Sự việc hi hữu khi Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) trao nhầm con 6 năm trước đã khiến hai gia đình rơi vào tình cảnh trớ trêu. ≫> xet nghiem adn o tphcm
Trao nhầm con ở bệnh viện 1 gia đình chưa trả con
Liên quan tới việc anh Phùng Giang Sơn (sinh năm 1990, trú tại Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội) tố Bệnh viện Đa khoa Ba Vì (Hà Nội) trao nhầm con cho gia đình sau khi sinh, đại diện bệnh viện này đã lên tiếng xác nhận.
Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội), cho biết: “Chúng tôi xác định có sự nhầm lẫn do sơ suất trong quá trình trao trẻ sơ sinh cho gia đình sản phụ. Tuy nhiên, đây là nhầm lẫn vô ý không phải cố ý”.
Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội), xác nhận sự việc trao nhầm trẻ sơ sinh 6 năm trước. Ảnh: H.P.
Sau khi xác định sự việc, bệnh viện đã tiến hành họp và xác định trách nhiệm thuộc về hai nữ hộ sinh trong ca trực ngày 1/11/2012.
Hiện tại, hai nữ hộ sinh này đã bị tạm dừng công tác chuyên môn là đỡ đẻ và tắm cho trẻ sơ sinh, đồng thời điều chuyển sang làm các công việc hành chính. Khi có kết luận của cơ quan chức năng, ban lãnh đạo bệnh viện sẽ xử lý theo quy định.
“Ngoài việc tạm dừng công việc của hai nữ hộ sinh trên, bệnh viện sẵn sàng phối hợp cùng hai gia đình và chịu toàn bộ chi phí xét nghiệm. Trước mắt, bệnh viện đã gửi anh Phùng Giang Sơn 47 triệu đồng chi phí xét nghiệm ADN xác định con của hai gia đình”, ông Vinh cho biết thêm.
Hai bé trai bị trao nhầm sinh cách nhau 20 phút
Trước đó, ngày 23/3, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì đã tiếp nhận thông tin từ anh Phùng Giang Sơn về việc nghi ngờ bệnh viện trao nhầm con cách đây 6 năm.
Ngay sau đó, phía bệnh viện đã tiến hành rà soát hồ sơ bệnh án và xác định vào thời điểm này có hai sản phụ sinh gần nhau. Đó là chị Phùng Thị Thu Hiền (sinh năm 1989, Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội) sinh con trai vào lúc 7h10 ngày 1/11/2012, chị Vũ Thị Hương (SN 1983, Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội) sinh con trai vào 6h50 cùng ngày.
Theo hồ sơ còn lưu trữ, hai bé chào đời cách nhau 20 phút, trong 6 ca sinh ngày 1/11/2012, chỉ có hai ca sinh buổi sáng là hai bé trai này. Một bé nặng 3,1 kg, một bé 3,8 kg.
Hai nữ hộ sinh phụ trách đỡ đẻ là Nguyễn Thị Thanh Mai và Nguyễn Thị Đức. Nhiều năm trôi qua, họ không thể nhớ sự nhầm lẫn ấy xuất phát từ đâu khi thời điểm đó chưa có quy định nhận diện sản phụ và trẻ sơ sinh bằng mã số đeo tay như bây giờ.
Y sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai cho hay: “Tôi không thể nhớ cụ thể thời điểm đó xảy ra như thế nào vì quá trình xảy ra quá lâu rồi. Chúng tôi không bao giờ nghĩ lại có tình huống đó xảy ra”.
“Chúng tôi không bao giờ nghĩ có sự nhầm lẫn như thế nên không để lại dấu ấn gì. Do tra hồ sơ bệnh án là tên của tôi nên tôi chịu trách nhiệm”, nữ hộ sinh Nguyễn Thị Đức nói thêm.
Sau khi rà soát hồ sơ, phía bệnh viện khẳng định có sự nhầm lẫn. Đây được xem là sai sót hi hữu, nghiêm trọng nhất từng xảy ra tại bệnh viện trong hàng chục năm qua.
BSCKII Đỗ Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì, cho hay: “Hai cháu được trao trả cùng một lúc. Lúc đó, hai bà nhận cháu và cùng cao tuổi cho nên có sự nhầm lẫn từ thời điểm đó. Các cô hộ sinh không có ý đồ gì khác. Hai cháu đều là cháu trai nên hai bên đã có sự nhầm lẫn”.
Ngày 14/4, Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì đã làm việc với gia đình anh Phùng Giang Sơn cùng chị Vũ Thị Hương. Tại buổi làm việc, các bên đã thống nhất hai gia đình cùng hai cháu đi xét nghiệm ADN tại Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) để xác định chính xác. ≫> kiểm tra adn ở hà nội
Kết quả xét nghiệm gây sốc cho hai bên gia đình. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Ngày 11/5, Viện khoa học hình sự (Bộ Công an) gửi công văn tới anh Phùng Giang Sơn xác định bé Phùng Thanh H. (Con trai anh Phùng Giang Sơn và chị Phùng Thị Thu Hiền đang nuôi) không phải là con của cả hai vợ chồng mà có huyết thống với chị Vũ Thị Hương (Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội). Trong khi đó, bé Đoàn Nhật M. (Chị Hương đang nuôi) cùng huyết thống với anh Phùng Giang Sơn, chị Phùng Thị Thu Hiền.
“Chúng tôi đang cùng hai gia đình phối hợp để đưa các cháu về đúng với bố mẹ ruột của các cháu. Đồng thời, bệnh viện đồng ý bù đắp tổn thất về tinh thần cho hai bên gia đình trong khuôn khổ quy định của pháp luật”, ông Vinh nhấn mạnh.
Nghi ngờ trao nhầm con vì không giống bố mẹ
Sau 6 năm nuôi dưỡng đứa con bị trao nhầm, anh Phùng Thanh Sơn chia sẻ: “Gia đình tôi vẫn nuôi dưỡng cháu Phùng Thanh H. Đến nay vì tôi tin lời khẳng định của bệnh viện và không biết việc giao nhầm con. Tuy nhiên, khi con chúng tôi càng lớn càng có nhiều điểm, nét không giống với vợ chồng tôi cùng với sự nghi ngờ ban đầu. Khi có kết quả xét nghiệm AND, chúng tôi rất sốc trước sự thật này”.
Anh Vũ Văn Phương (sinh năm 1980, anh trai chị Hương) cũng cho biết bé Đoàn Nhật M. Là con đầu lòng của chị Hương. Khi đứa con thứ 2 của Hương chào đời, càng lớn càng có những nét giống bố và mẹ trong khi bé M. Không hề giống, người chồng của chị nảy sinh nghi ngờ về sự đoan chính của vợ.
Từ đó, hai vợ chồng bắt đầu xảy ra mâu thuẫn. “Do không thể chịu đựng được sự sỉ nhục và những trận đòn từ chồng, Hương đã đưa đơn ra tòa xin ly hôn và được tòa chấp nhận vào năm 2015”, anh Phương chia sẻ.
Khi nhận được thông tin bị bệnh viện trao nhầm con cách đây 6 năm về trước, chị Hương sốc và luôn hi vọng đó không phải là sự thật bởi đã dành rất nhiều tình cảm cho bé M.
Chị Vũ Thị Hươngvà bé Đoàn Nhật M. Ảnh: P.N
Theo anh Phương, kể từ khi biết việc trao nhầm con, hai bên gia đình đã ngồi lại với nhau để nói chuyện và cho các cháu qua lại làm quen, nhưng còn một số khúc mắc chưa được giải quyết nên vẫn chưa thể trao – nhận con giữa 2 gia đình.
Sau khi có công văn của Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an), Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì đã chủ động liên hệ với hai gia đình bàn bạc, tìm hướng giải quyết.
Gia đình anh Sơn và gia đình chị Hương đã nhiều lần gặp gỡ nhưng chưa tìm được tiếng nói chung. Hiện tại, anh Sơn đã có đơn gửi Tòa án Nhân dân huyện Ba Vì đề nghị giúp đỡ trong sự việc này.
Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì cho hay: “Hiện còn vướng mắc gia đình chị Hương, bởi chị gần như không hợp tác trong việc trao trả con cho vợ chồng anh Sơn và có những điều kiện gần như chúng tôi không chấp nhận được”.
Liên quan đến sự việc, sáng 12/7, trao đổi với Zing.vn , bà Trần Thị Nhị Hà, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho hay cơ quan này đã chỉ đạo Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì làm rõ sự việc. Tuy nhiên, hiện tại hai gia đình còn một số vướng mắc nên đang được giải quyết.
Quy trình từ khi em bé chào đời đến lúc về bên mẹ
Tại các bệnh viện lớn, số lượng ca đẻ nhiều, các bác sĩ phải thực hiện quy trình nghiêm ngặt từ khi mẹ nhập viện đến khi con trở về bên mẹ an toàn, tránh nhầm lẫn.
Thông thường, sau khi có dấu hiệu chuyển dạ, thai phụ sẽ đến viện làm thủ tục tại phòng khám. Nhân viên bệnh viện sẽ nhập tất cả thông tin của sản phụ vào máy tính, mỗi người sẽ có một mã số, bệnh án khác nhau.
Từ phòng khám, sản phụ được chuyển đến phòng đẻ. Trong trường hợp mổ bắt con, sản phụ sẽ được gây tê tủy sống nên hoàn toàn tỉnh táo. Trước khi tiến hành ca mổ, hộ sinh sẽ rút bộ số gồm hai dây số giống hệt nhau, đưa cho mẹ xác nhận.
Để tránh nhầm lẫn, các bệnh viện đều phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt khi chào đón một em bé ra đời. Ảnh: Việt Hùng
Sau khi em bé ra đời, mẹ con sẽ thực hiện kỹ thuật da kề da. Hộ sinh sẽ đưa con để mẹ nhận diện giới tính, hình hài. Hai dây số giống hệt nhau đồng thời được các hộ sinh đeo vào mẹ và bé.
Đối với trường hợp sinh thường, bé khỏe, ngay sau khi sinh, bé sẽ được giao trực tiếp cho mẹ, nằm ngay cạnh mẹ trên giường sinh. Mọi việc vệ sinh, mặc đồ, quấn khăn cho bé được hộ sinh thực hiện ngay tại chỗ, bên cạnh mẹ. Mẹ và bé sau đó được đưa về phòng sau đẻ. Khoảng 24h mẹ và con sẽ được xuất viện.
Đối với trường hợp sinh mổ, trong khi chờ các bác sĩ khâu vết mổ cho mẹ, bé tạm thời được chuyển về phòng đẻ, nằm trên giường ấm. Dù vậy, mã số đeo ở tay trẻ không được phép tháo rời và thay đổi. Sau khi công đoạn này hoàn thành, mẹ sẽ cùng con chuyển lên phòng hậu phẫu.
Trong quá trình nằm viện, bé sẽ được tắm hàng ngày. Tuy nhiên, hộ sinh phải luôn đảm bảo mã số đeo ở tay (chân) trẻ không bị tháo rời suốt quá trình vệ sinh.
Thạc sĩ, bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trước kia tại các bệnh viện, nhà hộ sinh ở tỉnh lẻ, do số lượng sản phụ ít, nên sau khi sinh trẻ được trao cho mẹ hoặc người nhà mà không cần đánh số. Còn các bệnh viện tuyến trung ương, người ta đánh số bằng mực, nitrat bạc lên tay hoặc chân trẻ
Nhưng vì kỹ thuật còn thô sơ, chưa có điện, mực rất nhòe nên chỉ bởi một số bất cẩn nhỏ rất có thể xảy ra nhầm lẫn trong quá trình trao bé cho người mẹ.
Nguồn: sưu tầm
No comments:
Post a Comment