trong vùng nên chứng cứ này vừa mơ hồ, vừa vô căn cứ.
Tuy nhiên, nhà thực vật học đã tiến hành kiểm tra và đối chiếu ADN giữa cái cây bị xước ở hiện trường vụ án và 2 vỏ hạt tìm thấy trên xe Mark Bogan. Kết quả thật bất ngờ. Chúng trùng khớp với nhau, chứng tỏ Mark Bogan đã có mặt tại hiện trường phát hiện xác chết.
Trước chứng cứ không ngờ, Mark Bogan tái mặt đi. Sau một hồi trấn tĩnh, hắn run run nhận tội rồi khai nhận rành mạch về hành vi phạm tội của mình. Theo đó, sau khi quan hệ tình dục, giữa hai người xảy ra cãi vã do bất đồng về khoản tiền mà Denise nhận được khi “phục vụ” Mark. Trong cơn giận dữ, nghi phạm đã rat ay bóp cổ nạn nhân đến chết rồi chở xác cô đến khu vực hẻo lánh phi tang.
Nhờ chứng cứ bất ngờ đó, Mark đã bị cáo buộc tội giết người cấp độ 1, phải chịu án tù chung thân và không được ân xá.